Nợ xấu là gì? Cách tra cứu nợ xấu và xóa lịch sử nợ xấu

Khi đi vay tiền, nợ xấu đã không còn là khái niệm xa lạ đối với nhiều người vay, và là nỗi ám ảnh với cả bên vay và bên cho vay. Vậy cụ thể nợ xấu là gì, nợ xấu mang đến những ảnh hưởng tiêu cực gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

1. Nợ xấu là gì?

Nợ xấu là các khoản nợ quá hạn của khách hàng khi vay vốn tại ngân hàng/công ty tài chính, nợ xấu thông thường được xác định khi khoản vay quá hạn trả nợ trên 3 tháng và bị đánh giá là khó đòi hoặc không có khả năng thu hồi vốn do người vay không đủ năng lực trả nợ. 

Nợ xấu là một hành vi tài chính tiêu cực, mang lại tác động xấu cho cả bên vay và bên cho vay.

Nợ xấu là gì?

Tìm hiểu nợ xấu là gì? Nợ nhóm 1, 2, 3, 4, 5 là gì?

2. Làm thế nào để xác định là có nợ xấu?

Vậy khi đi vay vốn hiện nay, có phải mọi khoản nợ quá hạn đều được xét là nợ xấu? Câu trả lời là không. Các khoản nợ của người vay sẽ được phân chia thành từng nhóm và quản lý bởi CIC - Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam. 

2.1. Các phân chia các nhóm nợ theo CIC

  • Nhóm 1: Dư nợ đạt tiêu chuẩn

Nhóm nợ dành cho người vay thanh toán các khoản nợ đúng hạn hoặc các khoản nợ có thời gian quá hạn dưới 10 ngày.

Với nhóm nợ này, người vay không cần lo lắng, dư nợ đạt chuẩn sẽ không gây ảnh hưởng đến chất lượng lịch sử tín dụng của bạn.

  • Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý

Dành cho các khoản nợ được ngân hàng điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán lần 1 hoặc các khoản nợ có thời gian quá hạn từ 10 - 90 ngày. 

Hiện nay, khách hàng có dư nợ chú ý thường không gặp vấn đề khi tham gia vay vốn trong lần sau. Tuy nhiên, một số ngân hàng để phòng tránh rủi ro tín dụng đã ra điều kiện không hỗ trợ người vay có nợ chú ý. Với những khách hàng đang có nợ chú ý hãy lưu ý thanh toán khoản nợ ngay lập tức để không bị rơi vào nhóm nợ xấu. 

  • Nhóm 3: Dư nợ không đủ tiêu chuẩn

Nhóm nợ dành cho các khoản vay đã được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán nhưng vẫn quá hạn dưới 30 ngày hoặc trường hợp được miễn giảm lãi do không đủ năng lực trả nợ hoặc các khoản nợ có thời gian quá hạn từ 91 - 180 ngày. 

Nhóm nợ càng cao, càng thể hiện lịch sử tín dụng không tốt. Bắt đầu từ nhóm 3, dư nợ không đủ tiêu chuẩn, tài khoản vay của bạn chính thức bị đánh dấu là có nợ xấu. 

  • Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

Bao gồm các khoản vay đã điều chỉnh kỳ hạn trả nợ nhưng vẫn quá hạn từ 30 đến dưới 90 ngày hoặc các khoản vay được tổ chức tín dụng điều chỉnh kỳ hạn thanh toán lần thứ 2 hoặc các khoản nợ quá hạn trong thời gian từ 181 - 360 ngày.

  • Nhóm 5: Nợ nghi ngờ không trả

Bao gồm các khoản nợ sau:

- Khoản vay đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ nhưng vẫn quá hạn trên 90 ngày 

- Khoản vay được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần thứ 2 nhưng vẫn quá hạn

- Khoản vay được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần thứ 3

- Các khoản nợ quá hạn 1 năm trở lên.

Đây là nhóm nợ thể hiện mức nợ xấu cao nhất, cả người cho vay và người vay đều không mong muốn rơi vào nhóm nợ này. Đối với người cho vay, gần như chắc chắn sẽ mất vốn, còn người vay sẽ gặp khó khăn trong việc vay vốn lần sau tại bất cứ tổ chức tín dụng nào khi tài khoản rơi vào nhóm nợ này. 

>>> Bạn cần vay tiền gấp trong 2 giờ? Đăng ký vay ngay tại đây:

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

2.2. Nhóm nợ nào được xem là nợ xấu?

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 tức là các khoản nợ quá hạn trên 3 tháng (90 ngày) trở lên, hoặc các khoản nợ đã được gia hạn thời gian thanh toán nhưng vẫn trễ hạn từ 30 ngày trở lên, được các cơ quan, tổ chức tài chính đánh giá là khó thu hồi do người vay không có đủ năng lực trả nợ. 

Do đó, với những khách hàng đang rơi vào nhóm nợ chú ý, nợ quá hạn dưới 90 ngày, cần lưu ý tìm cách trả nợ ngay và báo cho cơ quan xử lý nợ để hoàn tất thanh toán khoản nợ quá hạn.

3. Hướng dẫn cách kiểm tra nợ xấu ngân hàng

Để kiểm tra nợ xấu, người vay cần tra cứu qua trung tâm tín dụng CIC và kiểm tra nợ xấu bằng CMND (Chứng minh thư) hoặc CCCD (căn cước công dân).

Hiện nay có hai cách kiểm tra nợ xấu: Người vay có thể kiểm tra nợ xấu bằng cách truy cập vào website của Trung tâm tín dụng CIC hoặc tải app CIC trên điện thoại về để kiểm tra lịch sử tín dụng.

kiểm tra nợ xấu trên CIC

Hướng dẫn chi tiết các bước kiểm tra nợ xấu trên CIC

3.1. Kiểm tra nợ xấu trên website CIC

Các bước kiểm tra nợ xấu ngân hàng trên website CIC cụ thể như sau:

  • Bước 1: Truy cập web CIC https://cic.gov.vn/ và chọn mục “Đăng ký”

  • Bước 2: Đăng ký tài khoản theo hướng dẫn bằng cách nhập thông tin: Họ tên, số CMND/CCCD, ngày cấp và nơi cấp CMND/CCCD, email, ngày tháng năm sinh, Số điện thoại, địa chỉ và cập nhật ảnh chụp mặt trước, mặt sau CMND/CCCD

  • Bước 3: Xác nhận mật khẩu cho tài khoản

  • Bước 4: Nhận và nhập mã OTP được gửi về qua số điện thoại bạn đã đăng ký

  • Bước 5: Sau khi hoàn tất các bước trên, nhân viên của CIC sẽ liên hệ để xác nhận các thông tin bạn đã đăng ký.

  • Bước 6: Đăng nhập tài khoản CIC sau khi được xét duyệt đăng ký tài khoản thành công. Thông tin đăng nhập bao gồm tên và mật khẩu sẽ được gửi cho bạn qua tin nhắn hoặc mail cá nhân. 

  • Bước 7: Sau khi tài khoản được đăng nhập thành công, người dùng vào mục thông tin cá nhân để tiến hành kiểm tra lịch sử tín dụng CIC.

3.2. Tra cứu nợ xấu thông qua ứng dụng CIC trên điện thoại

Ngoài cách truy cập vào website CIC, khách hàng có thể tải app CIC để tra cứu nợ xấu ngay trên điện thoại thông qua các bước đơn giản sau:

  • Bước 1: Tải app CIC và mở ứng dụng trên điện thoại IOS hoặc Android

  • Bước 2: Tiến hành đăng ký tài khoản trên CIC bằng cách nhập thông tin và hình ảnh theo yêu cầu của hệ thống

  • Bước 3: Chờ CIC xét duyệt tài khoản, quá trình này sẽ diễn ra trong vòng 2 - 3 ngày

  • Bước 4: Đăng nhập tài khoản sau khi xét duyệt thành công

  • Bước 5: Tiến hành tra cứu nợ xấu và nhận kết quả.

3.3. Tổng đài hỗ trợ tra cứu lịch sử nợ xấu

Tổng đài hỗ trợ của CIC là 1800585891, phục vụ khách hàng theo khung giờ từ 8:00 - 17:00 (Thứ 2 - Thứ 6). Nhân viên tư vấn sẽ giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ khách hàng tra cứu lịch sử nợ xấu cũng như xử lý các vấn đề liên quan đến lỗi hệ thống, lỗi tài khoản.

Khách hàng cũng có thể truy cập vào mục FAQ của CIC để được giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến tra cứu nợ xấu. 

Bên cạnh cách kiểm tra nợ xấu trực tiếp thông qua website/ứng dụng CIC, những người dùng hiện đang kinh doanh dịch vụ tài chính, cho vay vốn, cần kiểm tra tình trạng nợ xấu của rất nhiều khách hàng có thể đăng ký mua gói dịch vụ: “Quản lý cầm đồ, vay lãi, bát họ” Mecash. Mecash sẽ hỗ trợ người dùng tra cứu nợ xấu trên CIC chỉ cần nhập số CMND/CCCD của người đó.

4. Các tác hại của nợ xấu gây ra

Nợ xấu là một khái niệm tiêu cực trong lĩnh vực tín dụng, gây ảnh hưởng không tốt tới cả người vay và người cho vay. Vậy cụ thể, nợ xấu mang đến những hậu quả gì?

Hậu quả của nợ xấu

Hậu quả của nợ xấu đối với người vay và người cho vay

4.1. Hậu quả của nợ xấu đối với ngân hàng/tổ chức tín dụng

Nợ xấu tương đương với việc các đơn vị cho vay tiền khó thu hồi vốn, thậm chí có khả năng mất vốn, gây ảnh hưởng đến việc vận hạnh của tổ chức tín dụng. Một ngân hàng/tổ chức cho vay có tỷ lệ nợ xấu cao sẽ làm ảnh hưởng đến vận hành sản phẩm, lợi nhuận, chất lượng dịch vụ, uy tín thương hiệu của tổ chức đó. Do đó, kiểm soát nợ xấu là một phần quan trọng của các tổ chức tín dụng.

Khi xảy ra nợ xấu, bên cho vay phải làm các cách để thu hồi vốn thông qua đội ngũ thu hồi nợ thu hồi vốn vay của khách hàng, trong trường hợp không đòi được nợ, sẽ tiến hành thu hồi tài sản của người vay để bù đắp vào khoản nợ. Quá trình này thông thường diễn ra trong thời gian dài gây tiêu tốn chi phí, nhân lực, mất thời gian cho “tiền chết”. Do đó, đối với các tổ chức tín dụng, “nợ xấu” là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng mà bất cứ tổ chức nào cũng muốn hạn chế tối đa.

4.2. Hậu quả của nợ xấu đối với người vay

Đầu tiên, khách hàng trả nợ quá hạn sẽ phải chịu một khoản phí phạt khổng lồ từ phía cho vay, quá hạn càng lâu, phí trả càng cao dẫn đến việc khách hàng không có khả năng chi trả nợ. Lãi chồng lãi, nợ chồng nợ, lâu dần sẽ trở thành khoản vay vĩnh viễn không trả được.

Quan trọng hơn, khi tài khoản của bạn bị CIC đánh dấu có nợ xấu, bạn sẽ không thể tham gia vay vốn tại bất cứ địa chỉ nào khác trong nhiều năm, thậm chí là cả đời. Ngoài ra, khi đi vay vốn, các ngân hàng/tổ chức tín dụng còn xét sự uy tín thông qua các mối quan hệ liên quan do đó, nợ xấu của khách hàng còn gây ảnh hưởng đến cả hoạt động vay vốn của người thân. 

  • Nợ nhóm 1 (dư nợ tiêu chuẩn): Người đi vay gần như không chịu ảnh hưởng gì nếu nằm trong nhóm nợ này, tuy nhiên nếu nợ quá hạn <10 ngày, người vay nên chủ động trả nợ kịp thời để tránh rơi vào nhóm nợ chú ý. 

  • Nợ nhóm 2 (nợ chú ý): Người đi vay cần trả phí phạt cho khoản nợ quá hạn của khi khi tất toán khoản vay, bên cạnh đó, nhiều ngân hàng sẽ không hỗ trợ cho khách hàng có nợ chú ý. Đối với các công ty tài chính, sàn giao dịch tài chính, người vay vẫn có cơ hội được hỗ trợ vay vốn khi có nợ chú ý. Tuy nhiên, bạn cần nhanh chóng thanh toán khoản vay để không rơi vào nhóm nợ xấu.

  • Nợ nhóm 3, 4, 5 (nợ xấu): Khi rơi vào 3 nhóm nợ này, gần như chắc chắn bạn không thể tham gia vay vốn trong lần sau tại bất cứ địa chỉ nào. Nhóm nợ càng cao, hậu quả càng nghiêm trọng, thời gian chờ để xóa lịch sử tín dụng càng kéo dài.

5. Làm cách nào để xóa nợ xấu ngân hàng?

xóa nợ xấu ngân hàng

Muốn xóa nợ xấu ngân hàng phải làm thế nào?

5.1. Có thể xóa nợ xấu ngân hàng không?

Lịch sử nợ xấu không thể xóa theo ý muốn của người vay, kể cả bạn có nộp phí cho CIC hay ngân hàng nhưng nó sẽ được update và tự động xóa đi sau một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, để được cập nhật làm mới, việc đầu tiên chúng ta cần làm là phải thanh toán hết khoản nợ đã quá hạn, khi đó CIC mới ghi nhận hoạt động đã thanh toán khoản vay của bạn.

5.2. Mất bao lâu để được xóa nợ xấu ngân hàng nhóm 1, 2, 3, 4, 5

Thời gian xóa lịch sử nợ sẽ phụ thuộc vào số tiền nợ quá hạn của khách hàng và khoản nợ đó thuộc nhóm nợ nào. Cụ thể:

  • Đối với các khoản nợ thuộc nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn), nhóm 2 (nợ chú ý) do CIC phân loại:

- Khoản nợ dưới 10 triệu: Người vay cần nhanh chóng tất toán khoản nợ. Sau khi tất toán thành công, lịch sử ghi nợ của bạn sẽ được xóa khỏi hệ thống CIC và không bị lưu giữ trong lần vay sau.

- Khoản nợ trên 10 triệu: Người đi vay cần lập tức tất toán khoản nợ cả gốc lẫn lãi để tránh kéo dài thời gian quá hạn trả nợ. Sau khi thanh toán xong, hãy yêu cầu người cho vay xác minh khoản vay đã được hoàn trả đầy đủ để nhanh chóng cập nhật thông tin trên hệ thống CIC.

Lịch sử ghi nợ quá hạn của khách hàng sẽ được update và xóa bỏ sau 12 tháng và đáp ứng được các điều kiện vay vốn tại ngân hàng/tổ chức tín dụng.

  • Đối với khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 (nợ xấu)

Khi khoản nợ của bạn đã rơi vào nhóm nợ xấu, rất khó để xóa bỏ lịch sử nợ xấu, thông thường, khách hàng sẽ không thể tham gia vay vốn tại các tổ chức tài chính/tín dụng trong 5 năm tiếp theo. Sau 5 năm, lịch sử tín dụng của bạn sẽ được update và có thể tham gia vay vốn như bình thường. Tuy nhiên, một số ngân hàng sẽ áp dụng hình thức không hỗ trợ cho vay cả đời đối với khách hàng có khoản nợ xấu.

Do đó, lời khuyên cho bạn là cần tránh dính phải “nợ xấu” hết mức có thể, nếu không việc vay vốn trong tương lai tại các tổ chức tín dụng là vô cùng khó khăn.

6. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu là gì?

Nợ xấu là điều mà bất cứ người vay nào cũng đều không mong muốn, vì nợ xấu không chỉ ảnh hưởng đến tài chính mà còn gây hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến uy tín và khả năng vay vốn trong lần sau của người vay.

Tuy nhiên, xuất phát từ các nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, hiện nay rất nhiều khách hàng vẫn để tài khoản rơi vào nhóm nợ xấu, hãy cùng tìm một số nguyên nhân chính sau:

6.1. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến phát sinh nợ xấu

Nợ xấu phần nhiều đến từ nguyên nhân chủ quan của khách hàng, thông thường do:

  • Do nhu cầu tài chính nên vay tiền mà không suy nghĩ đến kế hoạch trả nợ, không có biện pháp trả nợ (không có thu nhập ổn định hàng tháng để thanh toán khoản trả góp) dẫn đến nợ quá hạn dồn từ tháng này sang tháng khác.

  • Vay tiền nhưng không lập thời gian biểu, không chú ý đến thời điểm cần thanh toán khoản vay, không nhận điện thoại liên hệ từ bên nhắc nợ dẫn đến quên trả nợ trong một thời gian dài, từ đó phát sinh nợ xấu. 

  • Đi công tác hoặc có việc phải đi xa địa phương, trong thời gian đó không thể thanh toán khoản vay đúng hạn dẫn đến nợ xấu.

  • Khách hàng tiêu dùng thẻ tín dụng nhưng quên thanh toán dư nợ khi đến hạn, đây là tình huống rất nhiều khách hàng đã gặp phải. Khoản chi tiêu thẻ tín dụng cũng được xem là một hình thức vay vốn, tuy số tiền không lớn nhưng nếu không thanh toán đúng hạn, lịch sử tín dụng cũng sẽ bị ảnh hưởng.

  • Khách hàng mua hàng trả góp tại các siêu thị hoặc trung tâm thương mại hoặc qua các đơn vị tài chính cho vay trả góp nhưng không thanh toán nợ đầy đủ và đúng hạn theo cam kết trong hợp đồng vay tiền.

  • Khách hàng vay vốn theo hình thức thấu chi lương ngân hàng, tức chi tiêu vượt số tiền có trong tài khoản thanh toán tuy nhiên không có kế hoạch trả nợ hợp lý dẫn đến nợ quá hạn trong thời gian dài.

  • Khách hàng không có năng lực về kinh tế, không đủ khả năng trả nợ nhưng “hối lộ” nhân viên tín dụng để được duyệt vay. Khi đến thời điểm thanh toán nợ, người vay không có tiền trả nợ và trở thành khoản nợ xấu.

  • Khách hàng cố ý muốn chiếm đoạt tài sản bằng cách không trả lãi và nợ gốc sau khi đã vay vốn thành công.

  • Khách hàng sau khi vay tiền xong cảm thấy không hài lòng với mức lãi phí ngân hàng/tổ chức tín dụng đưa ra nên không thanh toán khoản nợ.

  • Khách hàng vay vốn để đầu tư kinh doanh hoặc đầu tư vào một hàng mục nhưng việc kinh doanh/hạng mục thất bại dẫn đến không có vốn để bù lại khoản nợ. 

6.2. Nguyên nhân khách quan dẫn đến nợ xấu của người vay

Bên cạnh các yếu tố chủ quan, nợ xấu của người vay cũng xuất phát từ một số nguyên nhân khách quan sau:

  • Người thân, bạn bè vay tiền trên danh nghĩa của bạn nhưng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản vay dẫn đến tài khoản của bạn dính nợ xấu. Trong trường hợp này, người phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cho khoản vay quá hạn này là bạn.

  • Các rủi ro bất ngờ không thể lường trước như: Dịch bệnh dẫn đến mất việc, tai nạn, bệnh tật ập đến… khiến người vay không còn đủ năng lực để trả nợ như trước.

  • Một nguyên nhân đã không ít lần xảy ra khiến khách hàng rơi vào nhóm nợ xấu là do không may gặp phải lỗi kỹ thuật của hệ thống trong lúc thanh toán khoản nợ, khách hàng nhầm tưởng khoản vay đã được thanh toán nhưng thực chất thì chưa, dẫn đến tài khoản của bạn bị tính là nợ quá hạn.

7. Khách hàng nợ xấu có thể vay tiền không?

nợ xấu có vay tiền được không

Khách hàng bị nợ xấu có vay tiền được không?

7.1. Bị nợ xấu có thể vay tiền không?

Lý do chính khiến khách hàng lo sợ khi dính vào nợ xấu đó là khả năng được hỗ trợ vay vốn trong lần sau. Tại các Ngân hàng Việt Nam hiện nay, để đảm bảo tránh rủi ro tín dụng, tất cả các ngân hàng đều không hỗ trợ duyệt vay cho khách hàng có nợ xấu trong lịch sử tín dụng CIC. Một số ngân hàng thậm chí không hỗ trợ cả với khách hàng có khoản nợ chú ý. 

Như vậy, với khách hàng có nợ xấu cơ hội vay tiền tại các ngân hàng gần như bằng không, đặc biệt là các khoản vay tín chấp. Tuy nhiên, trên tinh thần hỗ trợ mọi khách hàng gặp khó khăn về tài chính, hiện nay một số tổ chức tín dụng vẫn hỗ trợ cho khách hàng có nợ chú ý, nợ xấu bị ngân hàng từ chối.

Bên cạnh đó, khách hàng nợ xấu vẫn có thể vay vốn bằng cách cầm đồ tại các hiệu cầm đồ do đây là hình thức vay vốn có tài sản đảm bảo, khi khách hàng không thể thanh toán khoản vay, tài sản cầm cố sẽ được bên cầm đồ đem đi thanh lý để hoàn vốn.

Khách hàng nợ xấu trong trường hợp không thể vay được ở bất cứ đâu, thường có xu hướng tham gia “tín dụng đen” hoặc “vay tiền xã hội đen” với thủ tục đơn giản và điều kiện vô cùng dễ dàng, gần như không xem xét lịch sử tín dụng của bạn. Tuy nhiên, người vay cần lưu ý, lãi suất tại các địa chỉ tín dụng này rất cao và hình thức đòi nợ vô cùng khủng bố, khiến khách hàng mất ăn mất ngủ, gặp nhiều bất lợi trong cuộc sống. Do đó, cách tốt nhất là người vay cần tránh xa các địa chỉ vay bất ổn này.

>>> Để lại thông tin để được hỗ trợ ngay!

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

7.2. Đâu là địa chỉ uy tín cho khách hàng nợ xấu vay tiền?

Khách hàng nợ xấu muốn vay tiền có thể tìm đến các tổ chức tín dụng ngoài ngân hàng, hiện nay vẫn có những đơn vị tài chính cho khách hàng nợ xấu vay tiền.

Tima - Sàn giao dịch kết nối tài chính số 1 Việt Nam, địa chỉ hỗ trợ tài chính cá nhân uy tín trong ngày hiện đang xem xét hỗ trợ khách hàng có nợ chú ý bị ngân hàng từ chối khoản vay. 

Với các khách hàng có nợ xấu, Tima sẽ xem xét hỗ trợ trong trường hợp:

  • Khách hàng đã thanh toán đầy đủ khoản nợ xấu

  • Khách hàng trình bày lý do dẫn đến nợ xấu, thể hiện bản thân không mong muốn phát sinh khoản nợ xấu và có thiện chí trong việc hợp tác giải quyết nợ xấu

  • Khách hàng cho thấy mục đích vay vốn của bản thân

  • Khách hàng hiện có đủ năng lực để trả nợ cho khoản trả góp hàng tháng tại Tima

Như vậy, với khách hàng có nợ xấu, Tima vẫn xem xét hỗ trợ nếu bạn chứng minh được uy tín của bản thân cũng như năng lực trả nợ.

Tuy nhiên, với trường hợp khách hàng nợ xấu do cố tình không muốn trả nợ khiến khoản nợ chưa được thanh toán và tiếp tục tồn đọng, để đảm bảo an toàn cho giao dịch vay, giảm thiểu rủi ro tín dụng, hạn chế tỷ lệ nợ xấu, Tima sẽ từ chối hỗ trợ các trường hợp này.

7.3. Tima cho vay tiền chỉ cần giấy đăng ký xe 

Vậy làm thế nào để vay được tiền tại Tima - Sàn giao dịch kết nối tài chính số 1 Việt Nam. Hãy cùng tham khảo ngay thông tin dưới đây:

Chính sách cho vay của Tima:

  • Vay từ 3 triệu - 42 triệu chỉ cần giấy đăng ký xe máy (chấp nhận không chính chủ)

  • Vay từ 30 triệu - 500 triệu chỉ cần giấy đăng ký xe ô tô (có thể hơn tùy thuộc vào giá trị xe)

  • Vay tiền chỉ cần có giấy đăng ký xe máy/ô tô, dành riêng cho khách hàng đang sở hữu một trong hai loại phương tiện này

  • Lãi suất vay tiền nhanh Tima chỉ 1,5%/tháng (18%/năm) tính theo dư nợ giảm dần. Đây được xem là mức lãi suất ưu đãi trên thị trường khi so sánh với các đơn vị tài chính khác.

  • Thời gian vay linh hoạt, với khách hàng vay bằng đăng ký xe máy, thời gian vay là 6 tháng với khoản vay nhỏ 4 triệu hoặc tái vay và 12 tháng với khoản vay thông thường. Với khách hàng vay tiền bằng đăng ký xe ô tô, thời gian vay linh hoạt hơn trong 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hoặc 12 tháng.

  • Hình thức vay: Trả góp cả gốc và lãi định kỳ hàng tháng giúp khách hàng có kế hoạch trả nợ tốt hơn

  • Tima cam kết không thu phí trước vay, khách hàng nhận tiền giải ngân sau khi đăng ký hoàn tất hồ sơ mà không cần nộp phí.

Điều kiện cho vay tại Tima

  • Khách hàng trong độ tuổi từ 18 trở lên

  • Đang sinh sống tại khu vực được Tima hỗ trợ, hiện tại bao gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh…

  • Có mức thu nhập, đảm bảo đủ năng lực trả nợ khoản trả góp định kỳ hàng tháng

  • Đang sở hữu tài sản xe máy hoặc xe ô tô theo quy định được hỗ trợ của Tima (Đảm bảo niên đại xe không quá 15 năm)

Hồ sơ chuẩn bị để được hỗ trợ vay tiền tại Tima

  • Ảnh chụp chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu

  • Ảnh chụp sổ hộ khẩu (đầy đủ 16 trang)

  • Giấy đăng ký xe máy bản gốc (chấp nhận không chính chủ) với khách hàng vay tiền bằng giấy đăng ký xe máy.

  • Giấy đăng ký xe ô tô chính chủ bản gốc với khách hàng vay tiền bằng giấy đăng ký xe ô tô.

Tima hỗ trợ làm giấy đi đường, đảm bảo cho khách hàng có thể sử dụng tài sản xe như bình thường.

8. Lời khuyên giúp bạn tránh được nợ xấu

Vậy làm thế nào để hạn chế tối đa khả năng dính phải nợ xấu khi tham gia vay tiền? Hãy cùng tham khảo một số lời khuyên quan trọng dưới đây:

  • Chỉ nên vay tiền tại ngân hàng/tổ chức tín dụng khi bạn thật sự có nhu cầu. Nếu có thể, hãy tận dụng sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè. Tuy nhiên, mọi sự vay vốn đều lấy chữ ‘tín” làm tiền đề, luôn trả nợ đúng hạn dù bạn có vay ai. Khi có chữ tín, việc vay tiền trong lần sau sẽ trở nên dễ dàng hơn. 

  • Khi có nhu cầu vay tiền tại các tổ chức tín dụng, khách hàng cần tự đánh giá năng lực trả nợ của bản thân để lên một kế hoạch trả nợ hợp lý nhất, tránh gặp phải tình huống không thể trả nợ khi đến hạn.

  • Theo các chuyên gia tài chính, người vay chỉ nên dành 30% mức thu nhập của bản thân hàng tháng dành cho việc trả nợ khoản trả góp hàng tháng. Ví dụ, mức thu nhập của bạn là 10 triệu, như vậy mỗi tháng bạn chỉ nên trích ra 3 triệu dành cho việc trả nợ, nếu lớn hơn sẽ vô cùng rủi ro.

  • Khi nhận khoản vay, bạn cần lên kế hoạch sử dụng khoản vay một cách phù hợp, đảm bảo sử dụng tối đa hiệu quả của khoản tiền, mang lại lợi ích cho bản thân thậm chí là tạo thêm thu nhập từ khoản vay. 

  • Trong kế hoạch trả nợ của bạn, cần đưa ra phương án A, phương án B để trong trường hợp gặp rủi ro, bạn đã có sẵn phương án dự phòng để xử lý tình huống.

  • Cần nắm được hậu quả bạn sẽ gặp phải khi nợ quá hạn, cụ thể hãy tìm hiểu chi tiết mức phí phạt mà các tổ chức tài chính áp dụng khi người vay trả nợ không đúng hạn để có ý thức cũng như động lực trả nợ.

  • Sử dụng các ứng dụng quản lý chi tiêu để giúp bạn quản lý tài chính một cách hiệu quả hơn.

  • Trong trường hợp bất khả kháng không thể trả nợ do các tình huống bất ngờ ập đến (mất việc, dịch bệnh, tai nạn, thất thu kinh doanh…), người vay cần lập tức liên hệ với tổ chức tín dụng để trình bày rõ về hoàn cảnh, xin được hỗ trợ miễn giảm lãi và lùi thời hạn trả nợ, đồng thời vạch ra kế hoạch trả nợ chi tiết để được bên cho vay tin tưởng hỗ trợ kịp thời cũng như cùng phối hợp xử lý. Việc này mang lại lợi ích cho cả hai bên, giúp người vay tránh được khoản nợ xấu và bên cho vay cũng sẽ thu hồi được vốn. 

  • Khi đi vay vốn, hãy vạch kế hoạch trả nợ chi tiết, luôn đặt kế hoạch trước tầm mắt để có thêm động lực làm việc và trả nợ.

  • Khi đã có đủ khoản tiền để trả nợ trước hạn, lời khuyên cho bạn là nên lập tức thanh toán khoản vay, tránh trường hợp vì tiếc khoản phí phạt trả trước hạn mà không tất toán nợ. Thông thường, số tiền lãi phải trả cho khoản nợ nếu trả đúng hạn sẽ lớn hơn số phí phạt trả trước hạn nên nếu có đủ vốn người vay nên lập tức tất toán.

9. Các câu hỏi, thắc mắc thường gặp liên quan đến nợ xấu

câu hỏi về nợ xấu

Giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến nợ xấu

8.1. Bị nợ xấu có mở thẻ tín dụng được không?

Tiêu dùng bằng thẻ tín dụng là loại tiêu dùng trả sau nên được xem là một hình thức vay vốn ngân hàng với 0% lãi suất trong hạn, do đó, để đảm bảo an toàn cho giao dịch tín dụng này, những người có nợ xấu không được hỗ trợ làm mở tín dụng tại bất cứ ngân hàng nào. Khách hàng chỉ được mở thẻ khi lịch sử nợ xấu đã được xóa.

8.2. Người thân trong hộ khẩu có nợ xấu thì có vay được tiền không?

Khi đi vay vốn, ngân hàng sẽ yêu cầu người vay cung cấp thông tin sổ hộ khẩu và thông tin tham chiếu từ người thân. Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định thông tin khách hàng, thông tin người thân, nếu phát hiện ra lịch sử tín dụng của người thân trong hộ khẩu của bạn có nợ xấu (nợ từ nhóm 3 trở lên) thì rất có thể, hồ sơ vay của bạn sẽ không được duyệt do ngân hàng nghi ngờ tính an toàn của giao dịch tín dụng. 

Do đó, bất cứ cá nhân nào khi đi vay vốn cần nhớ kỹ, lịch sử tín dụng của bạn sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động vay vốn của những người thân trong gia đình, do đó, hãy lưu ý trả nợ đúng hạn để tài khoản không dính nợ xấu.

8.3. Nợ xấu không trả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Theo quy định của pháp luật, hiện tại chưa có chế tài hình sự áp dụng cho người vay có nợ xấu không trả được nợ, thay vào đó, người đi vay phải chịu trách nhiệm về mặt dân sự, yêu cầu thanh toán khoản vay đầy đủ cùng phí phạt cho bên vay. Trong trường hợp không thể trả nợ, bên cho vay có thể áp dụng biện pháp siết nợ và thu hồi tài sản thay thế cho khoản nợ của khách hàng. 

Tuy nhiên, trách nhiệm khách hàng phải chịu còn phụ thuộc vào hành vi của bạn, cụ thể tuyệt đối không thực hiện 2 hành vi sau:

  • Người đi vay không hợp tác với bên cho vay, cố tình không nghe điện thoại, không liên hệ với bên cho vay, tỏ thái độ chống đối.

  • Người đi vay có nợ xấu, biết không thể trả nợ liền trốn khỏi địa phương để không phải chịu trách nhiệm cho khoản nợ.

Với hai trường hợp này, bên cho vay có thể kiện người đi vay ra tòa để áp dụng các chế tài yêu cầu bồi thường khoản nợ. 

8.4. Nợ xấu có thể gửi tiết kiệm được không?

Gửi tiết kiệm là hình thức khách hàng gửi tại ngân hàng một khoản tiền để tiết kiệm và nhận lãi suất vào cuối kỳ theo thỏa thuận (ví dụ kỳ hạn 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng...). Khi gửi tiết kiệm Hiện nay, không có quy định nào yêu cầu người có nợ xấu không được gửi tiết kiệm. Khách hàng có nợ xấu vẫn có thể tham gia gửi tiết kiệm ngân hàng như bình thường.

8.5. Nợ xấu có thể vay trả góp mua hàng tại các Trung tâm thương mại, sàn thương mại điện tử không?

Vay trả góp mua xe máy, mua ô tô, mua đồ gia dụng,... tại các Trung tâm thương mại, sàn thương mại điện tử tuy lãi suất là 0% nhưng vẫn được tính là một hình thức vay tiền. Các địa chỉ hỗ trợ vay trả góp mua hàng có thể lo lắng về việc thu hồi vốn, do đó hầu như khách hàng có nợ xấu sẽ không được hỗ trợ mua hàng trả góp.

8.6. Nợ xấu có thể vay vốn thế chấp không?

Vay thế chấp là hình thức vay thông qua Tài sản đảm bảo thay vì sử dụng uy tín của người vay giống vay tín chấp. Tuy nhiên, tại ngân hàng, khách hàng vay thế chấp vẫn cần chứng minh được uy tín và năng lực trả nợ của bản thân. Lý do là mặc dù có tài sản làm vật đảm bảo nhưng quy trình thu hồi, thanh lý tài sản trong trường hợp khách hàng không trả được nợ vẫn khiến ngân hàng mất nhiều thời gian, công sức và tốn thêm chi phí cũng như gia tăng tỷ lệ nợ xấu của tổ chức. Do đó, khi đi vay vốn thế chấp ngân hàng, người vay có nợ xấu vẫn không được ngân hàng hỗ trợ. 

Tuy nhiên, tại các hiệu cầm đồ, công ty tài chính,... vẫn sẽ xem xét hỗ trợ khách hàng có nợ xấu vay thế chấp/cầm cố. 

Trên đây là tất cả những thông tin quan trọng cần biết về “nợ xấu”, tin chắc rằng đã giải đáp cho khách hàng mọi thắc mắc về câu hỏi: “Nợ xấu là gì?”. Để được tư vấn chi tiết về dịch vụ vay tiền nhanh trong ngày, quý khách vui lòng để lại thông tin theo mẫu đăng ký dưới đây và đợi điện thoại liên hệ sau 5 phút!

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

Tin liên quan