GNP là gì? So sánh chỉ số GNP và chỉ số GDP

GNP là gì? Khái niệm chỉ số GNP, công thức tính chỉ số GNP. GNP có ý nghĩa như thế nào đối với một quốc gia? GNP có gì khác với chỉ số GDP? Hãy cùng tham khảo mọi thông tin về GNP trong bài viết sau.

1. GNP là gì?

GNP là gì?

Tìm hiểu chỉ số GNP là gì?

1.1. Khái niệm chỉ số GNP

GNP - Viết tắt của Gross National Product, tức tổng sản lượng quốc gia hay tổng sản phẩm quốc gia, là một chỉ số đánh giá mức độ phát triển kinh tế của một đất nước. GNP được tính bằng tổng giá trị theo tiền của các sản phẩm/dịch vụ cuối cùng do công dân của đất nước đó làm ra trong một khoảng thời gian nhất định, thông thường GNP được tính trong vòng một năm dương lịch.

Trong khi GDP là tổng sản phẩm quốc nội, tính cho các sản phẩm/dịch vụ được tạo ra trong nước, bao gồm cả người nước ngoài đang sinh sống trong nước thì GNP lại được tính cho mọi công dân của đất nước đó, dù làm việc trong nước hay nước ngoài (Ví dụ, một công dân Việt Nam xuất khẩu lao động tại Nhật Bản thì thu nhập của công dân này tại Nhật sẽ được tính cho tổng sản phẩm quốc gia của nước ta).

>>> Đăng ký nhận tư vấn khoản vay tại đây:

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

1.2. Sản phẩm/dịch vụ cuối cùng trong GNP là gì?

Sản phẩm hay dịch vụ cuối cùng được hiểu là thành phẩm cuối cùng bán ra cho người tiêu dùng, không phải loại sản phẩm bán cho nhà sản xuất và là một trong những sản phẩm trung gian nằm trong khâu sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. 

Ví dụ: Một chiếc điện thoại được đưa ra thị trường và bán cho người tiêu dùng sử dụng được xem là sản phẩm cuối cùng. Trong khi đó, các linh kiện tạo nên điện thoại là các sản phẩm trung gian, không được xem là sản phẩm cuối cùng.

1.3. Phân loại GNP

GNP hiện được chia làm 2 loại sau:

  • GNPn - GNP danh nghĩa

GNPn là chỉ số đo lường tổng sản phẩm/dịch vụ quốc gia được tạo ra trong một thời kỳ nhất định và tính theo mức giá cả hiện tại trên thị trường. 

  • GNPr - GNP thực tế

GNPr là chỉ số đo lường tổng sản phẩm/dịch vụ quốc gia được sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định nhưng được tính theo một mức giá cố định theo mốc thời gian chọn làm gốc. 

Khi so sánh chỉ số GNPn va GNPr sẽ cho chúng ta thấy được chỉ số lạm phát của giá cả thị trường.

2. Hai cách tính chỉ số GNP

Công thức tính chỉ số GNP

Công thức tính chỉ số GNP

2.1. Cách tính GNP dựa trên GDP

Là cách tính dưa trên tổng sản phẩm quốc nội GDP, khi đó GNP được tính theo công thức:

GNP = GDP + Thu nhập ròng tại nước ngoài

Trong đó, chỉ số [Thu nhập ròng từ nước ngoài] được tính bằng chênh lệch giữa Thu nhập từ các yếu tố xuất khẩu và Thu nhập từ các yếu tố nhập khẩu. 

Cụ thể:

GNP = GDP + (Thu nhập từ xuất khẩu - Thu nhập từ nhập khẩu)

Với công thức này, GNP bằng tổng sản phẩm quốc nội GDP cộng với phần chênh lệch thu nhập chuyển ra nước ngoài và thu nhập chuyển vào trong nước (được hiểu đơn giản là phần chênh giữ thu nhập của người Việt Nam tại nước ngoài và thu nhập của người nước ngoài tại Việt Nam)

2.2. Cách tính GNP dựa trên khái niệm chi tiêu

GNP = (X - M) + NR + C + I + G

Trong đó:

  • X được hiểu là sản lượng kim ngạch xuất khẩu ròng về sản phẩm hàng hóa và dịch vụ

  • M được hiểu là sản lượng kim ngạch nhập khẩu ròng về sản phẩm hàng hóa và dịch vụ

  • NR được hiểu là thu nhập ròng từ các tài sản ở nước ngoài

  • C là chi phí tiêu dùng của cá nhân

  • I là tổng mức đầu tư cá nhân quốc nội

  • G là chi phí Nhà nước dùng cho việc tiêu dùng

3. Tầm quan trọng của chỉ số GNP

3.1. Ý nghĩa của chỉ số GNP với nền kinh tế của quốc gia

  • Thông qua chỉ số GNP, cho chúng ta biết được mức chi tiêu, tiêu dùng tương đương với quy mô thu nhập và mức sống của một công dân trong nước. 

  • Khi tính GNP theo mức giá cố định (GNP trên thực tế) sẽ cho biết được mức độ gia tăng thu nhập, gia tăng mức sống của người dân trong một khoảng thời gian nhất định.

  • GNP là tổng số tiền của các sản phẩm/dịch vụ cuối cùng được tiêu thụ trên thị trường bởi người tiêu dùng, do đó nó chính là thước đo cho sự phát triển nền kinh tế của một quốc gia, đo lường mức độ khỏe mạnh của nền kinh tế một quốc gia.

  • GNP giúp phân tích và so sánh mức sống, mức thu nhập của người dân. Nếu mức độ tăng lên của Tổng sản phẩm quốc gia thực tế thấp hơn so với tốc độ tăng của dân số thì chỉ số thu nhập bình quân đầu người sẽ giảm. 

3.2. Mặt hạn chế của chỉ số Tổng sản phẩm quốc gia GNP

Tuy nhiên tổng sản phẩm quốc gia GNP cũng có những hạn chế nhất định:

  • Thu nhập, hoạt động sản xuất của một công dân hai quốc tịch có thể sẽ được tính vào GNP của cả hai quốc gia, như vậy sẽ phần GNP này sẽ được nhân đôi khi ước tính GNP toàn cầu.

  • Việc sử dụng GNP khi so sánh nền kinh tế tại các quốc gia cũng gặp khó khăn khi hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động đa quốc gia, mạng lưới hoạt động vô cùng phức tạp.

  • GNP tính thiếu một số loại hàng hóa được sản xuất, buôn bán ngầm và các loại hàng hóa tự cung tự cấp trên thị trường như thực phẩm nuôi trồng, các hàng hóa tự sản xuất tự sử dụng.

4. So sánh chỉ số GNP và chỉ số GDP

So sánh GNP và GDP

So sánh chỉ số GNP và chỉ số GDP

Chỉ số GNP và GDP có những khác biệt cụ thể nào? Hãy cùng so sánh qua từng yếu tố theo bảng dưới đây:

4.1. Khái niệm GNP và GDP

  • GNP: Tổng sản lương/sản phẩm quốc dân, do người dân của một nước làm ra, dù ở bất kỳ vùng lãnh thổ nào trên thế giới.

  • GDP: Tổng sản lượng/sản phẩm quốc nội, do người dân đang sinh sống, làm việc trong vùng lãnh thổ của đất nước làm ra.

4.2. Bản chất của hai chỉ số

  • GNP: Tính sản phẩm trên mọi vùng lãnh thổ trên thế giới, miễn là do công dân của đất nước đó làm ra. 

  • GDP: Chỉ tính tổng sản phẩm được tạo ra trong vùng lãnh thổ của đất nước đó, bất kể là do công dân nước nào làm ra.

4.3. Công thức tính GNP và GDP

  • GNP = C + I + G + (X - M) + NR 

  • GDP = C + I + G + (X – M)

4.4. GNP và GDP phản ánh điều gì?

  • GNP: GNP cho thấy mức độ tiêu thụ hàng hóa/dịch vụ của người dân một đất nước bất kể họ đang ở vùng lãnh thổ nào

  • GDP: GDP lại phản ánh số lượng hàng hóa được sản xuất ra của một đất nước trong vùng lãnh thổ của đất nước đó, từ đó tính toán được bình quân mức thu nhập của người dân trong nước.

4.5. Tính ứng dụng của chỉ số GNP và GDP

  • GNP: Thông thường được ứng dụng trong ngân hàng, tài chính nhằm tính toán tổng sản lượng hàng hóa/dịch vụ cuối cùng của các quốc gia

  • GDP: Sử dụng phổ biến hơn, dùng để các nước tính toán thu nhập bình quân

Trên đây là những thông tin chi tiết về chỉ số Tổng sản phẩm quốc gia GNP, hy vọng phần nào giúp khách hàng có cái nhìn rõ ràng hơn về các chỉ số đo lường kinh tế. Để được tư vấn chi tiết hơn, quý khách vui lòng để lại thông tin theo mẫu đăng ký dưới đây và đợi điện thoại tư vấn từ nhân viên Tima!

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

Tin liên quan