Khi cho vay, đòi tiền như thế nào là đúng pháp luật?

Tình trạng người vay trở mặt và không chịu trả lại số tiền đã vay xảy ra khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Lúc này, cần đòi nợ sao cho đúng pháp luật? Theo dõi câu trả lời ngay nhé!

Với sự phát triển của xã hội hiện nay, việc vay tiền đã không còn xa lạ gì đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên tình trạng người vay không thanh toán khoản nợ đúng hạn khiến các chủ nợ hay các tổ chức tài chính, tín dụng ngày một đau đầu.Trong trường hợp này, đòi nợ như thế nào là đúng để tránh được các rắc rối về pháp luật là vấn đề mà nhiều người rất băn khoăn. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến việc đòi nợ này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!

1. Vì sao khi đòi nợ cần phải tuân thủ theo pháp luật?

Dưới góc độ pháp lý, đối với trường hợp giữa hai bên có quan hệ vay nợ lẫn nhau thì nên được giải quyết thông qua thỏa thuận hoặc là thông qua pháp luật. Bởi vì, xảy ra tranh chấp về nợ nần mà người cho vay lại tự lấy tài sản người vay để trừ nợ. Hoặc là thuê người đòi nợ theo kiểu “xã hội đen” hay dùng các biện pháp đòi nợ khác không hợp pháp tức là người cho vay đang vi phạm pháp luật.

Đòi nợ trái pháp luật có thể khiến cho chủ nợ vướng vào lao lý

Đòi nợ trái pháp luật có thể khiến cho chủ nợ vướng vào lao lý

Đòi nợ không đúng pháp luật, chủ nợ có thể sẽ bị xử lý hình sự theo một số tội danh đã được quy định như sau:  

Theo quy định của Điều 170 Bộ Luật hình sự năm 2015, nếu người cho vay mà lấy đi tài sản của người vay tiền khi chưa có sự đồng ý của họ để trừ nợ thì đây được xem là hành vi cưỡng đoạt tài sản của người khác. Theo đó, người có hành vi cưỡng đoạt tài sản này có thể sẽ bị phạt tù từ 1 năm cho đến 5 năm. Ngoài phạt tù, còn bị phạt hành chính số tiền từ 10-100 triệu đồng. Đồng thời, bị tịch thu một phần hoặc tịch thu toàn bộ tài sản do cưỡng đoạt mà có.

Nếu như trong quá trình đòi nợ có xảy ra xô xát và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Sẽ tùy theo tính chất và mức độ để có thể cấu thành tội cố ý gây thương tích, tội gây tổn hại đến sức khỏe của người khác. Các tội này được quy định tại Điều 134 của Bộ Luật hình sự, người vi phạm có thể bị xử lý tù từ 6 tháng đến chung thân.

Hoặc là trong quá trình đòi nợ, chủ nợ vô tình gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ như gây thương tích, gây tổn hại đến sức khỏe của người vay tiền thì chủ nợ có thể mắc tội danh “vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác”. Đối với tội này thì mức phạt tù cao nhất có thể lên đến 3 năm, điều này được quy định tại Điều 138, Luật hình sự năm 2015.

Ngoài những biện pháp đòi nợ bằng vũ lực hay cưỡng đoạt tài sản của người vay như đã nói ở trên, chủ nợ cũng thường hay mắc những lỗi như “Xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm người khác”. Nhất là khi chủ nợ có hành vi đăng những thông tin thóa mạ gây ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm của người vay tiền online trên các mạng xã hội như zalo, facebook…, hay nơi công cộng. 

Hành vi này cũng có thể bị phạt tiền từ 10 triệu cho đến 30 triệu đồng hoặc là cải tạo không giam giữ lên đến 3 năm theo quy định ở Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội “làm nhục người khác”.

Để có thể tránh được những rắc rối như trên, trước khi cho vay, chủ nợ cần lưu ý tìm hiểu kỹ về người vay. Đồng thời, hãy lập các giấy tờ và văn bản cần thiết như là giấy giao nhận tiền, thời hạn cho vay, thời hạn trả và mức lãi suất cụ thể … Khi có xảy ra tranh chấp thì những loại giấy tờ này sẽ chính là căn cứ pháp lý vững chắc để khởi kiện vụ việc đòi nợ ra Tòa.

>>> Bạn cần vay tiền gấp trong 2 giờ? Đăng ký vay ngay tại đây: 

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

2. Các phương pháp đòi nợ đúng pháp luật?

Để không vi phạm các quy định của pháp luật, chủ nợ tuyệt đối không được thực hiện những hành vi như: dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần hoặc là bắt giữ người vay trái pháp luật để đòi nợ. Bởi, đây là những hành vi vi phạm pháp luật và có thể dẫn đến việc bị xử phạt hành chính hoặc thậm chí là bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Đòi nợ cần tuân thủ theo quy định của pháp luật để tránh các rắc rối không đáng có

Đòi nợ cần tuân thủ theo quy định của pháp luật để tránh các rắc rối không đáng có

Khi đòi nợ để tuân theo đúng pháp luật, chủ nợ có thể thực hiện theo các phương pháp cụ thể như sau:

3. Đàm phán và thương lượng đôi bên để thu hồi nợ 

Trong đa số các trường hợp, thì khi bắt đầu đòi nợ, các chủ nợ tốt nhất nên sử dụng phương pháp này đầu tiên. Bởi vì, phương pháp này vừa duy trì được mối quan hệ kinh doanh và lại không làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ khác giữa các bên. Đồng thời, việc đàm phán và thương lượng cũng giúp cho đôi bên có thể tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và tiền bạc hơn. 

Ngoài ra, đàm phán và thương lượng cũng là phương án rất hữu ích trong những trường hợp mà chủ nợ không đủ căn cứ để khởi kiện ra tòa. Tuy nhiên, nhược điểm của thủ tục đòi nợ này đó là phụ thuộc phần lớn vào sự hợp tác tốt của các con nợ.

3.1. Đàm phán có sự tham gia của bên thứ ba 

Bên thứ ba có thể được mời tham gia đàm phán ở đây có thể là luật sư; là công ty thu hồi nợ; là tòa án hoặc trọng tài hoặc thậm chí là công an. Mục đích của việc mời bên thứ ba tham gia đàm phán đó là gây áp lực để buộc con nợ phải hợp tác sau khi đã thương lượng không thành từ trước đó. Tòa án chính là cơ quan giải quyết các tranh chấp và đưa ra những phán quyết mà con nợ buộc phải tuân theo. 

Tuy nhiên, khi đã nhờ đến sự can thiệp của Tòa án tức là các bên cũng phải trải qua một quá trình tương đối lâu dài, tốn kém cả về tài chính và thời gian. Đồng thời, với nhiều trường hợp dù tòa án đã có bản án nhưng mà con nợ lại không có khả năng thi hành. Cuối cùng, chủ nợ cũng có thể báo công an nếu như không còn cách nào khác để đòi nợ.

3.2. Khởi kiện ra tòa án nhân dân để đòi nợ

Nếu đã thực hiện các phương án trên mà bên vay vẫn chưa trả nợ, thì chủ nợ có thể khởi kiện ra tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Thủ tục để gửi đơn khởi kiện đến Tòa án sẽ được thực hiện theo các bước như sau:

Chủ nợ có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân để đòi nợ

Chủ nợ có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân để đòi nợ

  • Bước 1: Viết đơn khởi kiện và chuẩn bị các loại hồ sơ. 

Hồ sơ khởi kiện đòi nợ ra tòa bao gồm: 

  • Đơn khởi kiện đòi nợ theo mẫu gồm có đầy đủ các nội dung như: Ngày, tháng, năm làm đơn; tên Tòa án nhân dân nhận đơn; họ tên, địa chỉ nơi cư trú, làm việc của người cho vay và người đi vay; nội dung đòi nợ…

  • Giấy tờ vay nợ cùng các tài liệu có liên quan khác

  • Giấy xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về địa chỉ cư trú, làm việc của bên bị đơn

  • Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân còn hiệu lực và Hộ khẩu của người khởi kiện.

  • Các loại giấy tờ chứng minh vụ việc vẫn còn hiệu lực ở thời hiệu khởi (nếu có). 

  • Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện 

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người khởi kiện có thể nộp hồ sơ đến Tòa án thông qua một trong ba cách như là: Nộp trực tiếp tại tòa án, gửi theo đường bưu điện hoặc là gửi trực tuyến đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vay tiền sinh sống và làm việc.

  • Bước 3: Tòa án sẽ thụ lý và giải quyết vụ việc 

Sau khi nhận đơn được khởi kiện, nếu nằm trong phạm vi thẩm quyền giải quyết của mình, thì Tòa án sẽ yêu cầu người khởi kiện nộp một khoản tiền tạm ứng án phí. Sau đó, Tòa án sẽ làm việc để xem xét và đưa ra xét xử sơ thẩm.

>>> Bạn cần vay tiền gấp trong 2 giờ? Đăng ký vay ngay tại đây: 

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

4. Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc?

Theo Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, khi bị đơn là cá nhân thì thẩm quyền để giải quyết vụ án dân sự chính là Tòa án cấp huyện nơi bị đơn đang cư trú và làm việc. Nếu trường hợp bên khởi kiện không biết cụ thể về nơi cư trú và làm việc của bị đơn thì có thể khởi kiện ngay tại Tòa án nơi bị đơn đang cư trú, làm việc cuối cùng hoặc là nơi bị đơn có tài sản cần giải quyết.

Sau khi nghiên cứu các hồ sơ và căn cứ pháp lý, tòa án sẽ đưa ra một phán quyết cho người cho vay tiền. Nếu như có căn cứ đúng pháp luật thì yêu cầu người vay phải hoàn trả cho người cho mượn đúng theo số tiền đã vay. Trong trường hợp này, tòa án sẽ nhân danh công lý và nhân danh pháp luật, đồng thời căn cứ theo quy định của pháp luật để ra phán quyết hợp pháp nhất.

Khi bị đơn là cá nhân thì là Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết vụ việc

Khi bị đơn là cá nhân thì là Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết vụ việc

Nếu như Tòa án đã đưa ra phán quyết nhưng người vay tiền lại không trả được số tiền đã mượn thì bên cho vay vẫn có thể  tiếp tục yêu cầu tòa án giải quyết tiếp. Sau khi đã có bản án của tòa án thì bên cho vay có thể yêu cầu các cơ quan thi hành án tiến hành việc thi hành bản án. Có nghĩa là tìm hiểu xem người vay tiền có tài sản ở đâu để có thể tiến hành thực hiện các biện pháp cưỡng chế và phong tỏa tài để thu hồi khoản nợ. 

5. Thắc mắc thường gặp khi thực hiện các thủ tục đòi nợ theo quy định của pháp luật

Khi thực hiện việc đòi nợ, các chủ nợ thường có những thắc mắc chung như sau:

5.1. Thủ tục đòi nợ thực hiện có khó hay không?

Thủ tục đòi nợ không hề khó thực hiện, tuy nhiên nếu bạn không nắm rõ các quy định của pháp luật cũng như các loại giấy tờ có liên quan thì việc chuẩn bị thủ tục cũng sẽ có chút khó khăn. Đôi khi,việc này có thể khiến bạn mất thời gian, công sức cũng như tiền bạc vì phải chỉnh sửa nhiều theo yêu cầu của Tòa án. Chính vì vậy, để đơn giản hóa mọi thủ tục, bạn nên thông qua một người am hiểu về luật pháp, ví dụ như các luật sư

5.2. Đòi nợ đúng pháp luật cần lưu ý những gì?

Bạn cần chú ý đến một vài vấn đề như sau để tránh tình trạng tiền mất tật mang:

  • Xác định thời hạn giải quyết vụ việc

Nếu muốn khởi kiện thì bạn cần xác định xem vụ việc còn thời hạn hiệu lực hay không? Bởi, theo Điều 150 và Điều 429 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về thời hạn khởi kiện với hợp đồng tranh chấp là 03 năm tính từ ngày người lợi ích của mình bị xâm phạm. Nếu để sau hơn 3 năm mới khởi kiện thì Tòa án sẽ không thụ lý giải quyết.

Trước khi khởi kiện hãy đảm bảo vụ việc còn thời hạn hiệu lực

Trước khi khởi kiện hãy đảm bảo vụ việc còn thời hạn hiệu lực

  • Việc giao kết hợp đồng vay nợ phải phù hợp với quy định của pháp luật.

Theo Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015 về điều kiện để hợp đồng vay vốn có hiệu lực cần thỏa mãn các điều sau như:

  • Hợp đồng vay vốn phải do những người có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự thực hiện ký kết.

  • Các bên vay và bên cho vay phải là hoàn toàn tự nguyện.

  • Mục đích cũng như nội dung thỏa thuận vay nợ sẽ không vi phạm đến các điều cấm, không trái với đạo đức xã hội, không bị lừa dối và không che giấu cho một giao dịch khác…

Trên đây là toàn bộ các thông tin về thủ tục đòi nợ sao cho đúng pháp luật mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Để có thể đảm bảo được các phương pháp đòi nợ của mình là hoàn toàn đúng pháp luật. Các chủ nợ nên tìm hiểu về pháp luật hoặc là tham khảo ý kiến của các luật sư, các chuyên gia pháp lý về những việc mình sẽ làm và xem xét hậu quả cụ thể khi xảy ra có vi phạm pháp luật hay không. 

>>> Xem thêm: Nhận cầm cố/ cắm xe máy/ô tô không giấy tờ có vi phạm pháp luật không?

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

Tin liên quan