Giải đáp: vay tiền không trả có bị đi tù không theo quy định mới

Vay tiền không trả có bị đi tù không là chủ đề nóng được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt là khi nợ xấu gia tăng và tỷ lệ bùng tiền ngày càng nhiều như hiện nay.

Vay tiền không trả có bị đi tù không? Đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự rồi thì có phải trả nợ nữa không? Làm thế nào để đòi nợ hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật? Đây là những câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm. Nội dung sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ và chính xác nhất về vấn đề này.

1. Vay tiền không trả sẽ bị xử lý như thế nào?

Vay nợ là giao dịch dân sự chịu sự quản lý, điều chỉnh của Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể, tại điều 466 của bộ luật này quy định bên vay tài sản là tiền thì phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả tiền cho bên cho vay khi đến thời hạn thỏa thuận. Nếu tài sản là hiện vật thì phải hoàn trả lại đúng số lượng cũng như chất lượng của tài sản, trừ những trường hợp có thỏa thuận khác.

Nội dung này được hiểu là người vay có nghĩa vụ trả nợ đầy đủ và đúng hạn cho người cho vay. Nếu đến hạn mà bên vay không trả thì sẽ xảy ra 2 trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Bên vay không trả do không có khả năng chi trả nhưng không bỏ trốn và cũng không có dấu hiệu gian dối để chiếm đoạt tài sản.

Trường hợp này sẽ được hiểu là tình huống tranh chấp dân sự. Bên cho vay có thể gửi đơn đến Tòa án dân sự để thực hiện thủ tục khiếu kiện đòi lại tài sản của mình.

Trường hợp 2: Bên vay cố tình không trả và có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản

Bên vay có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản của người cho vay là hành vi chiếm đoạt tài sản nên có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người vay sẽ bị đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Vay tiền không trả được xem là hành vi vi phạm pháp luật

Vay tiền không trả được xem là hành vi vi phạm pháp luật

2. Giải đáp vay tiền không trả có bị đi tù không?

Như đã giải thích ở tình huống 2, vay tiền không trả có bị đi tù không thì câu trả lời là CÓ nếu người vay có dấu hiệu cố ý chiếm đoạt tài sản. Quy định này thể hiện rõ tại Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).

Nội dung cụ thể về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:

  • Người có hành vi vay mượn, thuê tài sản hoặc nhận được tài sản của người khác từ hợp đồng. Sau đó dùng các thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc cố tình không trả khi đến thời hạn trả lại dù có điều kiện và năng lực trả nợ.

  • Người có hành vi vay mượn, thuê tài sản hoặc nhận được tài sản từ người khác qua hợp đồng. Sau đó sử dụng tài sản này vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến việc mất khả năng trả lại.

Cả 2 hành vi nêu trên đều sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự bằng hình phạt cải tạo không giam giữ lên đến 03 năm hoặc áp dụng phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu:

  • Giá trị tài sản cố tình không trả từ 04 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng.

  • Giá trị tài sản dưới 04 triệu đồng nhưng người đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị kết án về tội này. Người vay tiền cố tình không trả với giá trị dưới 04 triệu đồng nếu đang bị truy cứu tội cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, bắt cóc chiếm đoạt tài sản,.... mà chưa được xóa án tích.

2.1. Hình phạt tăng nặng

Vay tiền không trả có bị phạt tù không câu trả lời là CÓ và còn bị áp dụng khung hình phạt tăng nặng nếu:

  • Phạm tội chiếm đoạt tài sản có tổ chức hoặc có tính chất chuyên nghiệp, dùng thủ đoạn xảo quyệt, hành vi tái phạm nguy hiểm,...

  • Phạt tù đến 12 năm nếu giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.

  • Phạt tù đến 20 triệu đồng nếu cố tình vay tiền không trả với số tiền từ 500 triệu đồng trở lên.

Vay tiền cố tình không trả có thể bị phạt tù đến 12 năm

Vay tiền cố tình không trả có thể bị phạt tù đến 12 năm

2.2. Hình phạt bổ sung

Người vay tiền cố tình không trả có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là:

  • Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

  • Cấm đảm nhiệm các chức vụ trong cơ quan, tổ chức.

  • Cấm làm các công việc theo quy định của pháp luật từ 01 - 05 năm hoặc bị tịch thu một phần hoặc tịch thu toàn bộ tài sản.

​>>> Bạn cần vay tiền gấp trong 2 giờ? Đăng ký vay ngay tại đây: 

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

3. Tại sao ngày càng nhiều trường hợp bùng tiền vay?

Cố tình không trả nợ hay bùng tiền vay nợ ngày càng trở nên phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng đa phần đều xuất phát từ các vấn đề như:

  • Người vay tiền vay vượt quá khả năng chi trả của mình.

  • Người vay vay tiền để phục vụ nhu cầu tiêu xài cá nhân, không phục vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc mất khả năng thanh toán.

  • Người vay tiền vay tiền tín dụng đen, vay tiền lãi suất cao, lãi mẹ đẻ lãi con nên không thể trả hết được số nợ đã vay dẫn đến tư tưởng bùng tiền.

  • Người vay tiền cố tình không trả nợ vì cho rằng bên cho vay sẽ “không làm gì được mình”.

Tình trạng  bùng tiền nợ ngày càng gia tăng

Tình trạng  bùng tiền nợ ngày càng gia tăng

4. Một số câu hỏi liên quan đến vấn đề vay tiền không trả có bị đi tù không?

Tình trạng vay tiền không trả ngày càng trở nên phổ biến với tỷ lệ bùng tiền ngày càng cao. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bên cho vay và tác động tiêu cực đến tình hình chung của thị trường tài chính.

Để hiểu rõ hơn những vấn đề liên quan đến việc vay tiền không trả có bị đi tù không các bạn có thể tham khảo một số câu hỏi thường gặp dưới đây.

4.1. Đã bị phạt tù rồi thì có phải trả nợ nữa không?

Tất nhiên câu trả lời trong trường hợp này vẫn là CÓ. Dù đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt tài sản người vay nợ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường dân sự cho bên cho vay theo đúng quy định của pháp luật.

4.2. Con nợ bỏ trốn không trả tiền thì cần làm gì?

Trường hợp người vay nợ cố tình không trả nợ hoặc bỏ trốn, trốn tránh trách nhiệm trả nợ thì bên cho vay có thể tố giác đến cơ quan Công an nơi mình sinh sống. Cơ quan Công an sẽ tiếp nhận thông tin, củng cố, hoàn thiện hồ sơ để đề nghị khởi tố nếu giá trị tài sản người cho vay bị bùng nợ đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự.

4.3. Làm thế nào để tránh bị chiếm đoạt tài sản khi cho vay nợ?

Vay nợ là giao dịch dân sự rất phổ biến trong cuộc sống. Nhưng để đảm bảo quyền lợi và tránh nguy cơ bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì các bạn nên tham khảo những thông tin sau đây:

  • Xác lập hợp đồng vay nợ bằng văn bản rõ ràng, có đầy đủ chữ ký của các bên để chứng minh và đảm bảo cho việc đòi nợ về sau.

  • Khi cho vay nên ghi âm hoặc ghi hình cuộc nói chuyện để làm bằng chứng đòi nợ.

  • Khi xác lập giao dịch cho vay nên có người làm chứng, hợp đồng cho vay nên có cả mục chữ ký của người làm chứng.

  • Lưu giữ tất cả tin nhắn, nội dung xác nhận việc vay tiền của người vay từ tin nhắn điện thoại, email hoặc các phương tiện điện tử khác.

Nên xác nhận hợp đồng vay nợ rõ ràng để bảo vệ quyền lợi của mình

Nên xác nhận hợp đồng vay nợ rõ ràng để bảo vệ quyền lợi của mình

4.4. Để khởi kiện người vay tiền không trả cần chuẩn bị những gì?

Trong trường hợp người vay cố tình không trả nợ và bạn muốn làm đơn kiện đòi nợ thì cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Đơn khởi kiện dân sự theo mẫu của Tòa án trong đó có nội dung chỉ rõ yêu cầu kiện đòi tiền.

  • Hợp đồng vay tiền đã thỏa thuận có đầy đủ chữ ký, xác nhận giữa các bên.

  • Kết luận của cơ quan Công an về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người vay tiền.

  • Các tài liệu, chứng cứ kèm theo để chứng minh việc đã đòi tiền mà bên vay cố tình không trả.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ này bạn đem nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp quận/ huyện nơi người vay tiền cư trú để xử lý theo quy định của pháp luật.

5. Những lưu ý cần biết khi vay tiền để tránh dẫn đến mất khả năng thanh toán

Vay tiền là giao dịch dân sự rất phổ biến, nhất là khi nhu cầu tài chính tiêu dùng của mọi người dân ngày càng tăng cao như hiện nay. Hơn nữa, trên thị trường ngày càng có nhiều ứng dụng vay tiền trực tuyến với thủ tục đơn giản, nhận tiền ngay giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận vốn bất kể khi nào có nhu cầu.

Chính việc sử dụng tài chính bừa bãi, thiếu trách nhiệm trong việc quản lý tài chính cá nhân dẫn đến không ít người rơi vào nguy cơ nợ xấu và có ý định bùng tiền. Tuy nhiên, như đã chia sẻ ở trên cố tình không trả nợ người vay sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự cùng nhiều hình phạt bổ sung khác.

5.1. Những lưu ý giúp bạn vay tiền an toàn

Do đó, khi cần vay tiền mọi người cần lưu ý đến những vấn đề sau:

  • Chỉ vay tiền khi thực sự cần thiết và vay đúng số tiền mà bạn đang cần. Tuyệt đối không vay số tiền lớn hơn khả năng thanh toán của mình.

  • Lựa chọn đơn vị tài chính uy tín, có mức lãi suất phù hợp và làm rõ các khoản phí dịch vụ kèm theo nếu có.

  • Cảnh giác với bẫy tín dụng đen của các tổ chức tài chính không uy tín.

  • Không vay tiền ở những đơn vị, tổ chức không có địa chỉ hoạt động và thông tin doanh nghiệp không rõ ràng.

  • Chú ý trả nợ gốc và nợ lãi đầy đủ, đúng hạn để tránh phí phạt và mức lãi suất cao khi vay tiền online.

  • Nếu đến hạn thanh toán mà chưa có khả năng chi trả thì bạn nên xin gia hạn khoản vay thay vì tìm cách bùng nợ.

5.2. Vay tiêu dùng lãi suất cạnh tranh tại TIMA

Nếu bạn đang cần gấp tiền mặt mà có tài sản bảo đảm hoặc không đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng thì có thể tham khảo dịch vụ tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn TIMA.

Công ty đang hỗ trợ khách hàng vay tín chấp bằng cavet xe máy/ xe ô tô lãi suất chỉ 1,6% với hạn mức tối đa lên đến 2 tỷ đồng. Đặc biệt là công ty cam kết không phát sinh thêm phí dịch vụ ngoài hợp đồng và cho phép khách hàng trả nợ gốc cùng tiền lãi linh hoạt trong vòng 24 tháng.

Nhờ vậy nhu cầu tài chính của bạn vừa được đáp ứng kịp thời vừa không bị quá áp lực trong việc trả nợ khoản vay.

Người vay tiền nên lựa chọn đơn vị uy tín để tránh phải trả lãi cao

Người vay tiền nên lựa chọn đơn vị uy tín để tránh phải trả lãi cao

Vay tiền không trả có bị phạt tù không và những thắc mắc liên quan đã được chia sẻ trong bài viết. Nếu cần cung cấp giải pháp tài chính linh hoạt, uy tín với lãi suất cạnh tranh các bạn hãy liên hệ trực tiếp đến công ty TIMA để được hỗ trợ kịp thời.

>>> Xem thêm: Góc tư vấn: Nợ quá hạn bao nhiêu lâu thì bị khởi kiện, đòi nợ?

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

Tin liên quan