Nhận cầm cố/ cắm xe máy/ô tô không giấy tờ có vi phạm pháp luật không?

Theo pháp luật, việc cầm cố tài sản trong trường hợp này là không đúng quy định của pháp luật và người chứa chấp cũng như người cầm đồ sẽ bị xử phạt theo quy định.

Cầm cố tài sản hiện nay không còn là vấn đề quá xa lạ đối với mọi người. Hiện nay hình thức cầm cố tài sản mà đại diện là thế chấp ô tô đang trở nên phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người chưa nắm bắt hết các quy định của pháp luật đối với việc cầm cố xe, đặc biệt là đối với trường hợp cầm cố xe ô tô không có giấy tờ. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi "Cầm cố tài sản (ô tô/xe máy) không có giấy tờ có vi phạm pháp luật không?" 

1. Cầm cố tài sản là gì?

cầm cố tài sản là gì

Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản đang sở hữu cho bên khác để bảo đảm thực hiện khoản nợ. Việc cầm cố luôn xuất phát từ sự thỏa thuận giữa hai bên, với mục đích là con nợ phải dùng tài sản của mình để bảo đảm nghĩa vụ đó trước chủ nợ.

>>> Đăng ký cầm ô tô tại Tima - Đăng ký nhanh tại đây:

ÐĂNG KÝ VAY BẰNG ĐĂNG KÝ/CAVET Ô TÔ
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

2. Xe không giấy tờ là xe gì?

Xe không có giấy phép tờ thường là xe không có bất kỳ giấy tờ như giấy đăng ký xe, giấy mua bán,... Thông thường, các phương tiện không có giấy phép thường là một trong các trường hợp sau:

  • Là xe chính chủ nhưng bị mất, thất lạc xe và vẹt xe chưa đi làm lại.

  • Xe chính chủ mà để quên cà vẹt xe ở quê.

  • Xe không chính chủ, mua bán bằng giấy tờ viết tay từ người này qua người khác không có cà vẹt.

  • Mua bán xe có giấy tờ cà vẹt nhưng chưa đăng ký sang tên.

quy định về cầm tài sản không chính chủ

3. Cầm đồ tài sản không chính chủ thì sẽ bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định tại Điều 309 Bộ luật dân sự 2015, cầm cố tài sản là việc một bên chuyển tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố để bảo đảm thực hiện khoản nợ.

Trong trường hợp cầm cố tài sản không chính chủ, như việc cầm cố xe máy không có giấy tờ xe, là vi phạm pháp luật. Chủ tiệm cầm đồ đồng ý nhận cầm cố tài sản không chính chủ cũng là vi phạm.

Theo Điều 166 Bộ luật dân sự 2015, bạn có quyền thu hồi tài sản của mình: "Chủ sở hữu có quyền thu hồi tài sản từ người chiếm hữu, sử dụng tài sản không có cơ sở pháp lý."

Do đó, bạn có thể mang giấy đăng ký xe đến đồn công an địa phương để nhờ giúp lấy lại xe.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cầm xe ô tô lãi suất 1,5%/tháng tại Tima - Thông tin thủ tục, lãi suất

4. Mức phạt đối với chủ cửa hàng cầm đồ

4.1. Tội chứa chấp, tiêu thụ tài sản của người khác phạm tội bao gồm:

  1. Người chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác chiếm đoạt có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

  2. Người phạm các trường hợp sau đây có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm: a) Có tổ chức b) Có tính chất chuyên nghiệp c) Thu lợi bất chính lớn d) Tái phạm nguy hiểm

  3. Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm nếu: a) Tài sản, vật phẩm liên quan có giá trị lớn b) Thu lợi bất chính cực lớn

  4. Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm nếu: a) Tài sản, vật phẩm liên quan có giá trị đặc biệt lớn b) Thu lợi bất chính rất lớn

  5. Người vi phạm còn có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đến 30 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

quy định đối với những người cho cầm đồ

4.2. Phạt hành chính

Theo Điều 11 Khoản 2 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, người kinh doanh dịch vụ cầm đồ có thể bị phạt hành chính nếu: a) Cầm cố tài sản không có giấy chứng nhận quyền sở hữu b) Không giao kết hợp đồng khi nhận cầm cố tài sản c) Cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người khác mà không có giấy ủy quyền hợp lệ

Mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

4.3. Hình phạt cho người mang xe của bạn đi cầm đồ

Theo Điều 175 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng b) Dùng thủ đoạn chiếm đoạt tài sản sau khi vay, mượn, thuê hoặc nhận tài sản từ người khác theo hợp đồng

Người vi phạm có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng.

>>> Xem Thêm: Cầm xe máy tại Tima trả góp theo tháng chỉ 1,6% - Giải pháp tài chính tin cậy cho mọi nhà

5. Có Nên Cầm Xe Không Giấy Tờ?

Như đã nói trước đó, chỉ những tiệm cầm đồ làm việc bất chính và không có giấy phép mới đi cầm đồ xe máy không cần giấy tờ, Có thể thấy hình thức cầm đồ này tiềm ẩn khá nhiều rủi ro đáng kể như lãi suất cao, mất xe,… không nên chọn hình thức cầm đồ này.

có nên cầm xe không giấy tờ?

Trong trường hợp không may bị mất xe, bạn nên đăng ký, đăng kiểm lại xe càng sớm càng tốt. Điều này giúp đảm bảo không bị phạt khi tham gia giao thông và tránh bị mất trộm xe. Sau khi đăng ký lại xe, bạn có thể mang xe đến cơ sở cầm đồ ở địa chỉ uy tín. 

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có quyết định về vấn đề không cầm xe không giấy tờ để tránh gặp phải những rủi ro không đáng có. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo nhé.

>>> Xem thêm: Quy định pháp luật về chuyển giao tài sản 

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

Tin liên quan