Nợ quá hạn là gì? Tổng hợp thông tin xoay quanh nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản nợ mà người đi vay không trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã thỏa thuận. Vậy làm sao để không mắc phải khoản nợ này?

Một trong những điều quan trọng mà khách hàng cần lưu ý khi vay vốn ngân hàng, công ty tài chính là lịch thanh toán khoản vay định kỳ để tránh tình trạng chậm trễ dẫn đến nợ quá hạn. Vậy nợ quá hạn là gì? Mất bao lâu để một khoản nợ quá hạn bị kiện? Pháp luật xử lý nợ quá hạn như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nợ quá hạn qua bài viết sau đây.

1. Nợ quá hạn là gì?

Nợ quá hạn là khoản vay mà người vay không thanh toán đúng hạn tiền gốc hoặc lãi theo hợp đồng đã thỏa thuận với tổ chức tín dụng. Thông thường, các tổ chức tín dụng có thể linh động cho khách hàng chậm thanh toán từ 1-3 ngày. Tuy nhiên, nếu khách hàng vượt quá thời hạn này, khoản vay sẽ được ghi nhận là nợ quá hạn.

Nợ quá hạn tác động tiêu cực đến điểm tín dụng của cá nhân hoặc tổ chức, làm giảm cơ hội vay vốn trong tương lai. Khi hồ sơ tín dụng ghi nhận nợ quá hạn, khách hàng có thể gặp khó khăn khi muốn tiếp cận các khoản vay mới.

Ví dụ về nợ quá hạn:

Nếu bạn vay 1 tỷ đồng từ Ngân hàng ACB, và hợp đồng quy định ngày đến hạn thanh toán là 15 hàng tháng, thì sau thời gian ân hạn (ví dụ 10 ngày) nếu chưa thanh toán, khoản vay sẽ chuyển thành nợ quá hạn. Giả sử bạn đến ngày 15/3 không thanh toán và mãi đến 3/4 mới trả đủ, thì khoản vay đã quá hạn 18 ngày.

nợ quá hạn là gì

2. Lý do làm dẫn đến nợ quá hạn là gì?

Dưới đây là một số lý do tiêu biểu dẫn đến nợ quá hạn:

  • Khách hàng chậm thanh toán vì nhiều lý do chủ quan và khách quan khác nhau.

  • Trả nợ thẻ tín dụng quá hạn

  • Không có năng lực quản lý tài chính và cuối cùng là không có khả năng trả nợ

Tất cả những nguyên nhân trên đều góp phần hình thành nợ quá hạn.

>>> Bạn cần vay tiền gấp trong 2 giờ? Đăng ký vay ngay tại đây:

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

3. Nợ quá hạn ngân hàng không trả liệu có sao không?

Khi cá nhân, tổ chức vay vốn ngân hàng nhưng không trả được và rơi vào tình trạng nợ quá hạn. Các ngân hàng sẽ áp dụng các biện pháp để răn đe và đòi tiền đã vay.

  • Phí phạt trả chậm rất cao và lãi suất gấp 150% so với lãi suất ban đầu. Ngoài ra, còn có thêm các khoản phí dịch vụ khác bổ sung.

  • Bị đưa vào danh sách nợ xấu, hạn chế khả năng vay tiền của người quá hạn và người thân chung hộ khẩu ở tương lai.

  • Bị khởi kiện về tội lợi dụng lòng tin chiếm đoạt tài sản.

không trả nợ quá hạn ngân hàng có sao không

4. Nợ quá hạn liệu có phải là nợ xấu không?

So với quy định tại thông tư thì: Nợ quá hạn là có ý bao gồm cả nợ xấu, khi phát sinh một khoản vay quá hạn, "nợ quá hạn" sẽ được phân thành nhóm nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 dựa vào số ngày đã trễ hạn thanh toán.

Nói cách khác, giúp bạn dễ dàng hiểu:

“Nợ quá hạn” chỉ ở mức sơ cấp, còn tương đối nhẹ, chưa đến mức như “nợ xấu”. Tức là khi các khoản nợ quá hạn thanh toán chỉ chậm vài ngày, trong khi nợ xấu có thể hàng tháng trời vẫn chưa trả được.

5. Các hình thức nợ quá hạn

Có nhiều cách phân loại nợ quá hạn, cách phân loại điển hình là dựa theo tính chất của khoản vay:

  • Nợ quá hạn vay thế chấp (Nợ quá hạn có tài sản bảo đảm) Đây là khoản nợ mà người vay cầm cố tài sản nhưng không trả nợ khi đến hạn. Trong trường hợp này, bộ phận tài chính có thể thu hồi tài sản thế chấp để hồi vốn.

  • Nợ quá hạn vay tín chấp (Nợ quá hạn không có tài sản bảo đảm): Đây là khoản nợ mà người đi vay không có tài sản đảm bảo và chưa trả hết nợ khi đến hạn. Với hình thức vay nợ này, các đơn vị tài chính có nguy cơ không thu hồi được tiền gốc.

các hình thức nợ quá hạn

Ngoài ra, nợ quá hạn còn được phân loại theo thời gian quá hạn như sau:

  • Nhóm 1: Nợ quá hạn 10 ngày trở xuống

  • Nhóm 2: Nợ quá hạn 10 ngày - dưới 30 ngày

  • Nhóm 3: Nợ quá hạn 30 ngày - dưới 90 ngày

  • Nhóm 4: Nợ quá hạn 90 ngày - dưới 180 ngày

  • Nhóm 5: Nợ quá hạn 180 ngày trở lên

6. Cách phân chia nợ quá hạn ?

Nợ quá hạn có thể hiểu là hai trường hợp sau:

  • Nợ quá hạn có tài sản bảo đảm (vay thế chấp): Là khoản nợ mà người vay thế chấp (nhà cửa, bất động sản, vàng,…) nhưng đến hạn không trả được nợ và gốc. Trong trường hợp này, mặc dù ngân hàng chưa thu được tiền nhưng vẫn có thể thu hồi được tiền dựa trên tài sản thế chấp.
  • Nợ quá hạn không có tài sản bảo đảm (vay tín chấp): Là khoản nợ mà người đi vay không thế chấp tài sản mà không trả được nợ và gốc khi đến hạn. Loại này ngân hàng có nguy cơ mất tất cả vì không lấy lại được tiền gốc.

7. Hậu quả khi nợ quá hạn là gì ?

Khi khoản nợ quá hạn xảy ra, điểm tín dụng của khách hàng trong mắt các tổ chứng tín dụng sẽ giảm đi rất nhiều, nếu có nhu cầu vay vốn kinh doanh, vay tín dụng sẽ khó được hỗ trợ.

hậu quả khi nợ quá hạn

8. Làm cách nào để xóa nợ quá hạn?

Các khoản nợ quá hạn thường sẽ được cập nhật vào hệ thống tín dụng CIC dưới dạng nợ xấu, gây khó khăn cho khách hàng khi vay vốn. Để xóa nợ quá hạn và nâng cao khả năng tiếp cận vay vốn, khách hàng có thể thực hiện các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra trạng thái nhóm nợ

  • Kiểm tra CIC online.
  • Hoặc kiểm tra trực tiếp tại Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia tại số 10 Quang Trung, Quận Hà Đông, Hà Nội hoặc Tầng 1, số 68 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP.HCM.
  • Ngoài ra, khách hàng cũng có thể kiểm tra trạng thái nợ tại ngân hàng mà mình có khoản vay.

Bước 2: Thanh toán các khoản nợ còn lại

  • Đảm bảo thanh toán đủ số tiền gốc, lãi và phí phạt cho các khoản vay còn tồn đọng.

Bước 3: Chờ cập nhật trên hệ thống CIC

  • Thông thường, hệ thống CIC lưu trữ lịch sử tín dụng của khách hàng trong 5 năm gần nhất.
  • Với nợ xấu nhóm 1 và 2, ngân hàng có thể hỗ trợ sau khi tất cả các khoản nợ đã được trả đủ và duy trì 12 tháng thanh toán tốt.
  • Đối với các nhóm nợ 3, 4 và 5, khách hàng phải đợi tối đa 5 năm để được ngân hàng hỗ trợ vay vốn trở lại.

Việc thực hiện đầy đủ các bước trên không chỉ giúp cải thiện lịch sử tín dụng mà còn mở ra cơ hội vay vốn thuận lợi trong tương lai.

9. Quy trình xử lý nợ quá hạn

Các tổ chức tài chính áp dụng các phương thức thu hồi nợ theo quy định từ Ngân hàng Nhà nước hoặc quy trình nội bộ để xử lý nợ quá hạn. Dưới đây là các bước xử lý nợ quá hạn phổ biến:

  1. Liên hệ với khách hàng:

    • Ngân hàng hoặc tổ chức tài chính sẽ thông báo khoản nợ quá hạn đến khách hàng và yêu cầu thanh toán.
  2. Thông báo cho đơn vị liên quan:

    • Nếu khách hàng không có phản hồi, ngân hàng có thể thông báo cho đơn vị mà khách hàng đang làm việc hoặc công ty mà khách hàng hợp tác, nhằm yêu cầu hỗ trợ giải quyết khoản nợ.
  3. Chuyển nợ sang bên thứ ba:

    • Một số ngân hàng chuyển quyền thu hồi nợ cho các bên thứ ba chuyên xử lý nợ để tăng cường khả năng thu hồi.
  4. Khởi kiện theo quy định pháp luật:

    • Nếu các phương thức trên không hiệu quả, ngân hàng hoặc tổ chức tài chính có thể tiến hành khởi kiện để thu hồi nợ theo quy định pháp luật.

Việc hiểu rõ quy trình xử lý nợ giúp khách hàng nhận thức về tầm quan trọng của việc trả nợ đúng hạn và tránh các biện pháp cưỡng chế pháp lý.

quy trình xử lí nợ quá hạn

10. Kinh nghiệm xử lý nợ quá hạn dành cho người đi vay 

Khi bạn có một khoản nợ quá hạn, tất cả những gì bạn cần làm là đến ngân hàng. Tại đây, ngân hàng sẽ tạo điều kiện và cơ hội cho người vay trả hết nợ. Vì vậy, bạn hãy yên tâm

Người vay chủ động đến ngân hàng để nêu vấn đề của chính mình.

  • Sau đó hãy trình bày chi tiết kế hoạch trả nợ của bạn và trình bày rõ ràng các nguồn thu nhập có thể có trong tương lai.

  • Ngân hàng sẽ xem xét và đưa ra mức phạt và lãi suất hợp lý cho bạn.

11. Nợ quá hạn bao lâu thì sẽ bị khởi kiện?

Khi gặp tình huống nợ quá hạn, bạn có thể áp dụng các bước sau để xử lý hiệu quả:

  1. Chủ động liên hệ với ngân hàng:

    • Đến ngân hàng hoặc liên hệ với nhân viên tín dụng để trình bày chi tiết về tình trạng của khoản vay.
  2. Trình bày kế hoạch trả nợ:

    • Cung cấp cho ngân hàng kế hoạch cụ thể về cách bạn sẽ trả nợ, bao gồm các nguồn thu nhập hiện tại và dự kiến.
  3. Thỏa thuận lại mức lãi phạt và lãi suất:

    • Ngân hàng sẽ xem xét tình huống của bạn và có thể đưa ra các mức lãi suất hoặc phí phạt phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi để bạn có thể hoàn tất khoản vay.

Việc chủ động làm việc với ngân hàng và cung cấp thông tin minh bạch giúp tăng cơ hội nhận được hỗ trợ và tránh các hậu quả xấu từ nợ quá hạn.

12.  Làm thế nào để có thể tránh nợ quá hạn?

Để tránh nợ quá hạn và duy trì lịch sử tín dụng tốt, người vay nên lưu ý các điểm sau:

  1. Cân nhắc khả năng tài chính: Trước khi vay, hãy đánh giá kỹ thu nhập hàng tháng, số tiền muốn vay, lãi suất và thời hạn trả nợ để đảm bảo khả năng thanh toán không gây áp lực tài chính.

  2. Ghi nhớ thời hạn thanh toán: Luôn lưu ý ngày đáo hạn trong hợp đồng và chủ động thanh toán trước từ 3 đến 5 ngày để ngân hàng cập nhật kịp thời, tránh phát sinh nợ quá hạn do sai sót.

  3. Sử dụng vốn hiệu quả: Có kế hoạch sử dụng số tiền vay một cách hợp lý và tạo ra nguồn thu để trả nợ.

  4. Thanh toán trước hạn nếu có khả năng: Nếu có điều kiện, nên hoàn tất hồ sơ sớm để giảm chi phí lãi và nâng cao điểm tín dụng, giúp cho các lần vay sau dễ dàng hơn.

  5. Lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân: Tránh tình trạng nợ quá hạn do tăng lãi suất và chi phí phạt. Hãy quản lý khoản vay một cách khôn ngoan để không gặp khó khăn trong việc trả nợ.

Tuân thủ các nguyên tắc trên sẽ giúp người vay tránh nợ quá hạn và duy trì điểm tín dụng tốt, mở ra cơ hội tài chính thuận lợi trong tương lai.

làm sao để không mắc phải nợ quá hạn

13. So sánh nợ quá hạn và nợ xấu

Giống nhau:

  • Cả nợ quá hạn và nợ xấu đều là các khoản vay không được trả đúng hạn.
  • Lãi phạt cho nợ quá hạn được áp dụng theo cùng một công thức cho cả hai loại nợ.

Khác nhau:

  1. Nợ quá hạn:

    • Khi khoản vay bị trễ hạn dưới 10 ngày, vẫn chưa được phân loại là nợ xấu, chỉ đơn thuần là "Nợ quá hạn". Tình trạng tín dụng vẫn duy trì trong "Nhóm Nợ Tốt" khi tra cứu trên hệ thống CIC, dễ dàng hơn trong việc tiếp tục vay vốn.
  2. Nợ cần chú ý (Nhóm 2):

    • Khi khoản vay quá hạn từ 10 đến 90 ngày, khoản vay sẽ được đưa vào nhóm "Nợ cần chú ý" (nợ nhóm 2), gây khó khăn hơn cho việc tiếp cận các khoản vay mới.
  3. Nợ xấu (Nhóm 3, 4, 5):

    • Nợ quá hạn trên 90 ngày sẽ chuyển thành nợ xấu. Khách hàng có nợ xấu trên CIC gặp nhiều trở ngại và hầu như không thể vay thêm, do lịch sử tín dụng được xem là "rất xấu".
  4. Nợ khó đòi:

    • Khi khoản vay không được thanh toán trong thời gian dài, ngoài lãi phạt, người vay sẽ chịu thêm "phí xử lý nợ". Trong một số trường hợp, ngân hàng có thể miễn giảm một phần lãi phạt quá hạn, song khoản nợ vẫn yêu cầu xử lý bằng tài sản thế chấp.

Hy vọng các thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại nợ quá hạn và nợ xấu, từ đó có thể đưa ra quyết định tài chính sáng suốt.

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

Tin liên quan