Nhà đầu tư là gì - Quy định, hình thức phổ biến hiện nay

Đầu tư luôn là một kênh kiếm tiền nhanh nhất. Các nhà đầu tư cầm nắm rõ các loại hình thức đầu tư, các ngành nghề được phép đầu tư cùng quy định pháp luật. Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.

Nếu được nghe nhiều lời khuyên, chắc hẳn bạn đã từng nghe rất nhiều cụm từ “nhà đầu tư”, “bạn, anh nên đầu tư”,... . Vậy nhà hình thức này là gì? Tại sao “đầu tư” lại thường được nhắc trong câu chuyện của người giàu? Mời bạn xem ngay bài viết dưới đây để hiểu hơn. 

1. Nhà đầu tư là gì?

Theo quy định tại Điều 3, Khoản 13, Luật Đầu tư thì Nhà đầu tư (tên tiếng Anh: Investors) là tổ chức, cá nhân có hoạt động đầu tư kinh doanh, bao gồm những nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư ở nước ngoài.

Trong đó:

  • Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch của nước ngoài, tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài, nhưng thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thì hãy tham khảo bài viết: style="text-decoration-line: none;">Các quy định của pháp luật về người đầu tư nước ngoài.

  • Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có người đầu tư nước ngoài là thành viên hay cổ đông.

  • Tổ chức kinh tế có vốn ở nước ngoài là tổ chức có các nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

2. Phân loại nhà đầu tư

Theo Khoản 18 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 khái quát nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân hoạt động đầu tư kinh doanh, bao gồm các nhóm sau:

  • Nhóm  trong nước.

  • Nhóm nước ngoài.

  • Các tổ chức kinh tế có vốn ở nước ngoài.

phân loại nhà đầu tư

Trong đó:

Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, không có người nước ngoài là thành viên hay cổ đông trong tổ chức kinh tế. Tại tổ chức kinh tế sẽ bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện kinh doanh (theo Điều 3 Khoản 20 Luật Đầu tư 2020).

Nhà đầu tư nước ngoài là những cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức được lập ra theo pháp luật nước ngoài nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (theo Điều 3 Khoản 19 Luật Đầu tư năm 2020).

Tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài được hiểu là trong tổ chức kinh tế có người đầu tư thành viên hay cổ đông người nước ngoài( Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh ) - theo Điều 3 Khoản 22 Luật Đầu tư 2020.

>>> Bạn muốn trở thành nhà đầu tư. Đăng ký ngay!!!

VUI LÒNG NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN TƯ VẤN
Nếu bạn không có nhu cầu đầu tư mà muốn vay tiền tại Tima vui lòng đăng ký tại đây.

3. Phân loại hình thức đầu tư

Căn cứ tại Điều 21 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14, các hình thức đầu tư tại Việt Nam như sau:

3.1.Đầu tư xây dựng các tổ chức kinh tế

Đối với nhà đầu tư ở trong nước: Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế khác nhau.

 

Nhà đầu tư trong nước xây dựng các tổ chức kinh tế

Nhà đầu tư ở trong nước thành lập tổ chức kinh tế

Đối với nhà đầu tư nước ngoài: Việc thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường đối với những người nước ngoài:

  • Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của người nước ngoài tại tổ chức kinh tế.

  • Hình thức.

  • Phạm vi hoạt động.

  • Năng lực, các đối tác tham gia hoạt động đầu tư.

  • Các điều kiện khác theo quy định của luật, nghị quyết Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm thành viên.

3.2 Góp đầu tư, mua cổ phần, mua phần vốn góp

Các nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế. Đặc biệt đối với người nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Điều 9 của Luật này, quy định về điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài.

  • Bảo vệ an ninh, quốc phòng theo quy định của Luật.

  • Luật Đất đai quy định về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất ở tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.

3.3 Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

Hợp đồng BCC được ký kết nhằm mục đích hợp tác kinh doanh và phân chia lợi nhuận mà không thành lập tổ chức kinh tế.

  • Ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước: Tuân thủ tất cả quy định của pháp luật về dân sự.

  • Ký kết giữa nhà đầu tư trong nước + nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký thực hiện theo quy định tại Điều 38 Luật Đầu tư năm 2020.

Ngoài ra, còn có những hình thức hay loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

4. Một số quy định của pháp luật về nhà đầu tư

4.1 Chính sách đầu tư kinh doanh

Điều 5 Luật Đầu tư quy định về chính sách đầu tư kinh doanh. Do đó, nhà đầu tư có các quyền sau:

  • Có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà luật không cấm.

  • Được tự chủ quyết định hoạt động kinh doanh theo quy định của luật và những quy định khác của pháp luật có liên quan.

  • Tiếp cận, sử dụng các nguồn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và các nguồn tài nguyên khác được pháp luật hỗ trợ.

4.2 Chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đối với nhà đầu tư:

  • Nhà nước công nhận, bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư.

  • Nhà nước đối xử bình đẳng giữa tất cả mọi người, có chính sách khuyến khích. Tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư thực hiện hoạt động kinh doanh và phát triển các ngành kinh tế bền vững.

  • Nhà nước tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về kinh doanh mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

4.3 Nhà đầu tư không được đầu tư vào ngành, nghề nào?

Theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư, nhà đầu tư không được phép đầu tư vào các doanh nghiệp sau đây:

Quy định nhà đầu tư được đầu tư vào những ngành, nghề nào

Kinh doanh thuốc theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật Đầu tư (1).

  • Kinh doanh các loại hóa chất và khoáng vật tại Phụ lục 2 của Luật Đầu tư (2).

  • Kinh doanh mẫu vật của những loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục 1 Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp, mẫu vật của các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp - quý hiếm loại 1 có nguồn gốc tự nhiên quy định tại  Phụ lục 3 của Luật Đầu tư (3).

  • Buôn bán mại dâm.

  • Mua, bán người, mô, bộ phận của cơ thể người.

  • Các hoạt động thương mại liên quan đến sinh sản vô tính trên người.

  • Kinh doanh pháo nổ.

Lưu ý: Việc sản xuất và sử dụng các sản phẩm quy định tại mục (1), (2), (3) trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng an ninh thực hiện theo quy định của chính phủ.

4.4 Nhà đầu tư được đầu tư thành lập tổ chức kinh tế không?

Theo quy định tại Điều 22 Luật Đầu tư, nhà đầu tư sẽ được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật.

Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, người nước ngoài phải có dự án đầu tư, làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định và phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ được quy định như sau:

  • Tỷ lệ sở hữu của người nước ngoài trong công ty niêm yết, công ty đại chúng. Tổ chức kinh doanh chứng khoán và quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về luật chứng khoán.

  • Tỷ lệ sở hữu của người nước ngoài trong doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, hoặc chuyển thành vốn chủ sở hữu hoặc chuyển đổi sang các hình thức khác. Thực hiện theo quy định của Luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.

  • Tỷ lệ sở hữu của người nước ngoài không quy định tại điểm a và điểm b. Điều này được thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế do nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Những hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện các hoạt động đầu tư, các điều kiện khác theo quy định tại điều ước quốc tế và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

4.5. Quy định góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tư

Theo quy định tại Điều 24 Luật Đầu tư, các nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế.

Quy định về vốn đối với các nhà đầu tư

Những quy định về vốn đối với các nhà đầu tư

Lưu ý: Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định sau:

- Quy định về góp vốn: Nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

  • Mua cổ phần được phát hành lần đầu hoặc phát hành thêm của công ty cổ phần.

  • Góp vốn vào những công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh.

  • Đóng góp vào các tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định trên.

- Mua cổ phần: nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế dưới các hình thức sau:

  • Mua cổ phần trong công ty cổ phần từ một công ty hoặc cổ đông.

  • Mua phần vốn góp của các thành viên trong Công ty TNHH để trở thành thành viên của Công ty TNHH.

  • Mua phần vốn góp của các thành viên góp trong công ty để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh.

  • Mua vốn của thành viên tổ chức kinh tế khác ngoài các tổ chức kinh tế trên.

4.6 Quyền sở những hữu tài sản của nhà đầu tư

Theo quy định tại Điều 9 Luật Đầu tư, tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không được quốc hữu hóa hoặc không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. 

Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý do quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai,... thì thực hiện chi trả, bồi thường cho nhà đầu tư theo quy định về luật trưng mua, trưng dụng tài sản và các luật liên quan khác. Vì vậy nhà đầu tư hoàn toàn có thể quan tâm đến tài sản hợp pháp mà mình sở hữu.

4.7 Nhà đầu tư có được chuyển nhượng các dự án đầu tư không?

Theo quy định tại Điều 45 Luật Đầu tư, các nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án cho người khác nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Không thuộc một trong những trường hợp bị chấm dứt hoạt động theo quy định.

  • Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án thuộc các ngành, nghề có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài.

  • Nếu việc chuyển nhượng các dự án có liên quan đến chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Đất đai và Luật Quản lý bất động sản.

  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các điều kiện khác theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).

Quy định chuyển nhượng khoản đầu tư

Quy định chuyển nhượng khoản đầu tư

4.8 Giải quyết tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư thương mại

Theo quy định tại Điều 14 Luật Đầu tư, các tranh chấp liên quan đến hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư tại Việt Nam sẽ được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Nếu thương lượng hay hòa giải không thành thì tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định. Trong đó:

- Tranh chấp giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài. Hoặc giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam

- Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một trong các bên là người nước ngoài. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được giải quyết thông qua một trong các cơ quan, tổ chức như:

  • Tòa án việt nam

  • Trọng tài Việt Nam

  • Trọng tài nước ngoài

  • Trọng tài quốc tế

  • Trọng tài được thành lập theo thỏa thuận của bên tranh chấp.

- Tranh chấp giữa các nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam. Trừ những trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế do nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

5 Phân biệt nhà đầu tư và chủ đầu tư

Như đã nói ở trên, nhà đầu tư dùng để chỉ các tổ chức, cá nhân hoạt động đầu tư kinh doanh bao gồm các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Đối chiếu với quy định tại Điều 4 Khoản 4 Luật Đấu thầu năm 2013 thì chủ đầu tư là các tổ chức sở hữu vốn/tổ chức được giao thay mặt chủ sở hữu vốn, các tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án.

Có thể thấy, nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân bỏ vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh. Chủ đầu tư là tổ chức sở hữu vốn/được giao thay mặt cho chủ sở hữu vốn, tổ chức vay vốn quản lý trực tiếp quá trình thực hiện dự án.

Phân biệt nhà đầu tư và chủ đầu tư

Phân biệt nhà đầu tư và chủ đầu tư

6. Thẩm quyền quyết định về chủ trương đầu tư

6.1 Thẩm quyền của Quốc hội

Các dự án đầu tư có tác động lớn đến môi trường hoặc có khả năng tác động đáng kể đến môi trường, Quốc hội sẽ quyết định bao gồm:

  • Nhà máy điện hạt nhân.

  • Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới trên 50 ha trở lên. Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển phải từ 500 ha trở lên, rừng sản xuất từ ​​1.000 ha trở lên.

  • Dự án yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha.

  • Dự án có yêu cầu di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên sẽ ở miền núi, 50.000 người trở lên sẽ ở vùng khác.

  • Các dự án cần áp dụng cơ chế, Quốc hội quyết định các chính sách đặc biệt.

6.2 Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ chấp thuận các chủ trương đầu tư đối với những dự án sau:

  • Dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn: Dự án tái định cư từ 10.000 dân trở lên ở miền núi. Dự án xây dựng mới, dự án đầu tư mới kinh doanh vận chuyển hành khách bằng tuyến đường hàng không, chế biến dầu khí, xây dựng nhà ở, xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp,...

  • Dự án nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí.

  • Dự án đồng thời thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư từ 02 bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên.

  • Các dự án khác được Thủ tướng Chính phủ thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật.

6.3 Thẩm quyền của UBND cấp tỉnh về nhà đầu tư

Trừ các dự án do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư, UBND cấp tỉnh quyết định đầu tư các dự án như:

  • Thông qua đấu giá dự án có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất không. Đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng, dự án đầu tư có đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất,...

  • Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị trong các trường hợp: Quy mô sử dụng đất dưới 50 ha, quy mô dân số tại đô thị dưới 15.000 người, quy mô sử dụng đất dưới 100 ha. Quy mô dân số ở ngoài khu vực thành thị sẽ dưới 10.000 người…

  • Có thẩm quyền đối với dự án  xây dựng và kinh doanh sân golf.

  • Thẩm quyền đối với dự án của các nhà đầu tư nước ngoài,...

7. Lựa chọn kênh đầu tư cá nhân uy tín trên thị trường

Hoạt động đầu tư giúp người đầu tư gia tăng hiệu quả giá trị tài sản. Đặc biệt đối với các nhà đầu tư trong nước cần thận trọng khi sàng lọc các nhà cung cấp dịch vụ để tránh rủi ro bị lừa đảo tài chính. Nhà đầu tư được đảm bảo lợi nhuận tốt nhất trên tài sản của mình khi sử dụng các đơn vị uy tín, chất lượng cao.

Tima là một trong những ứng dụng kết nối tài chính số an toàn và tiện lợi hàng đầu dành cho mọi người Việt Nam. Tima đã và đang giúp mọi người tiếp cận dễ dàng và an toàn các kênh đầu tư trực tuyến dựa trên mô hình cho vay ngang hàng (Peer-to-Peer Lending).

Tima áp dụng công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) và Dữ liệu lớn để kết nối nhà đầu tư và người đi vay trên một nền tảng trực tuyến. Cung cấp các nguồn lực hỗ trợ và trợ giúp cho những người có nhu cầu vay vốn, thông qua một loạt cách thức, số tiền mà người đầu tư kiếm được lên đến 20 năm.

Bạn sẽ nhận được những lợi ích hấp dẫn nào khi tham gia đầu tư tài chính tại Sàn giao dịch Tima?

  • Lợi nhuận cao: Cam kết mức lợi nhuận tối thiểu thu được 14%/năm và lợi nhuận tối đa 19%/năm, cao gấp 3-4 lần lãi suất ngân hàng.

  • Hạn mức đầu tư thấp: Chỉ cần bỏ ra ít nhất 10 triệu đồng là bạn có thể tham gia đầu tư qua Tima.

  • Đầu tư đơn giản: Khách hàng đầu tư vào Gold Invest, chỉ cần tải App Tima Lender, bấm để duyệt đơn để kết nối với khoản vay và kiếm lợi nhuận. Đối với khách hàng đầu tư vào Titan Invest, chỉ cần ủy quyền cho Tima để nhận lãi định kỳ hàng tháng.

  • Đăng ký đầu tư dễ dàng: Khách hàng chỉ cần đăng ký thông tin tại đây: https://lender.tima.vn/ hoặc https://tima.vn/nha-dau-tu 

  • Ai Có Thể Đầu Tư: Bạn chỉ cần là công dân của nước Việt Nam, độ tuổi từ 18 tuổi trở lên và có trong tay ít nhất 10 triệu tiền nhàn rỗi thì đã có thể đầu tư với Tima.

  • Dịch vụ tận tâm: Chuyên viên Chăm sóc Nhà đầu tư của Tima sẽ tư vấn tận tình, hướng dẫn khách hàng mọi thủ tục đầu tư từ đầu đến cuối và giải đáp các thắc mắc của khách hàng trước, trong và sau khi đầu tư. Đường dây hỗ trợ luôn sẵn sàng 24/7.

Trên đây là những quy định của pháp luật liên quan đến đầu tư. Nhà nước ta luôn có chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ người đầu tư trong và ngoài nước, những tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là những người có đủ điều kiện nhất để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh.

>>> Xem thêm:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_%C4%91%E1%BA%A7u_t%C6%B0

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

Tin liên quan