Danh sách các ngân hàng nhà nước Việt Nam - Cập nhập mới nhất năm 2024

Ngân hàng nhà nước Việt Nam là gì? Danh sách các ngân hàng nhà nước Việt Nam mới nhất gồm những ngân hàng nào? Tất cả câu hỏi trên sẽ được trả lời chi tiết qua bài viết sau.

Hiện nay, nhu cầu vay tài chính ngày càng gia tăng, có đến hàng chục ngân hàng được xây dựng để đáp ứng nhu cầu này. Trong đó được chia thành hai nhóm chính là ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại. Vậy ngân hàng nào thuộc nhóm các ngân hàng hàng nhà nước Việt Nam hiện nay? Nếu bạn đang muốn tìm một danh sách chính xác nhất, hãy tham khảo bài viết ngay dưới đây nhé !

>>> Bạn cần vay tiền gấp trong 2 giờ? Đăng ký vay ngay tại đây: 

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

1. Ngân hàng nhà nước Việt Nam là gì?

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan quản lý tiền tệ và ngân hàng trung ương của chính phủ Việt Nam và có trụ sở chính tại quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Theo quy định luật phát Việt Nam hiện nay, các Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có tư cách pháp nhân đặc biệt biệt. Đều có vốn chủ sở hữu của nhà nước, với mức vốn có thể là một phần hoặc toàn phần.

Khái quát về ngân hàng nhà nước Việt Nam

Các Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được xây dựng và hoạt động bao gồm các chức năng và nhiệm vụ chính như:

  • Quản lý chính sách tiền tệ: Đưa ra quyết định về các chính sách liên quan đến tiền tệ, bao gồm việc điều tiết nguồn cung tiền và kiểm soát lạm phát. Ngân hàng cố gắng duy trì sự ổn định của đồng tiền quốc gia, đảm bảo nó không mất giá quá nhanh hoặc giảm giá quá mức.

  • Quản lý tỷ giá hối đoái: Ngân hàng Nhà nước can thiệp vào thị trường hối đoái để duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái. Kiểm soát biến động của tỷ giá để hạn chế ảnh hưởng đối với thương mại và kinh tế quốc gia.

  • Quản lý nguồn cung tiền: Ngân hàng Nhà nước quản lý nguồn cung tiền trong nền kinh tế. Điều này bao gồm việc kiểm soát lãi suất và thực hiện các biện pháp tài chính, để ổn định nguồn cung tiền và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tài chính.

  • Quản lý hệ thống ngân hàng: Ngân hàng Nhà nước giám sát và điều hành các ngân hàng trong hệ thống tài chính của quốc gia. Nó đảm bảo rằng các ngân hàng tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn tài chính để đảm bảo tính ổn định và an toàn của hệ thống ngân hàng.

  • Quản lý ngoại hối và dự trữ ngoại hối: Ngân hàng Nhà nước quản lý dự trữ ngoại hối của quốc gia, sử dụng ngoại hối để ổn định tỷ giá và bảo vệ nền kinh tế khỏi rủi ro tài chính quốc tế.

  • Hỗ trợ phát triển kinh tế: Ngân hàng Nhà nước có thể tham gia vào việc hỗ trợ phát triển kinh tế thông qua việc cung cấp tài trợ và chính sách tín dụng đặc biệt. Giúp thúc đẩy các ngành công nghiệp quan trọng hoặc giảm thiểu tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế.

2. Phân loại các Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay

Để phù hợp với chức năng và mục đích hoạt động của các ngân hàng thuộc sở hữu của nhà nước. Hiện nay, các Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ được chia thành 3 loại hình chính như sau.

2.1 Ngân hàng chính sách nhà nước

Những ngân hàng thuộc ngân hàng chính sách nhà nước thường được quản lý trực tiếp bởi chính phủ và hoạt động phi lợi luận. Mục tiêu chính của các ngân hàng này là hỗ trợ phát triển kinh tế, duy trì ổn định tài chính, thúc đẩy các mục tiêu xã hội quan trọng như giảm nghèo, tạo việc làm, và bảo vệ môi trường.

Ngân hàng chính sách nhà nước

Để hỗ trợ các mục tiêu chính sách và phát triển kinh tế, các ngân hàng chính sách thường áp dụng lãi suất thấp hơn so với ngân hàng thương mại để giúp động viên đầu tư và vay vốn.

2.2 Ngân hàng thương mại Quốc Danh

Những ngân hàng thuộc thương mại Quốc Danh được sở hữu vốn 100% của nhà nước và không được góp vốn của bất kỳ cơ quan hay tổ chức cá nhân nào. Được hoạt động dựa trên các điều lệ mà nhà nước đưa ra. Tuy nhiên, ngày nay để nâng cao khả năng hội nhập kinh thế và thu hút vốn đầu tư ban đầu, nhiều ngân hàng đã dần cổ phần hóa, phát hành trí phiếu và đẩy mạnh các hoạt động của ngân hàng. 

2.3 Ngân hàng thương mại cổ phần có vốn sở hữu nhà nước 50%

Là những ngân hàng được thành lập dưới sự góp vốn của hai hay nhiều cá nhân theo hình thức công cổ phần. Trong đó vốn sở hữu nhà nước chiếm hơn 50% tổng số cổ phần của ngân hàng.

3. Danh sách các ngân hàng nhà nước Việt Nam

Dưới đây là danh sách các ngân hàng nhà nước Việt Nam, được cập nhập mới nhất trong năm 2023 và phân ra theo 3 loại hình chính đã nêu ở trên.

3.1 Những ngân hàng nhà nước thuộc chính sách nhà nước

Trong nhóm ngân hàng nhà nước thuộc chính sách nhà nước gồm 2 ngân hàng, cụ thể như:

3.1.1 Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam VBSP

  • Có tên tiếng anh: Vietnam Bank for Social Policies - VBSP

  • Trụ sở chính: Tòa nhà CC5, Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - VBSP được thành lập vào năm 2002 dưới sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nhiệm vụ chính của VBSP là triển khai các chính sách xã hội và tài trợ các dự án phát triển cộng đồng. Hỗ trợ các đối tượng chưa được hưởng lợi từ các dịch vụ tài chính truyền thống như người nghèo, người dân tộc thiểu số, hộ gia đình chính sách xã hội và các nhóm dễ thất nghiệp.

Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - VBSP

3.1.2 Ngân hàng Phát triển Việt Nam VDB

  • Có tên tiếng anh: The Vietnam Development Bank - VDB

  • Trụ sở chính: 25A Cát Linh, Hà Nội

VDB được thành lập vào năm 2006 và hoạt động dưới sự quản lý của Chính phủ Việt Nam. Nhiệm vụ chính của VDB là cung cấp tài trợ và hỗ trợ tài chính cho các dự án quốc gia và  và chương trình phát triển xã hội. VDB tài trợ vốn  thường liên quan đến các lĩnh vực quan trọng như năng lượng, giao thông, giáo dục, y tế, và môi trường

3.2 Những ngân hàng nhà nước thuộc thuộc thương mại Quốc Danh

Trong nhóm ngân hàng nhà nước thuộc thương mại Quốc Danh gồm 4 ngân hàng, cụ thể như:

3.2.1 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Agribank

  • Có tên tiếng anh: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development - Agribank

  • Trụ sở chính: Số 02 Láng Hạ, Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, gọi tắt là Agribank. Được thành lập vào ngày 26 tháng 3 năm 1988 theo Quyết định số 119/HDBT của Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, là một trong những ngân hàng lớn và có tầm quan trọng nhất tại Việt Nam. Agribank đã có hơn 30 năm kinh nghiệm hoạt động, mục tiêu chính của ngân hàng là hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn. Đảm bảo cung cấp dịch vụ tài chính cho người nông dân và các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực này.

3.2.2 Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí toàn cầu GP Bank

  • Có tên tiếng anh: Global Petro Commercial One Member Limited Bank - GP Bank

  • Trụ sở chính: 109 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

GP Bank được thành lập vào ngày 8 tháng 12 năm 2007. Ban đầu, GP Bank hoạt động với sự tham gia của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (PVN) và một số đối tác liên quan đến ngành dầu khí. GP Bank cung cấp một loạt các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng đa dạng, bao gồm tiết kiệm, tài khoản thanh toán, cho vay cá nhân và doanh nghiệp, thẻ tín dụng… và nhiều dịch vụ tài chính khác. Ngân hàng này đặc biệt tập trung vào phục vụ các khách hàng trong lĩnh vực dầu khí và năng lượng.

Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí toàn cầu - GP Bank

3.2.3 Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng CB Bank

  • Có tên tiếng anh: Construction Commercial One Member Limited Liability Bank – CBBank

  • Trụ sở chính:  Hùng Vương, P.2 TP Tân An, Tỉnh Long An

CB Bank được thành lập vào ngày 21 tháng 8 năm 1992, Ngân hàng cung cấp một loạt các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng đa dạng, được hoạt động dưới sự hỗ trợ của Vietcombank. Tính đến năm 2013, ngân hàng đã có vốn điều lệ hơn 7000 tỷ đồng và gần 100 điểm hoạt động trên toàn quốc.

3.2.4 Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương Oceanbank

  • Có tên tiếng anh: Ocean Commercial One Member Limited Liability Bank – OceanBank

  • Trụ sở chính: 199 Nguyễn Lương Bằng. TP Hải Dương. Tỉnh Hải Dương

Ocean Bank được thành lập vào năm 1993 với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương, đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và đạt được nhiều thành tựu lớn trong suốt 30 năm hoạt động. Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế và tài chính của đất nước. Tham gia vào các dự án và hoạt động xã hội, nhằm đóng góp vào cộng đồng và xã hội.

3.3 Danh sách ngân hàng thương mại cổ phần có vốn sở hữu nhà nước trên 50%

Trong nhóm ngân hàng nhà nước thuộc thương mại cổ phần có vốn sở hữu nhà nước trên 50% gồm 3 ngân hàng, cụ thể như:

3.3.1 Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV

  • Có tên tiếng anh: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam – BIDV

  • Trụ sở chính: Tháp BIDV 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội

BIDV được thành lập vào ngày 26 tháng 4 năm 1957 dưới tên gọi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Đông Dương. Trải qua nhiều thay đổi trong quá trình hoạt động, ngân hàng đã thay đổi về tên gọi và cơ cấu để trở thành một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV

3.3.2 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Vietcombank

  • Có tên tiếng anh: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam – VCB

  • Trụ sở chính: 198, Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm. TP Hà Nội

Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/4/1963 với tư cách là ngân hàng thương mại nhà nước. Sau hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã nhanh chóng trở thành một trong những ngân hàng đứng top đầu trên thị trường chứng khoán. Cung cấp hàng loạt các sản phẩm dịch vụ cho vay đa dạng và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong sự phát triển của ngân hàng.

3.3.3 Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam VietinBank

  • Có tên tiếng anh: Vietnam Joint Stock Commercial Bank of Industry and Trade – VietinBank

  • Trụ Sở chính: 108, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm. TP Hà Nội

Giống như ngân hàng Vietcombank và BIDV, Vietinbank được thành lập với sự tham gia góp vốn từ nhà nước. Thành lập vào ngày 26 tháng 4 năm 1988, VietinBank đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế và tài chính của nước nhà. Với hệ thống mạng lưới ngày càng được mở rộng, gồm 151 chi nhánh và hơn 1000 phòng giao dịch trên toàn quốc.

4. Địa chỉ vay tài chính với lãi suất hấp dẫn, hạn mức linh hoạt

Trên đây là toàn bộ danh sách các ngân hàng nhà nước Việt Nam mới nhất năm 2023, để giúp khách hàng có thể lựa chọn ngân hàng vay tài chính phù hợp nhất. Ngoài ra, để khách hàng có thể đơn giản trong thủ tục vay tài chính cũng như giúp khách hàng nhận được tối đa lợi nhuận trong quá trình vay. Các công ty tài chính ngày càng mở rộng mạnh mẽ, trong số đó không thể kể đến đơn vị tài chính Tima, công ty tài chính đang đứng đầu tại Việt Nam hiện nay. 

Tima ngày càng có vị thế quan trọng đối với khách hàng, bằng việc đưa ra các gói vay linh hoạt và lãi suất hấp dẫn. Khách hàng chọn lựa Tima trong nhu cầu vay tài chính sẽ nhận được vô vàn các lợi ích như:

Địa chỉ vay tài chính với lãi suất hấp dẫn, hạn mức linh hoạt

4.1 Lãi suất cạnh tranh thấp nhất

Đến với Tima khách hàng nhận được lợi ích quan trọng là mức lãi suất phải trả hàng tháng chỉ với 1,6% và áp dụng với tất cả các gói vay, không kể gói vay ngắn hạn hay dài hạn. Tại các công ty tài chính khác mức lãi suất đang áp dụng giao động từ 2 - 3%/ tháng. Qua đó cho thấy mức lãi suất tại Tima đang là mức lãi suất tương đối thấp nhất, khách hàng có thể tiết kiệm được một khoản tiền để chi trả cho các công việc khác.

4.2 Linh hoạt trong khoản vay

Tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể, khách hàng có thể vay một khoản tiền nhỏ hoặc lớn tại công ty tài chính Tima. Điều này giúp khách hàng đáp ứng được các mục tiêu tài chính khác nhau, như trang trải chi phí hàng ngày, mua sắm lớn, hoặc khắc phục khẩn cấp.

4.3 Thời hạn vay phù thuộc vào khả năng thanh toán

Khách hàng có thể chọn thời gian trả nợ phù hợp với khả năng tài chính của mình, có thể là từ vài tháng đến vài năm. Tại công ty tài chính Tima cung cấp đến khách hàng nhiều tùy chọn thời hạn vay khác nhau, thông thường được kéo dài từ 3 - 24 tháng.

4.4 Dịch vụ khách hàng tốt nhất

Tima mang đến các dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, để hỗ trợ khách hàng trong quá trình vay tiền và giải quyết các thắc mắc hoặc vấn đề mà khách hàng gặp phải.

Như vậy trong bài viết trên đã mang đến cho khách hàng danh sách các ngân hàng nhà nước Việt Nam mới nhất năm 2023. Trong đó có 6 ngân hàng có 100% vốn sở hữu nhà nước và 3 ngân hàng thương mại cổ phần với 50% vốn đầu tư của nhà nước. Ngoài ra, trong trường hợp khách hàng cần một nguồn vốn lớn, thủ tục vay đơn giản hãy liên hệ ngay với Tima để được hưởng các dịch vụ tài chính tốt nhất.

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

Tin liên quan