4 Lưu ý cực kỳ quan trọng khi mượn tiền Ngân hàng!

Mượn tiền Ngân hàng làm sao để an toàn, hiệu quả và tránh được rủi ro không đáng có, hãy tham khảo ngay 4 lưu ý dưới đây. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những kinh nghiệm để chọn hình thức vay phù hợp, nắm được cách tính lãi suất vay, cách tính phí phạt và giúp bạn tính toán phương án trả nợ phù hợp.

mượn tiền Ngân hàng

Những lưu ý cực kỳ quan trọng khi mượn tiền Ngân hàng

1. Các hình thức mượn tiền Ngân hàng và ưu nhược điểm

Ngân hàng hiện đang hỗ trợ cho vay với khách hàng cá nhân dưới 3 hình thức chủ yếu là: Vay tín chấp theo lương; Vay thế chấp tài sản và vay cầm cố sổ tiết kiệm.

Mỗi hình thức vay lại có những ưu điểm và nhược điểm riêng, khách hàng có thể tham khảo thông tin dưới đây để lựa chọn được hình thức mượn tiền ngân hàng phù hợp:

1.1. Mượn tiền Ngân hàng bằng hình thức tín chấp

Vay tiền không cần thế chấp tài sản, chỉ cần chứng minh thu nhập từ lương thông qua các giấy tờ như: Bảng lương/Sao kê lương/HĐLĐ. Ưu điểm của hình thức này là điều kiện vay đơn giản, thủ tục vay dễ dàng, giải ngân nhanh chóng (thường sau 1 - 2 ngày làm việc).

Hạn chế của vay tín chấp theo lương tại Ngân hàng là hạn mức vay phụ thuộc vào thu nhập thực tế của khách hàng (thường tối đa 10 lần lương). Do vay đơn giản, lãi suất vay tín chấp cao hơn so với vay thế chấp.

>>> Đăng ký thông tin để được hỗ trợ vay nhanh

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

1.2. Mượn tiền Ngân hàng bằng hình thức thế chấp

Hình thức vay vốn thông qua tài sản đảm bảo như: BĐS nhà đất, chung cư, ô tô… Ưu điểm nổi bật của vay thế chấp là hạn mức vay cao (tối đa 70 - 100% giá trị tài sản), thời gian vay linh hoạt, có thể lên tới 20 - 25 năm. Lãi suất vay hấp dẫn, thấp hơn so với lãi suất vay thế chấp.

Nhược điểm của hình thức vay thế chấp là điều kiện vay khắt khe, thủ tục vay phức tạp, tỷ lệ được duyệt vay thấp hơn so với vay tín chấp khiến khách hàng gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn.

2. Mượn tiền Ngân hàng, lưu ý cách tính lãi suất

Để mượn tiền Ngân hàng một cách an toàn, hiệu quả, ngoài con số lãi suất mà Ngân hàng đưa ra, khách hàng cần đặc biệt quan tâm đến cách tính lãi suất được Ngân hàng đó áp dụng. Tham khảo các thông tin dưới đây:

mượn tiền ngân hàng

Tham khảo cách tính lãi suất khi mượn tiền ngân hàng

2.1. Tham khảo Cách tính lãi suất vay tín chấp: 

  • Lãi suất tính theo dư nợ ban đầu: Cách tính mà số tiền lãi không đổi trong suốt quá trình vay vốn, được tính dựa trên số nợ gốc vay Ngân hàng ban đầu.

Ví dụ: Bạn vay Ngân hàng 30 triệu trong 12 tháng, lãi suất là 9,6%/năm tính theo dư nợ ban đầu, hình thức trả nợ là trả góp cả gốc và lãi hàng tháng.

Như vậy, lãi suất hàng tháng là 9,6%/12 = 0,8%/tháng. Mỗi tháng, khách hàng phải trả góp tiền lãi là 0,8% x 30 triệu = 240.000 VNĐ.

  • Lãi suất tính theo dư nợ giảm dần: Cách tính mà lãi suất giảm dần qua các kỳ thanh toán, được tính dựa trên số dư nợ thực tế là số nợ còn lại sau khi đã trừ đi phần nợ gốc đã trả góp.

Ví dụ: Bạn vay Ngân hàng 30 triệu trong 12 tháng, lãi suất 16,9%/năm tính theo dư nợ giảm dần, trả góp lãi hàng tháng, trả góp nợ gốc 3 tháng / 1 lần.

Như vậy, lãi suất tháng là 16,9%/12 = 1,4%/tháng. Trong 3 tháng đầu, tiền lãi phải trả góp được tính theo nợ gốc ban đầu là 1,4% x 30 triệu = 420.000 VNĐ

Ở tháng thứ 4, khách hàng phải trả góp tiền gốc là: 30 triệu / 4 = 7,5 triệu. Trong 3 tháng tiếp theo (tháng 4, 5, 6), tiền lãi phải trả góp được tính bằng 1,4% x (30 - 7,5) triệu = 315.000 VNĐ.

Khách hàng cần lưu ý, cùng một số tiền lãi phải trả, con số lãi suất tính theo dư nợ giảm dần sẽ lớn hơn so với con số lãi suất tính theo dư nợ ban đầu.

2.2. Tham khảo Cách tính lãi suất vay thế chấp ngân hàng

Ngân hàng thường kết hợp áp dụng lãi suất cố định và lãi suất thả nổi cho hình thức vay thế chấp. Trong đó, lãi suất sẽ được để cố định trong một thời gian ban đầu (thường từ 6 - 9%/năm tính theo dư nợ giảm dần trong 3 tháng / 6 tháng / 12 tháng / 24 tháng).

Sau khi hết hạn ưu đãi, lãi suất được để thả nổi dựa theo công thức sau:

LSTK (kỳ hạn 6T/12T/13T/24T) + biên độ tăng lên (2 - 5%)

Lãi suất sau ưu đãi thường dao động từ 10 - 13%/năm. Khách hàng vay thế chấp cần lưu ý tìm hiểu kỹ công thức tính lãi suất thả nổi để chủ động nắm được sự thay đổi của lãi suất.

3. Mượn tiền Ngân hàng, tính toán phương án trả nợ

Vay tiền Ngân hàng, dù vay tín chấp hay thế chấp, điều quan trọng là khách hàng cần có năng lực tài chính để đảm bảo đủ khả năng trả nợ. Để vay vốn một cách an toàn, khách hàng cần tính toán và lập một phương án trả nợ cụ thể, rõ ràng, có phương án dự phòng cho những trường hợp rủi ro bất ngờ.

Theo các chuyên gia phân tích, số tiền trả góp cho khoản vay chỉ nên chiếm từ 40 - 50% tổng thu nhập hàng tháng của bạn để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của bạn.

4. Mượn tiền Ngân hàng, lưu ý đến các khoản phí phạt

mượn tiền ngân hàng

Lưu ý về các khoản phí phạt khi mượn tiền ngân hàng

Khách hàng muốn mượn tiền Ngân hàng cần đặc biệt lưu ý đến các khoản phí phạt được Ngân hàng đưa ra:

- Phí phạt nợ quá hạn: Là khoản phí phạt những khách hàng trả nợ chậm theo thời gian quy định trên hợp đồng. Lãi suất phạt thường được tính bằng 50% mức lãi suất trên hợp đồng. Ví dụ, lãi suất vay là 20%/năm, lãi suất phạt nợ quá hạn sẽ là 10%/năm.

- Phí phạt nợ trước hạn: Khoản phí thường chỉ áp dụng với khách hàng vay thế chấp, áp dụng với khách hàng tất toán khoản vay trước thời hạn vay ghi trên hợp đồng. Phí phạt thường được tính bằng 2 - 5% trên khoản tiền trả trước.

Để tránh các khoản phí phạt, khách hàng cần đảm bảo trả nợ đủ và đúng hạn theo thời gian quy định.

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

Tin liên quan