Giải đáp: Vay tiền trả góp không trả có sao không?
Vay tiền trả góp không trả có sao không? Người vay tiền trả góp không trả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Bạn đã hiểu rõ về những vấn đề này chưa?
Vay tiền trả góp không trả có sao không thường được khách hàng nghĩ đến khi gặp khó khăn về tài chính và muốn “bùng tiền”. Vấn đề này được pháp luật điều chỉnh như thế nào? Người vay cố tình không trả nợ thì có bị truy tố hình sự không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Giải đáp thắc mắc vay tiền trả góp không trả có sao không?
Vay trả góp là một trong các sản phẩm vay tiêu dùng tín chấp rất phổ biến hiện nay. Khách hàng có thể tham gia vay dễ dàng, được duyệt ngay trong ngày mà không cần phải đáp ứng nhiều điều kiện phức tạp.
Số tiền gốc và tiền lãi cùng phí vay (nếu có) sẽ được chia đều cho số lần trả góp. Điều này giúp khách hàng đảm bảo được khả năng thanh toán đúng hạn mà không gặp nhiều áp lực. Vậy với thắc mắc vay tiền trả góp không trả có sao không?
Đáp án trong tình huống này là “CÓ”. Khách hàng có khoản dư nợ vay trả góp nhưng không trả sẽ phải đối mặt với 5 vấn đề lớn sau đây:
1.1. Thứ nhất là phải chịu tiền lãi cao cho số ngày trả chậm
Vay trả góp chính là hình thức vay vốn tiêu dùng giữa người vay và công ty tài chính. Hợp đồng khoản vay thể hiện rõ quyền lợi cũng như trách nhiệm của khách hàng với bên cho vay. Trong đó có điều khoản vay việc xử lý nợ vay, mức phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại,...
Điều này cũng được quy định chi tiết tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 43/2016/TT-NHNN. Do đó, nếu đến hạn trả góp theo thỏa thuận mà bạn không thực hiện nghĩa vụ của mình thì sẽ phải trả phí phạt và lãi suất cao cho công ty tài chính mà mình đang vay nợ.
1.2. Thứ 2 là bị phạt và bồi thường thiệt hại hợp đồng
Nếu trong hợp đồng vay trả góp có điều khoản thỏa thuận về việc phạt vi phạm và bồi thường thì người vay trả nợ góp quá hạn sẽ phải chịu phạt và bồi thường theo thỏa thuận. Nội dung này cũng đã được quy định rõ tại Điều 25 Thông tư 29/2016/TT-NHNN đang còn hiệu lực. Do đó nếu khách hàng cố tình không trả nợ khoản vay trả góp thì bên cho vay có quyền gửi hồ sơ kiện để đòi bồi thường.
1.3. Thứ 3 là bị liệt vào nợ xấu tín dụng
Khách hàng nợ trả góp quá hạn thanh toán, trả chậm hoặc cố tình không trả kéo dài trên 90 ngày sẽ bị liệt vào danh sách nợ xấu tín dụng. Thông tin này sẽ được lưu trữ trong vòng 05 năm tại Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) tính từ thời điểm khách hàng trả hết dư nợ.
Trong trường hợp này các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác đều sẽ từ chối hỗ trợ khoản vay khác của bạn. Bên cạnh đó, các nhu cầu tài chính khác như mua trả góp, làm thẻ tín dụng,... đều sẽ không được duyệt.
1.4. Thứ 4 là bị nhắc nợ, thúc ép trả nợ
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 1 Thông tư 18/2019/TT-NHNN, bên cho vay có quyền nhắc nợ khách hàng tối đa 05 lần/ngày trong khung giờ từ 07 - 21 giờ. Tuy nhiên trên thị thực tế, khách hàng sẽ phải đối mặt với sức ép rất lớn về mặt tinh thần, thậm chí bị bêu rếu đòi nợ trên các trang mạng xã hội.
1.5. Thứ 5 là phải chịu trách nhiệm pháp lý
Công ty tài chính có quyền kiện người vay tiền trả góp nhưng không trả. Tùy vào tình tiết, mức độ vi phạm hợp đồng mà khách hàng có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù theo quy định tại Điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144 năm 2021.
2. Vay tiền trả góp không trả sẽ bị xử lý hình sự như thế nào?
Khi vay tiền trả góp khách hàng sẽ được tư vấn kỹ về khoản vay và mọi điều khoản về quyền lợi, nghĩa vụ của các bên cũng sẽ được thể hiện rõ trong hợp đồng. Nếu khách hàng không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình hay cố tình bùng nợ đều sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ.
Trong trường hợp người vay cố tình không trả tiền thì bên cho vay có quyền khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu khách hàng phải trả tiền. Nếu khách hàng cố tình không trả nợ trả góp mà có dấu hiệu lừa đảo sẽ bị áp dụng biện pháp xử lý hình sự như sau:
-
Số tiền nợ trả góp từ 02 triệu đồng trở lên sẽ bị áp dụng hình phạt không giam giữ 03 năm đến phạt tù chung thân tùy theo mức độ, tính chất của hành vi vi phạm (Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015).
-
Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm làm những công việc nhất định, cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 - 05 năm hoặc bị tịch thu một phần hoặc tịch thu toàn bộ tài sản.
3. Những thắc mắc liên quan đến việc trả góp tín dụng
Liên quan đến vấn đề vay tiền trả góp không trả có sao không, chúng tôi xin chia sẻ thêm về một số câu hỏi thường gặp như sau:
3.1. Trễ hạn trả góp bao lâu thì bị nợ xấu tín dụng?
Nợ xấu là thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực tài chính tín dụng được dùng để gọi khoản vay nợ khó đòi của khách hàng. Khi người vay trễ hạn trả góp trên 90 trở lên sẽ bị liệt vào danh sách nợ xấu tín dụng.
Khách hàng có lịch sử nợ xấu sẽ bị lưu trữ toàn bộ thông tin tín dụng trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC). Khi đó tất cả các nhu cầu tài chính khác như vay tiền, mua trả góp, làm thẻ tín dụng,... đều sẽ bị ngân hàng hoặc tổ chức tài chính từ chối hỗ trợ.
3.2. Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện?
Theo quy định tại Điều 429 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015 thì bên cho vay có quyền khởi kiện trong thời hạn 03 năm kể từ ngày khách hàng quá hạn trả nợ.
Tuy nhiên, trên thực tế các ngân hàng và tổ chức tài chính đều chuyển hồ sơ vay cho bộ phận xử lý, thu hồi nợ để giải quyết theo quy định nội bộ chứ không khởi kiện ngay.
Nếu bên vay có tinh thần hợp tác, xin khất nợ và có thiện chí trả nợ thì sẽ được bên cho vay kéo giãn nợ trong khoảng thời gian nhất định. Trường hợp bên vay nợ không có thiện chí hợp tác, cố tình trốn tránh trách nhiệm và số tiền nợ quá lớn thì sẽ bị khởi kiện ngay.
3.3. Vay tiền online không trả có sao không?
Tương tự như câu hỏi vay tiền trả góp không trả có sao không thì vay tiền online không trả cũng sẽ bị xử lý về dân sự hoặc hình sự tùy theo mức độ hành vi. Quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự cho biết, vay tiền online là hình thức vay được pháp luật quy định. Khi tham gia khoản vay, bắt buộc khách hàng phải trả đủ số tiền đã vay. Nếu cố tình không trả nợ sẽ được xem là hành vi vi phạm pháp luật.
Người cố tình bùng nợ không chỉ bị xử phạt hành chính mà còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Mức phạt tù cao nhất trong trường hợp này là tù chung thân. Nếu hành vi vi phạm được khép vào tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì mức phạt tù cao nhất sẽ là 20 năm.
4. Kinh nghiệm vay trả góp an toàn, không lo áp lực trả nợ
Vay tiền trả góp là sản phẩm tài chính linh hoạt, phù hợp với nhu cầu thực tế của đông đảo khách hàng. Tuy nhiên nếu không trả nợ được khoản vay thì các bạn không chỉ bị phạt tiền mà còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ hành vi.
Do đó, để nhu cầu tài chính được hỗ trợ kịp thời từ sản phẩm vay trả góp mà không quá áp lực trong việc trả nợ thì các bạn nên quan tâm đến một số vấn đề sau:
-
Chỉ vay trả góp đúng với số tiền thực tế mà bạn đang cần để phục vụ nhu cầu cá nhân.
-
Tham khảo các sản phẩm vay trả góp và ưu tiên lựa chọn gói vay có mức lãi suất ưu đãi nhất.
-
Nên chọn thời hạn trả góp càng ít càng tốt để giảm bớt tiền lãi và khoản vay nhanh được thanh lý.
-
Nên tận dụng tối đa cơ hội vay vốn không mất lãi suất như vay bạn bè, người thân,... để trả khoản nợ lãi trước.
-
Nếu gần đến kỳ trả góp mà chưa có khả năng thanh toán thì các bạn nên chủ động liên hệ đến công ty tài chính xin gia hạn khoản vay. Tuyệt đối tránh việc trả chậm, để khoản vay quá hạn hay cố tình bùng nợ để tránh bị khởi kiện và truy cứu trách nhiệm hình sự.
-
Cân nhắc vay thêm khoản vay mới có lãi suất thấp và vay với hạn mức thấp hơn để thanh lý hợp đồng vay trước đó.
>>> Bạn cần vay tiền gấp trong 2 giờ? Đăng ký vay ngay tại đây:
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân
5. Vay trả góp linh hoạt lãi suất ưu đãi tại TIMA
Hiện tại, Công ty Cổ phần Tập đoàn TIMA đang cung cấp đến khách hàng toàn quốc sản phẩm vay trả góp linh hoạt trong 24 tháng. Nếu đang cần tiền mặt để phục vụ các nhu cầu cá nhân, đầu tư, sản xuất mở rộng kinh doanh trong thời gian ngắn bạn có thể tham khảo khoản vay này.
Khoản vay trả góp tại TIMA có nhiều ưu điểm nổi bật như:
-
Điều kiện vay đơn giản phục vụ khách hàng từ 20 - 60 tuổi có đầy đủ giấy tờ tùy thân.
-
Không yêu cầu khách hàng có tài sản thế chấp và có thể đăng ký vay trực tuyến 100% không cần gặp mặt.
-
Hạn mức vay từ 3 triệu đến 2 tỷ đồng qua giấy đăng ký xe máy hoặc đăng ký xe ô tô.
-
Lãi suất vay chỉ 1,6%/ tháng tính theo số dư nợ gốc giảm dần qua các kỳ trả góp.
-
Hỗ trợ khách hàng có lịch sử nợ xấu với số tiền phù hợp khi đáp ứng được các yêu cầu của TIMA.
-
Thời hạn trả góp linh hoạt 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 24 tháng giúp khách hàng dễ dàng thanh khoản khoản vay.
-
Không thẩm định nơi ở cũng như nơi làm việc. Duyệt vay ngay trong ngày với tỷ lệ đậu lên đến 98%.
-
Khoản vay được giải ngân ngay trong ngày chỉ sau 02 giờ hồ sơ được duyệt.
Vay tiền trả góp không trả có sao không và những kinh nghiệm giúp vay vốn an toàn, hiệu quả đã được chia sẻ. Nếu bạn đang cần tiền mặt mà không có tài sản bảo đảm hãy đến với TIMA để được tư vấn và hỗ trợ sản phẩm vay phù hợp nhất.
>>> Xem thêm: Giải đáp: vay tiền không trả có bị đi tù không theo quy định mới
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân