Các nguyên nhân hình thành nợ xấu

Nợ xấu luôn là vấn đề được các doanh nghiệp và mỗi cá nhân đều sợ hãi, tối kỵ khi nhắc đến. Bởi vì khi rơi vào tình trạng nợ xấu, người vay và doanh nghiệp sẽ phải chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

Nợ xấu là một thuật ngữ được sử dụng trong các ngân hàng, đơn vị cho vay tài chính để chỉ khoản nợ khó đòi từ người vay. Khi cá nhân hoặc doanh nghiệp rơi vào tình trạng nợ xấu sẽ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực và những hậu quả xấu. Nợ xấu xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau từ hai phía. Vậy các nguyên nhân hình thành nợ xấu là gì? Có những nhóm nợ xấu nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau đây.

>>> Bạn cần vay tiền gấp? Đăng ký vay ngay tại đây:

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

Nợ xấu là gì?

Để biết được các nguyên nhân hình thành nợ xấu, trước hết chúng ta cần hiểu rõ khái niệm nợ xấu là gì?

Nợ xấu hay còn gọi là khoản nợ khó đòi, nợ đã bị quá hạn. Là khoản vay mà người vay không có đủ khả năng trả nợ cho người vay. Nếu khoản vay bị quá hạn từ 90 ngày trở lên so với thời hạn thanh toán, khi đó khoản nợ này sẽ được xem là nợ xấu. Những doanh nghiệp, cá nhân khi dính vào nợ xấu sẽ bị liệt kê vào danh sách khách hàng có nợ xấu trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC. Các nguyên nhân hình thành nợ xấu có thể do nhiều yếu tố khác nhau đến từ khách hàng và bên cho vay.

Trong hoạt động lĩnh vực ngân hàng, nợ xấu là những khoản nợ mà người vay không thể hoặc bị nghi ngờ về khả năng trả nợ đúng hạn. Thông thường các ngân hàng sẽ phân loại nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5 phụ thuộc vào mức độ quá hạn của người vay. Đối với ngân hàng, nợ xấu sẽ mang đến những rủi ro về tài chính đến với cả ngân hàng và cả người vay.

Nợ  xấu được chia thành 5 nhóm khác nhau trên hệ thống CIC

Phân loại các nhóm nợ xấu hiện nay

Trên hệ thống Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam - CIC, nợ xấu được chia thành 5 nhóm nợ xấu với những đặc điểm riêng của từng nhóm nợ như sau:

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn

Nợ nhóm 1 có những đặc điểm sau:

  • Là khoản nợ mà người vay có khả năng chi trả khoản vay bao gồm cả gốc và lãi theo đúng thời hạn như đã ký kết ở hợp đồng tín dụng.

  • Các khoản nợ được thanh toán trong thời hạn cam kết hợp đồng.

  • Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và thu được đầy đủ cả tiền nợ gốc và lãi đã quá hạn. Những trường hợp này, khi thanh toán khoản vay sẽ phải trả thêm khoản phí phạt quá hạn. 

  • Nợ xấu nhóm 1 - nợ đủ tiêu chuẩn nên người vay vẫn có thể bất cứ vay tiền ở bất cứ ngân hàng hay đơn vị cho vay tài chính khác.

Nhóm 2: Nợ cần chú ý

  • Nợ xấu nhóm 2 là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày.

  • Khi bị nợ xấu nhóm 2, khả năng vay vốn tại các ngân hàng của bạn sẽ bị giảm.

  • Các khoản nợ sẽ được điều chỉnh lại thời gian trả nợ lần 1.

  • Để xóa nợ xấu nhóm 2, bạn cần thanh toán hết toàn bộ dư nợ và đợi sau 12 tháng để hệ thống xóa nợ nợ xấu trên CIC. Tùy vào thuộc vào từng chính sách và điều kiện của từng ngân ngân hàng khác nhau để xét duyệt bạn có thể vay vốn tại ngân hàng hay không.

Nợ xấu nhóm 2 vẫn có thể được vay vốn tùy thuộc vào đơn vị cho vay

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn

  • Nợ dưới tiêu chuẩn là các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày, chưa được thanh toán hoặc thanh toán chưa đủ số tiền nợ cả gốc và lãi.

  • Là khoản nợ đã được điều chỉnh lại thời hạn trả nợ lần đầu nhưng vẫn bị quá hạn dưới 30 ngày.

  • Các khoản nợ đã được tạo điều kiện miễn trả tiền lãi hoặc giảm tiền lãi vì người vay không có đủ khả năng trả lãi theo hợp đồng vay của người vay.

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ mất vốn

Nợ xấu nhóm 4 có những đặc điểm sau:

  • Nợ xấu nhóm 4 là khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày theo đúng hợp đồng vay vốn đã ký kết trước đó.

  • Là khoản nợ đã được tạo điều kiện điều chỉnh lại thời hạn trả nợ lần đầu nhưng vẫn trả chậm từ 30 ngày đến dưới 30 ngày.

  • Là khoản nợ đã được ngân hàng, công ty tài chính cho vay vốn điều chỉnh lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

  • Nợ nhóm 5 là các khoản nợ đã bị quá hạn thanh toán khoản vay theo hợp đồng từ 180 ngày trở lên.

  • Là khoản nợ đã được điều chỉnh lại thời hạn trả nợ lần đầu nhưng vẫn không thanh toán đúng hạn từ 90 ngày trở lên.

  • Là khoản nợ đã được điều chỉnh lại thời hạn thanh toán nợ lần hai nhưng vẫn không đủ khả năng thanh toán.

  • Đó là khoản nợ đã được điều chỉnh lần trả nợ lên đến lần thứ 3 trở lên.

Nợ xấu nhóm 5 là khoản nợ có khả năng mất vốn

Bạn thắc mắc liệu nợ xấu nhóm 5 có vay tiền được không? Bài viết sau sẽ có ích đối với bạn: 

Nợ Xấu Nhóm 5 Vay Tiền Được Ở Đâu? Giải Pháp Vay Vốn Nhanh Chóng Tại Tima

Các nguyên nhân hình thành nợ xấu

Nợ xấu đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, kể cả từ phía cho vay hay người đi vay. Có rất nhiều các nguyên nhân hình thành nợ xấu do những yếu tố khách quan và chủ quan. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân từ phía khách hàng

Để dẫn đến tình trạng nợ xấu nguyên nhân đến từ người vay do các yếu tố sau đây:

  • Khả năng thanh toán khoản vay yếu kém: một trong các nguyên nhân hình thành nợ xấu đó là do tình hình tài chính yếu kém của khách hàng. Đây có thể do người vay bị mất việc làm, thu nhập thấp hoặc do tài chính cá nhân kém, không đủ khả năng chi trả khoản vay.

  • Do quản lý tài chính cá nhân kém: Khi người vay không có kế hoạch chi tiêu cụ thể, rõ ràng sẽ không có khả năng chi trả nợ vay, dần số nợ càng được tích tụ nhiều lên. Khi đó, không còn đủ khả năng chi trả khoản nợ vay. Vì thế, mỗi cá nhân, doanh nghiệp hãy biết cách quản lý tài chính và đưa ra kế hoạch chi tiêu rõ ràng để tiết kiệm và trả nợ.

  • Do tài chính cá nhân có sự thay đổi: Từ những biến động, thay đổi của tài chính cá nhân dẫn đến những thách thức khác, người vay bị mất việc làm, thu nhập giảm. Cũng có thể gặp vấn đề về sức khỏe khiến cho quá trình trả nợ bị khó khăn và gián đoạn.

  • Do sử dụng vốn vay sai mục đích: Do người vay vay tiền để mua những món đồ xa xỉ, tham gia vào cuộc sống xa hoa, khi đó cần chi tiêu vượt mức. Trong khi chi tiêu vượt mức thu nhập và tình hình tài chính của mình khiến người vay khó thanh toán được khoản nợ và bị rơi vào tình trạng nợ xấu.

  • Một trong các nguyên nhân hình thành nợ xấu nữa đó là do lãi suất vay tăng cao, khiến cho các khoản vay bị tịch tụ lại, cộng với tiền lãi nhiều nên người vay không có đủ khả năng chi trả.

Nợ xấu được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau

Nguyên nhân từ phía ngân hàng, tổ chức tín dụng

Ngoài các nguyên nhân hình thành nợ xấu do người vay thì cũng có nguyên nhân đến từ phía ngân hàng tổ chức cho vay. Đó là do ngay từ bước đầu tiên, bước thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng quá lỏng lẻo, đánh giá không đúng thực tế tình hình tài chính của khách hàng, dẫn đến tình trạng đánh giá sai khách hàng.

Khi đó, ngân hàng và các đơn vị cho vay tín dụng cho khách hàng vay khoản tiền lớn, vượt xa khả năng thanh toán của họ, dẫn đến nợ lâu dài, nợ khó đòi và mãi vẫn không thể thanh toán được khoản vay.

Nguyên nhân do yếu tố khách quan

Ngoài những nguyên nhân được nêu trên nợ xấu được hình thành là do các yếu tố khách quan khác như do thiên tai, dịch bệnh, biến động kinh tế, những thay đổi đó khiến người lao động bị mất việc làm, kinh tế bị suy thoái, thu nhập bị giảm sút, có tác động và ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ khoản vay của khách hàng.

Lời kết

Trên đây là bài viết nêu rõ khái niệm nợ xấu và các nguyên nhân hình thành nợ xấu. Khi bị nợ xấu sẽ ảnh hưởng đến khả năng vay tài chính của bạn sau này. Do đó, bạn cần quản lý chi tiêu, tài chính của mình một cách chặt chẽ, rõ ràng để giảm thiểu được những rủi ro và hậu quả không mong muốn.

>>> Bạn nên quan tâm:

Vay tiền chấp nhận nợ xấu nhóm 5 tại Tima đơn giản, lãi suất chỉ 15,95%/năm

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

Tin liên quan