Tiền lãi vay có chịu thuế giá trị gia tăng hay không?

Tiền lãi vay có chịu thuế giá trị gia tăng không là thắc mắc chung của rất nhiều người? Tham khảo bài viết dưới đây của Tima để có câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi này nhé!

Tiền lãi vay có phải chịu thuế giá trị gia tăng hay không và có được tính vào chi phí không? Đây là những vấn đề đang khiến cho nhiều doanh nghiệp cũng như các cá nhân tham gia giao dịch vay và cho vay lo lắng. Tất cả những thắc mắc đó của các bạn sẽ được Tima giải đáp đầy đủ và chi tiết nhất qua nội dung bài viết dưới đây. Mời bạn theo dõi nhé!

1. Tìm hiểu lãi vay là gì?

Nếu bạn đã từng là người đi vay vốn ở các ngân hàng hay các công ty tài chính, thì chắc chắn bạn đã từng nghe qua các thuật ngữ như là lãi suất ngắn hạn, lãi suất dài hạn, lãi suất cho vay có thế chấp, lãi suất trả góp,… Vậy cụ thể lãi vay là gì? 

1.1. Lãi là gì?

Lãi chính là phần giá trị lớn hơn mà chúng ta thu được khi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ so với mức giá thành và chi phí tiêu thụ sản phẩm. Hay nói cách khác, lãi chính là bộ phận giá trị mà chúng ta có được do thực hiện việc tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. 

Lãi vay là khoản lãi mà phía vay vốn cần phải trả cho bên cho vay

Lãi vay là khoản lãi mà phía vay vốn cần phải trả cho bên cho vay

Nếu như việc tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có lãi thì lãi chính là một phần của doanh thu. Giá thành là toàn bộ các hao phí về tài sản và sức lao động có liên quan đến việc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ.

Trong hạch toán kinh tế thì lãi được chia thành hai loại chủ yếu đó là lãi kế hoạch và lãi thực tế. Lãi kế hoạch tức là chỉ tiêu dự kiến lãi thu được trong một thời gian xác định. Lãi thực tế tức là lãi có được sau khi đã trang trải các chi phí thực tế của quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ.

1.2. Chi phí lãi vay là gì? 

Chi phí lãi vay (Interest Expense) chính là khoản mà phía vay vốn cần phải trả cho bên cho vay tương ứng theo khoản tiền vay. Số tiền này được tính bằng mức lãi suất nhân với số tiền nợ mà người vay chưa thanh toán.

Chi phí lãi vay bao gồm các loại như sau:

  • Lãi tiền vay ngắn hạn

  • Lãi tiền vay dài hạn

  • Lãi tiền vay dựa trên các khoản thấu chi (hạn mức tín dụng)

  • Lãi suất trái phiếu và nợ chuyển đổi (kể cả chi phí phát hành trái phiếu của loại trái phiếu thường và trái phiếu chuyển đổi)

  • Lãi suất đến từ những khoản vay khác.

Theo chuẩn mực kế toán số 16 thì chi phí lãi vay chính là một phần của chi phí đi vay. Chi phí đi vay còn có thêm các khoản khác như là: Phần phân bổ những khoản chiết khấu hoặc phụ trội phát sinh có liên quan đến những khoản vay do việc phát hành trái phiếu. Phần phân bổ những khoản chi phí phụ phát sinh có liên quan tới quá trình làm thủ tục vay vốn; Chi phí tài chính của các tài sản cho thuê tài chính.

Chi phí lãi vay được tính lãi suất nhân với số tiền nợ người vay chưa thanh toán

Chi phí lãi vay được tính lãi suất nhân với số tiền nợ người vay chưa thanh toán

2. Quy định mới nhất về chi phí lãi vay 

Ngay sau đây là những quy định mới nhất về chi phí lãi vay mà chúng tôi đã tổng hợp được:  

2.1. Chi phí lãi vay ở các giao dịch liên kết

Căn cứ vào Nghị định 68/2020/NĐ-CP sửa đổi tại Khoản 3, Điều 8 của Nghị định 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017:

“Tổng chi phí lãi vay (sau khi đã trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ sẽ được trừ khi xác định khoản thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp và không vượt quá 30% của tổng số lợi nhuận thuần từ các hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng với chi phí lãi vay (sau khi đã trừ lãi cho vay và lãi tiền gửi) phát sinh trong kỳ cộng với chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ”

2.2. Chi phí lãi vay trong quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Khi quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN), chi phí lãi vay được quy định tại Điều 4 của Thông tư 96/2015/TT-BTC Bộ Tài Chính như sau:

Phần chi phí trả lãi tiền vay sản xuất kinh doanh của các đối tượng không phải là tổ chức tín dụng là hoặc tổ chức kinh tế, vượt qua 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã công bố tại thời điểm vay.

Chi trả lãi tiền vay tương ứng cộng với phần vốn điều lệ (đối với các doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu dựa theo tiến độ góp vốn đã ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả với những trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Việc chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư được ghi nhận vào giá trị của tài sản và giá trị công trình đầu tư.

Chi phí lãi vay đầu tư vào các doanh nghiệp khác trong quá trình sản xuất, kinh doanh sẽ tính vào các chi phí được trừ khi xác định khoản thu nhập chịu thuế nếu như doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ.

3. Chi phí lãi vay được tính theo cách nào?

Chi phí lãi vay được tính theo 2 cách cơ bản sau đây:

3.1. Cách tính chi phí lãi vay ở các ngân hàng

Cách tính lãi suất ngân hàng khi vay vốn gần như là được mặc định như nhau đối với tất cả các khách hàng khi đã lựa chọn sử dụng dịch vụ vay ở ngân hàng. Vì vậy, bạn nên nắm được cách tính lãi suất vay này để có sự lựa chọn phù hợp nhất về số tiền vay cũng như thời hạn trả nợ phù hợp với nhu cầu và tình hình tài chính của cá nhân. Điều này giúp bạn hạn chế được các áp lực về tài chính trong quá trả nợ.

Các ngân hàng hiện nay đa số đều tính lãi vay theo dư nợ giảm dần

Các ngân hàng hiện nay đa số đều tính lãi vay theo dư nợ giảm dần 

Hiện nay, cách tính chi phí lãi vay phổ biến nhất mà đa số các ngân hàng thường hay áp dụng đó chính là cách tính lãi vay theo dư nợ giảm dần. Công thức tính lãi vay này được biểu thị cụ thể như sau:

Lãi vay cần phải trả (hàng tháng) = (Số dư nợ vay hiện tại x với lãi suất vay x với số ngày thực tế đang duy trì dư nợ hiện tại) / 365

3.2. Cách tính chi phí lãi vay cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức khác

Đối với mỗi cá nhân, doanh nghiệp hay các tổ chức khác nhau thì cách tính chi phí lãi vay có thể không giống nhau. Tuy nhiên, xét về cơ bản thì lãi vay vẫn sẽ được tính dựa trên số dư nợ, lãi suất vay (tháng/ năm) cùng thời gian thực tế đang duy trì số nợ.

Công thức tính chi phí lãi vay tổng quát như sau:

Lãi phải trả = Số dư nợ vay hiện tại x với lãi suất vay (năm) x với tháng thực tế duy trì dư nợ hiện tại/12 + Số dư nợ vay hiện tại x với lãi suất vay (năm) x với số ngày thực tế đã duy trì dư nợ

4. Lãi vay có chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) không?

Theo quy định của Việt Nam, lãi vay sẽ không phải chịu thuế giá trị gia tăng, cụ thể:

Căn cứ theo điểm a và điểm b của khoản 8 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 8 Thông tư số 151/2014/TT-BTC, đã quy định các đối tượng sẽ không chịu thuế GTGT trong đó bao gồm:

  • Dịch vụ cấp tín dụng dưới các hình thức cho vay của tổ chức tín dụng;

  • Hoạt động cho vay riêng lẻ và không phải hoạt động kinh doanh hay cung ứng thường xuyên của người nộp thuế không phải là các tổ chức tín dụng.

Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, tiền lãi vay sẽ không chịu thuế giá trị gia tăng.

Tiền lãi vay sẽ không phải chịu thuế giá trị gia tăng

Tiền lãi vay sẽ không phải chịu thuế giá trị gia tăng

5. Chi phí lãi vay có được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp hay không? 

Chi phí lãi vay có được khấu trừ khi tính thuế thu nhập hay không sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

5.1. Trường hợp được khấu trừ

Chi phí lãi vay sẽ được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện khấu trừ theo quy định của pháp luật trừ trường hợp ngoại lệ khác. Cụ thể:

Căn cứ vào Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC cùng Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:

Điều 6. Các khoản chi được khấu trừ và không được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

Trừ các khoản chi không được trừ được nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp sẽ được trừ mọi khoản chi nếu như đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Khoản chi thực tế phát sinh có liên quan đến  các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Khoản chi có đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật.

  • Khoản chi nếu có kèm hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần với giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá này đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán cần phải có chứng từ thanh toán không được dùng tiền mặt.

  • Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện theo đúng quy định của các văn bản pháp luật về thuế GTGT.

Chi phí lãi vay được khấu trừ khi tính thuế thu nhập nếu đáp ứng đủ điều kiện

5.2. Trường hợp không được khấu trừ 

Các khoản chi sẽ không được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế sẽ bao gồm:

  • Phần chi phí trả tiền lãi tiền vay vốn để sản xuất kinh doanh của những đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc là tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay vốn.

  • Chi trả lãi tiền vay tương ứng với số vốn điều lệ (đối với các doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu đúng theo tiến độ góp vốn đã ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả với trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã ghi nhận vào giá trị của tài sản và giá trị công trình đầu tư.

  • Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ số vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có các khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào những doanh nghiệp khác thì khoản chi này sẽ được tính vào chi phí được trừ khi xác định các khoản thu nhập chịu thuế.

  • Trường hợp chi trả lãi tiền vay tương ứng theo số vốn điều lệ còn thiếu trong tiến độ góp vốn ghi ở điều lệ của doanh nghiệp thì không được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng với số vốn điều lệ còn thiếu và toàn bộ lãi tiền vay là các khoản chi không được trừ.

6. Tiền lãi vay có cần phải xuất hóa đơn không?

Về nguyên tắc, khi diễn ra giao dịch mua bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, thì người bán hàng và cung cấp dịch vụ cần phải lập hóa đơn để giao cho người mua hàng và người sử dụng dịch vụ.

Đồng thời, khi doanh nghiệp  đi vay thì:

Bên cho vay (ngân hàng, các tổ chức tài chính hoặc cá nhân hay đơn vị khác):

  • Khi thu tiền lãi cho vay, phía cho vay cần phải lập hóa đơn giá trị gia tăng.

  • Trên hóa đơn cần phải ghi rõ thông tin nội dung là thu lãi tiền vay

  • Dòng thuế suất, số thuế

Bên đi vay vốn cần có

  • Hợp đồng vay tiền

  • Chứng từ giao dịch

  • Hóa đơn thu tiền lãi vay

 

Căn cứ vào Công văn 39989/CT-TTHT năm 2018 của chi Cục thuế Thành phố Hà Nội, thì hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng và các khoản lãi tiền vay được xác định chính là doanh thu và cần phải xuất hóa đơn cho khách hàng vay vốn.

Tiền lãi vay cần phải xuất hóa đơn

Mặt khác, căn cứ vào Công văn 1332/TCT-DNL của Tổng cục Thuế năm 2014 về chứng từ thu lãi tiền vay ở Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam thì có thể không cần sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng mà thay thế bằng các chứng từ thu lãi tiền vay. Những chứng từ thu tiền hợp pháp thì vẫn được xem là hóa đơn.

Nói tóm lại, tiền lãi vay cần phải xuất hóa đơn.

7. Tiền lãi vay có phải nộp thuế thu nhập cá nhân hay không?

Căn cứ theo quy định ở khoản 3, điều 2 của thông tư số 111/2013/TT-BTC về các khoản thu nhập phải nộp thuế thu nhập cá nhân: Thu nhập từ các khoản đầu tư vốn là khoản thu nhập cá nhân dưới hình thức tiền lãi nhận được từ việc cho vay, thỏa thuận vay hay trừ lãi tiền gửi nhận được từ những tổ chức tín dụng, ngân hàng nhà nước.

Như vậy, cá nhân cho vay tiền mà có thu lại tiền (tức tiền lãi cho vay) thì đó là khoản thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

Trên đây là giải đáp thắc mắc về vấn đề Lãi vay có chịu thuế giá trị gia tăng hay không cùng một số vấn đề khác có liên quan đến khoản lãi vay này. Hy vọng đó là những thông tin giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích. Hãy theo dõi chúng tôi mỗi ngày để có thể cập nhật thêm nhiều tin tức khác về tài chính nhé!

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

Tin liên quan