Nguyên Nhân - Giải pháp TOP 7 trường hợp không thể rút tiền thẻ tín dụng

Khi sử dụng thẻ tín dụng bạn thường gặp một số trục trặc, lỗi không rút được tiền. Vậy nguyên nhân do đâu và khắc phục như thế nào?

1. Thẻ tín dụng là gì?

Thẻ tín dụng là loại thẻ do ngân hàng phát hành, cho phép khách hàng thanh toán khi không có tiền mặt và sẽ được hoàn trả lại cho ngân hàng vào cuối mỗi chu kỳ. Hiện giờ, có hai loại thẻ tín dụng quen thuộc đó là thẻ tín dụng nội địa và thẻ tín dụng quốc tế.

thẻ tín dụng là gì

Là loại thẻ do ngân hàng phát hành giúp khách hàng thanh toán khi không có tiền mặt

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách làm thẻ tín dụng tại ngân hàng

2. 7 Trường hợp không thể rút tiền thẻ tín dụng và cách giải quyết

2.1 Chi tiêu vượt quá giới hạn cho phép

Nguyên nhân

Khi thẻ tín dụng của bạn bị từ chối, đừng tiếp tục cố gắng thanh toán, đặc biệt nếu bạn đang ở nước ngoài. Tốt nhất, bạn nên chọn một phương thức thanh toán khác và giải quyết vấn đề này kịp thời hoặc dự bị thêm một thẻ tín dụng khác.

  • Khi mở thẻ tín dụng, ngân hàng sẽ giới hạn cho bạn một mức chi tiêu nhất định. Đây là số tiền ngân hàng sẽ trả trước cho bạn để sử dụng cho các giao dịch thanh toán hoặc rút tiền. Hạn mức tín dụng thông thường là 2-3 lần thu nhập hiện tại của bạn. Nếu bạn có số tiền lương là 15 triệu thì hạn mức có thể là 30 - 45 triệu.

  • Khi bạn sử dụng hết 100% hạn mức của mình, bạn sẽ không thể thanh toán thêm và thẻ tín dụng của bạn sẽ bị từ chối. Hơn nữa, bạn phải trả số tiền còn nợ trên thẻ để khôi phục hạn mức hoặc yêu cầu ngân hàng tăng hạn mức nếu có thể.

  • Có những hạn mức riêng cho từng người dựa trên hồ sơ đăng ký mở thẻ.

chi tiêu vượt quá giới hạn cho phép

Bạn nên chi tiêu hợp lý để tránh dùng hết hạn mức trong thẻ

Biện pháp

  • Vui lòng kiểm tra lịch sử giao dịch thẻ, nếu bạn đã sử dụng hết hạn mức, bạn nên nhanh chóng trả khoản nợ hiện đang có để mở lại hạn mức chi tiêu. Hay khi đợi cho đến tháng sau, khi bạn đã trả số tiền đã chi tiêu của tháng trước và bạn sẽ được đưa ra hạn mức mới để bạn có thể tiếp tục mua sắm.

  • Nếu bạn thấy giao dịch không chính xác, vui lòng liên hệ với ngân hàng để giải quyết càng sớm càng tốt, tránh thiệt hại về kinh tế.

  • Bạn cũng nên chi tiêu một cách hợp lý để tránh sử dụng hết hạn mức trong thẻ.

2. 2  Tài khoản tín dụng bị đóng

Nguyên nhân

  • Ngân hàng phát hành thẻ cho bạn có quyền đóng tài khoản thẻ tín dụng của bạn bởi nhiều lý do, phổ biến nhất là sự chậm thanh toán của thẻ tín dụng nhiều lần. Hay có thể bạn sở hữu món nợ tín dụng ở mức quá cao.

  • Thường thì các ngân hàng sẽ gửi email, nhắn tin hay gọi điện cho khách hàng trước khi đóng thẻ để chủ sở hữu thẻ nắm bắt được tình hình. Ngân hàng của bạn có thể gửi cho bạn một email, tin nhắn văn bản hoặc cuộc gọi điện thoại mà bạn đã vô tình không thấy.

Biện pháp

Bạn nên liên hệ trực tiếp với ngân hàng để tìm hiểu lý do tại sao thẻ tín dụng của bạn bị từ chối và giải quyết vấn đề này càng sớm càng tốt.

2.3 Thời hạn của thẻ tín dụng

Nguyên nhân

  • Thời hạn sử dụng của mọi thẻ tín dụng thường là 3-5 năm. Ví dụ: 03/2019 - 03/2022. Ngày hết hạn của thẻ được in ở mặt trước của thẻ giúp bạn có thể dễ dàng kiểm soát và biết được thời gian hết hạn.

  • Nếu bạn không thể thanh toán bằng thẻ tín dụng, vui lòng kiểm tra thời hạn này.

thời hạn thẻ tín dụng

Ngày hết hạn của thẻ được in ở mặt trước của thẻ

Biện pháp

  • Bạn phải liên hệ với ngân hàng để gia hạn thẻ tín dụng.

  • Thường thì ngân hàng sẽ thông báo trước khi thẻ hết hạn để bạn chủ động gia hạn.

  • Một số ngân hàng sẽ tự động gia hạn thẻ của bạn khi thẻ gần hết hạn.

  • Cần lưu ý rằng, nếu ngân hàng không gia hạn và thẻ không tự động gia hạn thì bạn phải liên hệ với ngân hàng ngay và mang theo CMND và các giấy tờ cần thiết để đến ngân hàng gia hạn.

  • Thời gian tốt nhất để bạn gia hạn thẻ là 3 tháng trước khi thẻ hết hạn sử dụng.

2.4 Thẻ tín dụng hoặc thiết bị đọc thẻ bị hỏng

Nguyên nhân

  • Thẻ tín dụng bị hỏng: Nếu thẻ không được bảo quản đúng cách trong thời gian sử dụng, sẽ làm cho thẻ bị xước chữ số, mã thanh toán, thẻ bị ẩm hoặc biến dạng do nhiệt độ cao, chip thẻ bị hỏng, dải băng thẻ hỏng, ... Tất cả những vấn đề này sẽ làm chức năng quẹt thẻ thanh toán bị ảnh hưởng.

  • Thiết bị đọc thẻ không sử dụng được: Cũng có thể do máy POS thanh toán của cửa hàng bị hỏng, lắp đặt không đúng cách nên không đọc được thẻ của bạn. Hơn nữa, nhân viên bán hàng cần kiểm tra máy POS trước khi quẹt thẻ.

thẻ tín dụng hoặc thiết bị đọc thẻ bị hỏng

Biện pháp

  • Biết được lý do tại sao thẻ bị từ chối: do thẻ hoặc do máy POS.

  • Nếu thẻ của bạn bị hỏng, vui lòng liên hệ với ngân hàng để xin cấp lại thẻ mới với mức phí từ 100.000 - 200.000 đồng. Quá trình này ảnh hưởng đến việc sử dụng và mất thêm chi phí cho thẻ. Vì vậy, bạn nên giữ gìn thẻ của mình một cách tốt hơn.

  • Nếu do máy đọc thẻ, bạn nên yêu cầu cửa hàng kiểm tra lại máy POS và thiết lập lại hoặc đổi máy POS để thuận tiện trong việc thanh toán.

2. 5 Thẻ có dấu hiệu bị xâm phạm

Trong quá trình quản lý, khi phát hiện thẻ của bạn có những giao dịch bất thường, ngân hàng sẽ tạm khóa để đảm bảo an toàn, tránh bị kẻ xấu lợi dụng. Trong khoảng thời gian này, ngân hàng sẽ tạm thời từ chối mọi giao dịch từ thẻ của bạn.

thẻ có dấu hiệu bị xâm phạm

Lúc này, liên hệ với ngân hàng để xác nhận tài khoản thẻ của bạn vẫn bình thường và yêu cầu ngân hàng cho phép bạn tiếp tục sử dụng thẻ để tiến hành các giao dịch.

2. 6 Điểm giao dịch không chấp nhận thẻ từ ngân hàng bạn

Thanh toán bằng thẻ tín dụng vẫn có thể bị từ chối thường xuyên tại một số điểm giao dịch. Điều này có thể xảy ra khi địa điểm thanh toán ở nước ngoài, thực hiện thanh toán quốc tế với yêu cầu thẻ sẽ khắt khe hơn. Ví dụ: một số trang web chỉ chấp nhận thẻ được phát hành tại quốc gia đó.

=> Biện pháp: Liên hệ với ngân hàng để xác nhận thẻ bị từ chối và nhờ tư vấn biện pháp phù hợp.

2.7 Loại thẻ không được chấp nhận thanh toán

Một số cửa hàng chỉ chấp nhận thẻ Mastercard hoặc Visa. Vì vậy, trước khi mua sắm, bạn cần biết cửa hàng đó có chấp nhận loại thẻ mà bạn sử dụng hay không.

 

loại thẻ không được chấp nhận thanh toán

Một số cửa hàng chỉ chấp nhận thẻ Mastercard hoặc Visa

Khi nào thẻ bị từ chối, bạn cũng nên bình tĩnh giải quyết và đưa ra giải pháp nhẹ nhàng. Bạn nên nhờ nhân viên hỗ trợ để đưa ra những giải pháp tốt hơn từ hai phía. Và hãy luôn chuẩn bị sẵn các loại thẻ, một ít tiền mặt đề phòng trường hợp xấu xuất hiện.

Liên hệ với ngân hàng của bạn là điều cần thiết khi thẻ tín dụng của bạn bị từ chối. Bởi chỉ có ngân hàng mới có thể giúp giải quyết những vấn đề, sự cố một cách nhanh chóng, hiệu quả. Chúng tôi hy vọng rằng, thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu nguyên nhân tại sao thẻ tín dụng của bạn bị từ chối để bạn có thể đưa ra phương án xử lý nhanh chóng và kịp thời.

Tuy nhiên, nếu bạn chưa mở lại thẻ tín dụng mà đang cần tiền gấp thì bạn có thể vay tiền tại Tima - Sàn kết nối tài chính lớn nhất Việt Nam. Bạn có thể vay bằng nhiều hình thức khác nhau như vay bằng cavet ô tô, vay bằng cavet xe máy,... với lãi suất chỉ 1,5%/tháng.

Đăng ký vay ngay tại đây:

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

Trên đây là các trường hợp không thể rút tiền thẻ tín dụng. Hy vọng rằng với những thông tin cung cấp trên sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc rút tiền từ thẻ tín dụng. 

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

Tin liên quan