Rửa tiền là gì? Các hình thức rửa tiền tại Việt Nam hiện nay

Rửa tiền là gì? Hậu quả của rửa tiền với nền kinh tế là gì? Thực trạng rửa tiền ở Việt Nam. Tội rửa tiền xử lý như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Rửa tiền là gì? Ví dụ về rửa tiền 

Rửa tiền là gì?

Hiểu rửa tiền là gì? Ví dụ cụ thể về rửa tiền

1.1 Rửa tiền là gì?

Rửa tiền là hình thức nói về việc tiền “ bẩn” được sinh ra từ những hoạt động làm ăn phi pháp VD tiền từ buôn bán ma túy, nhận hối lộ, buôn lậu, tham nhũng…được hợp pháp hóa và trở thành tiền “sạch”. 

Các tổ chức tội phạm và cá nhân buôn lậu, tham nhũng… luôn có nhu cầu che giấu nguồn gốc của khoản tiền thu được từ những hoạt động bất hợp pháp mà không gây nghi ngờ cho các cơ quan thực thi pháp luật vì vậy các hình thức rửa tiền ra đời. 

Mục đích của rửa tiền rất rõ ràng đấy là biến tiền bất hợp pháp thành tiền hợp pháp, giúp cho chủ sở hữu khoản tiền tiêu chúng dễ dàng hơn mà không sợ sự quản lý và kiểm tra của các cơ quan chức năng. 

Thông thường, rửa tiền bao gồm ba bước: Sắp xếp (placement), phân lớp (layering) và hợp nhất (integration).

  • Trong giai đoạn đầu hay giai đoạn sắp xếp, người rửa tiền đưa khoản tiền bất hợp pháp của mình vào hệ thống tài chính, bằng cách chia một lượng lớn tiền mặt thành các khoản tiền nhỏ hơn, gửi trực tiếp vào tài khoản ngân hàng hoặc bằng cách mua bán một loạt công cụ tiền tệ (séc, lệnh chuyển tiền, v.v.), sau đó được thu thập và gửi vào tài khoản khác.

  • Sau khi tiền đã vào hệ thống tài chính, giai đoạn thứ hai - phân lớp sẽ diễn ra. Trong giai đoạn này, người rửa tiền tham gia vào một loạt các chuyển đổi hoặc di chuyển của các khoản tiền để tách chúng khỏi nguồn ban đầu. Các khoản tiền có thể được chuyển thông qua việc mua và bán, qua công ty ảo, qua các quỹ từ thiện,...hoặc có thể chỉ cần chuyển số tiền đó thông qua một loạt tài khoản tại các ngân hàng khác nhau trên toàn cầu.  Trong một số trường hợp, việc rửa tiền có thể ngụy trang các khoản chuyển tiền dưới dạng thanh toán cho hàng hóa hoặc dịch vụ khiến chúng có vẻ ngoài là hợp pháp.

  • Cuối cùng, việc rửa tiền chuyển sang giai đoạn thứ ba - hợp nhất, theo đó các khoản tiền quay trở lại nền kinh tế hợp pháp. Tiền sau khi được rửa có thể được đầu tư tiền vào bất động sản, tài sản xa xỉ hoặc các dự án kinh doanh.

1.2 Ví dụ về rửa tiền 

Một vụ án về rửa tiền từng gây xôn xao dư luận diễn ra vào năm 2019 xảy ra tại Địa ốc Alibaba.

Theo đó Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc điều hành Công ty CP địa ốc Alibaba) và 22 đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội lừa đảo, chiếm đoạt hơn 2.264 tỉ đồng của 4.316 nạn nhân. 

Sau khi lừa đảo chiếm đoạt tài sản Luyện cho vợ là Võ Thị Thanh Mai (vợ Luyện, giữ 49,5% cổ phần công ty) và Nguyễn Thái Lực (em trai Luyện) “rửa tiền” bằng cách dùng tiền lừa đảo chiếm đoạt của khách hàng để mua đất hoặc dùng tài khoản cá nhân để thực hiện việc chuyển nhận tiền sử dụng nhiều mục đích khác. 

Đây chỉ là một ví dụ trong vô vàn các ví dụ về rửa tiền với rất nhiều hình thức khác nhau.

2. Hậu quả của rửa tiền với nền kinh tế là gì?

Rửa tiền mang lại những hậu quả nghiêm trọng đến nền kinh tế vĩ mô và mục đích chính của hành vi này là nhằm trốn thuế, trốn trách nhiệm đối với nền kinh tế, đất nước và toàn thể xã hội. Dưới đây là những hậu quả nghiêm trọng mà rửa tiền gây ra: 

  • Gây lãng phí nguồn lực kinh tế, bóp méo sự phân bổ của nguồn lực này.

  • Tạo ra sự sai lệch trong các báo cáo, thống kê kinh tế, tài chính.

  • Gây ảnh hưởng lớn đến sự phân bố thu nhập, làm cho thị trường tài chính mất đi sự tín nhiệm của xã hội.

Rửa tiền là một trong những tội  được quy định trong Bộ luật Hình sự, và không phải người nào cũng có thể dễ dàng vi phạm điều này. Dưới đây là những đối tượng phạm tội rửa tiền. 

  • Những đối tượng buôn lậu

  • Những đối tượng có hành vi tham nhũng

  • Những đối tượng muốn trốn thuế, muốn giữ kín thu nhập

Thực trạng rửa tiền tại Việt Nam

Thực trạng rửa tiền tại Việt Nam

3. Thực trạng rửa tiền ở Việt Nam

Nguy cơ rửa tiền ở Việt Nam được đánh giá ở mức độ trung bình nhưng thực trạng lại khá phức tạp vì ội phạm có nhiều hành vi rửa tiền tinh vi và rất khó thể kiểm soát. 

Ngân hàng thường là hệ thống được tội phạm lựa chọn để hợp pháp hóa các khoản thu bất chính của mình. Với những đối tượng là những người tham ô tài sản có chức cao tại Việt nam thì họ sẽ dùng cách chuyển tiền vào ngân hàng để hợp pháp số tiền đã nhận hối lộ, trốn thuế,…nhưng dưới tên của người khác. Điều này giúp cho việc rửa tiền khó bị phát hiện cũng tránh liên đới trực tiếp. 

Ngoài ngân hàng thì bất động sản nằm trong nhóm nguy cơ rửa tiền thứ hai. Ngày nay bất động sản phát triển vỗ số dự án mọc lên là môi trường và cùng là điều kiện tốt để tội phạm chọn để rửa tiền. Nếu như dùng tiền “bẩn” để mua bán, trao đổi mà không thông qua sàn giao dịch thì rất dễ "qua mặt" của cơ quan pháp luật. Ngoài ra thị trường bất động sản hiện nay cũng không phải được minh bạch 100%.

Thứ ba là rửa tiền thông qua chứng khoán. Tội phạm để tránh bị phát hiện có thể chia nhỏ số tiền ra dưới cái tên của nhiều chủ tài khoản chứng khoán khác nhau để có thể tránh sự truy xét, kiểm tra. Mặc dù không có trường hợp rửa tiền nào liên quan đến lĩnh vực chứng khoán bị truy tố từ năm 2012 đến 2017 nhưng đây vẫn được xem là lĩnh vực có nguy cơ rửa tiền xếp thứ 3.

4. Hình thức rửa tiền

  • Chia nhỏ số tiền ra để sử dụng: Thông thường khi bạn tự nhiên giàu lên hoặc mua sắm những tài sản có giá trị thì sẽ dễ bị nghi ngờ. Nên nếu bạn chia nhỏ khoản tiền mua cái này một tí cái kia một tí thì sẽ không bị nghi ngờ.

  • Mua tài sản cho người nhà đứng tên. Nếu bạn mua tất cả tài sản đứng tên bạn với khoản tiền rất lớn thì chắc chắn sẽ bị chú ý. Nên nếu bạn nhờ vợ, bố, mẹ, anh em, chú gì đứng tên thì trên giấy tờ tài sản đấy không phải của bạn. Nên bạn sẽ không bị truy cứu hay nghi ngờ về những tài sản này. 

  • Sử dụng hoạt động kinh doanh: Công ty “bình phong” là một thực thể được thành lập hợp pháp, nhưng hoạt động của công ty không nhằm thực hiện các chức năng vốn có theo đăng ký mà nhằm mục đích rửa các nguồn tiền bất chính. Các hóa đơn chứng từ và hoạt động kinh doanh rất khó được kiểm soát và dễ bị làm giả. Lập một công ty để làm bình phong sau đó luôn công bố có lãi, và khoản tiền đen sẽ được hợp pháp và trở thành tiền lãi chảy vào túi của chủ doanh nghiệp - hay cũng chính là chủ nhân của số tiền đen. 

  • Rửa tiền bằng từ thiện: Thủ đoạn này của tội phạm là thiết lập các dự án gây quỹ những người ủng hộ có thể sử dụng tên giả hoặc địa chỉ IP đăng ký giả mạo để dựng nên một dự án mạng lưới gây quỹ qua mạng. Bằng cách này, tội phạm có thể thu hút được những nguồn tiền xuyên biên giới. Các đại gia có thể chuyển được khoản tiền khủng vào quỹ từ thiện và rút ra một cách hợp pháp từ đầu kênh bên kia. Thậm chí nhiều người còn tự lập ra các quỹ từ thiện của riêng mình để tiền lợi cho việc quản lý và rửa tiền. 

  • Rửa tiền qua ngân hàng: Đối tượng sẽ sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng đứng tên khác nhau để chuyển tiền cho mình và số tiền sau khi qua ngân hàng sẽ trở thành tiền sạch. Đương nhiên phương thức không chỉ đơn giản là chuyển tiền kiểu bắc cầu sau đó có thể sử dụng khoản tiền đó ngay. 

  • Cách rửa tiền trên mạng: Lợi dụng không gian mạng quản lý lỏng lẻo và khó nắm bắt các đối tượng sử dung các hình thức (tổ chức đánh bạc, đánh bạc dưới các hình thức cá độ thể thao, lô đề online, game bài đổi thưởng) để lừa đảo và chiếm đợt tài sản. Có thể thấy phương thức phạm tội đối với hoạt động đánh bạc trực tuyến trái phép gồm: Thông qua việc chuyển tiền lòng vòng giữa các cá nhân với nhau, tiền gửi vào và rút ra nhanh khỏi tài khoản, thực nhiều giao dịch chuyển khoản qua internet Banking, tần suất lớn trong ngày với nội dung là một đoạn mã, ký tự, dãy số.

  • Rửa tiền từ nước ngoài về Việt Nam: Các đối tượng người nước ngoài sử dụng hộ chiếu nước ngoài, thị thực Việt Nam, địa chỉ cư trú tại Việt Nam để mở tài khoản khách hàng cá nhân, có mã tiền tệ giao dịch Việt Nam đồng (VND) tại phòng giao dịch, chi nhánh của các ngân hàng tại Việt Nam. Sau đó chuyển tiền từ nước ngoài đến các tài khoản này. Khi hoàn tất giao dịch chuyển tiền, các đối tượng đến liên hệ với phòng giao dịch, chi nhánh của các ngân hàng để rút hết số tiền này bằng tiền mặt (VND) một lần hoặc nhiều lần.

Nói chung có rất nhiều hình thức rửa tiền tại Việt Nam, từ hình thức đơn giản đến những hình thức tinh vi khó lường. Thông thường tiền được rửa là các khoản tiền lớn nên khung hình phạt của hình thức này cũng tương đối cao. Bạn cùng tham khảo chi tiết về tội rửa tiền. 

Tội rửa tiền xử lý thế nào?

Các mức hình phạt cho tội rửa tiền

5. Tội rửa tiền xử lý như thế nào?

Tại Việt Nam tội rửa tiền là một tội phạm của luật hình sự bởi nó ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và đương nhiên phải có rất nhiều tiền mới cần đến rửa tiền. 

Đối với cá nhân quy định tại Điều 324 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 :

  • Hình phạt tù cao nhất là 15 năm, thấp nhất là 06 tháng.

  • Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng – 5.000.000.000 đồng.

  • Cấm đảm nhiệm chức vụ.

  • Cấm hành nghề hoặc làm việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

  • Tịch thu một hoặc toàn bộ tài sản.

Đối với pháp nhân thương mại quy định tại Khoản 6, Điều 324.

  • Phạt tiền cao nhất là 20.000.000.000 đồng, thấp nhất là 1.000.000.000.

  • Đình chỉ hoạt động.

  • Cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực, cấm huy động vốn.

Trên đầy là những thông tin về rửa tiền mà bạn có thể tham khảo. Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp là hữu ích cho bạn.

 

Cung cấp bởi: Tima.vn

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

Tin liên quan