8 Mẹo chi tiêu tiết kiệm ngày Tết để sau Tết không cháy túi

Tết Nguyên Đán luôn là thời điểm mà người tiêu dùng mạnh tay chi tiêu, mua sắm để có một cái Tết đủ đầy, sung túc cùng gia đình. Tuy nhiên, việc tiêu dùng mạnh tay luôn khiến chúng ta rơi vào tình trạng rỗng túi sau Tết. Vậy làm cách nào để chi tiêu tiết kiệm hơn trong Tết, hãy cùng tìm hiểu một số mẹo dưới đây nhé!

1. Mẹo chi tiêu tiết kiệm ngày Tết: Lập danh sách chi tiêu trong Tết

Trước khi bắt mua sắm cho Tết, hãy lập danh sách chi tiết những thứ cần chi tiêu, cụ thể:

  • Tiền mua sắm đồ sinh hoạt trong Tết: Đồ ăn, đồ uống, đồ dùng thiết yếu

  • Tiền mua sắm đồ trang trí: Hoa đào, hoa mai, cây quất, hoa…

  • Tiền sắm đồ thờ cúng trong Tết

  • Tiền mừng tuổi cho các em, các cháu 

  • Tiền mua quà biếu Tết họ hàng nội ngoại…

Mẹo chi tiêu tiết kiệm ngày Tết

Mẹo chi tiêu tiết kiệm ngày Tết: lập danh sách chi tiêu

Lập danh sách cho các mục chi tiêu giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về số tiền cần bỏ ra, phân bổ ngân sách phù hợp hơn và hạn chế việc mua thừa, hoặc mua thiếu khiến kế hoạch mua sắm bị ảnh hưởng. Lập danh sách chi tiêu cũng giúp bạn hạn chế việc mua sắm vô tội vạ và có thể nhìn ra những phần chi tiêu không cần thiết để cắt giảm chúng đi.

2. Mua vừa đủ, đừng mua sắm thừa thãi

Thói quen từ xưa Tết là phải sung túc, đủ đầy khiến các gia đình Việt Nam có thói quen mua sắm thừa mứa, đặc biệt là thức ăn trong dịp Tết. Hệ quả là sau Tết chúng ta thường có rất nhiều thức ăn trong tủ lạnh, thậm chí cả tháng sau Tết ăn cũng không hết, phải đổ đi.

Việc thừa nhiều thức ăn sau Tết vừa không có lợi cho sức khỏe, vừa ảnh hưởng đến sự ngon miệng, chất lượng bữa ăn của chúng ta. Do đó, lời khuyên cho bạn là không nên quá phóng tay trong việc mua sắm đồ ăn trong Tết, kể cả hoa quả, bánh kẹo, nước ngọt… Mua sắm vừa đủ, chỉ nên để thừa ra một, hai phần, ăn hết đồ trong Tết, ra Tết mua đồ mới, ăn uống tươi ngon, nóng sốt, tốt hơn lại tiết kiệm hơn phải không nào?

3. Tự làm thực phẩm ăn trong Tết

Tự làm thực phẩm ăn Tết tuy mất thời gian nhưng có ưu điểm là vui và tiết kiệm được một khoản chi tiêu kha khá đấy. Mọi người có thể tự làm giò, lòng lợn, gói bánh chưng, bánh tét,... về phía đồ ăn vặt có thể tự làm mứt tết, kẹo lạc,...

Bên cạnh đó, việc tự làm đồ ăn trong Tết còn là xu hướng khá phổ biến hiện nay, giúp những người trong gia đình dành nhiều thời gian cho nhau hơn. Việc tự làm đồ ăn cũng đảm bảo an toàn thực phẩm so với việc mua sẵn bên ngoài.

Mẹo chi tiêu tiết kiệm ngày Tết

Mẹo chi tiêu tiết kiệm ngày Tết: tự làm thực phẩm ăn Tết

4. Mua thực phẩm ngoài chợ đầu mối, mua đồ tiêu dùng khô trong siêu thị

Hãy biết lựa chọn địa chỉ mua hàng giá rẻ phải chăng để tiết kiệm một khoản chi tiêu trong Tết. Với các mặt hàng thực phẩm tươi sống hoa quả, rau xanh, thịt, cá, bò, giò, hải sản… và các loại hoa bạn nên dành ra một buổi để ra các chợ lớn, chợ đầu mối để mua hàng. Giá thành thực phẩm ăn uống ở các chợ đầu mối thường rẻ hơn nhiều so với các chợ nhỏ hoặc trong siêu thị.

Với các loại mặt hàng đồ khô như bánh kẹo, nước ngọt, bánh mì, gia vị các loại (tiêu, dầu hào, nước mắm, tương cà, tương ớt…). Bạn nên dành một buổi để mua sắm trong siêu thị, lập ra danh sách các đồ cần mua để khi vào siêu thị chỉ cần lựa đồ. Siêu thị sẽ có các chương trình giảm giá nhân dịp Tết, bạn sẽ có thể tiết kiệm được một khoản kha khá nếu biết cách mua sắm các món đồ phù hợp.

5. Không nên quá bận tâm đến số tiền mừng tuổi

Mừng tuổi là tục lễ vui trong ngày Tết, người lớn dành tặng những bao lì xì cho trẻ con để mừng các con bước sang tuổi mới. Tuy nhiên, số tiền mừng tuổi lại dần trở thành thứ để người ta để ý, so bì, tính toán thiệt hơn.

Đừng nên bận tâm quá nhiều đến việc dành bao nhiêu tiền để mừng tuổi, quan trọng nhất là bạn để tâm đến việc mừng tuổi như thế nào. Hãy mua những bao lì xì xinh xắn, bên cạnh số tiền mừng, hãy tặng kèm các con một chiếc kẹo hoặc một món quà lưu niệm nhỏ hoặc một tấm thiệp với lời chúc mừng. Người nhận lì xì chắc chắn sẽ cảm thấy rất vui khi nhận được những bao lì xì được chuẩn bị kỹ càng như vậy!

6. Mua sắm Tết sớm

Càng gần Tết, nhu cầu mua sắm càng cao, hàng hóa hết càng nhanh, lẽ tất nhiên là vật giá sẽ leo thang, nhiều mặt hàng khan hiếm sẽ bị đẩy giá lên cao trong khi bạn bắt buộc phải có nó trong Tết nên cắn răng bỏ ra số tiền lớn để mua.

Do đó, lời khuyên cho bạn là nên sắm Tết sớm, hạn chế gần Tết mới bắt đầu mua bán, vừa không mua được hàng tốt, vừa tốn thêm một khoản không nhỏ do giá thành đắt đỏ.

7. Tận dụng đồ cũ, đảm bảo tiết kiệm

Trước khi tiến hành mua sắm Tết, hãy dọn dẹp nhà cửa, phân loại đồ đạc để xác định những món đồ nào đã có rồi để tránh việc mua thừa, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản kha khá đấy!

8. Thay đổi suy nghĩ, ăn Tết đơn giản hơn

Tết theo phong tục mâm cơm phải nhiều món, nhiều thịt thể hiện sự đủ đầy, sung túc. Tuy nhiên, nếu gia đình không có nhiều thành viên, chúng ta nên giảm nhẹ các món ăn, đặc biệt là các món thịt thà, thêm rau cho bữa ăn đỡ ngán, mọi người vừa ăn được nhiều, không để bỏ phí, vừa tránh lãng phí thức ăn, lãng phí tiền bạc.

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

Tin liên quan