Quên trả nợ thẻ tín dụng có sao không?

Quên trả nợ thẻ tín dụng có sao không, có bị đi tù hay không? Phải làm sao nếu như không có đủ năng lực tài chính để thanh toán nợ thẻ tín dụng của mình?

Thẻ tín dụng là một hình thức vay nợ và nếu bạn đi vay thì chắc chắn bạn sẽ trả lại bằng hoặc nhiều hơn số tiền bạn đã vay. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn quên thanh toán nợ thẻ tín dụng khi đến hạn? Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm ra câu trả lời và tìm hiểu thêm về thẻ tín dụng.

1.Thế nào là nợ xấu thanh toán thẻ tín dụng?

Nợ xấu thẻ tín dụng là khi khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc số tiền trong thẻ để tiêu dùng và phục vụ cho nhu cầu của bản thân nhưng lại không thanh toán đúng thời hạn như đã thỏa thuận trong hợp đồng.

nợ xấu thanh toán thẻ tín dụng là gì

Nợ xấu thẻ tín dụng là khách hàng sử dụng thẻ tín dụng nhưng không trả nợ đúng thời hạn

>>> Bạn cần vay tiền gấp trong 2 giờ? Đăng ký vay ngay tại đây:

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

2.Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc không thanh toán đúng hạn, sau đây là một số nguyên nhân khách hàng có thể gặp phải khi sử dụng thẻ tín dụng:

Yếu tố chủ quan:

  • Nếu không có phương án trả nợ phù hợp, việc sử dụng vốn vay một cách “vô tội vạ” có thể khiến khách hàng hoàn toàn mất khả năng thanh toán khi đến hạn trả nợ của ngân hàng.

  • Nếu không chú ý theo dõi thời gian trả nợ, bạn sẽ không chuẩn bị tiền kịp thời, quên thời gian trả nợ, chậm trễ và rơi vào tình trạng nợ khó đòi.

  • Người thân, bạn bè đứng tên bạn vay tiền ngân hàng, tổ chức tín dụng nhưng không trả đúng hạn. Ở trường hợp này, người chịu trách nhiệm cho khoản vay tất nhiên là bạn.

Yếu tố khách quan:

  • Tai nạn, ốm đau và các rủi ro khác khi đến hạn trả nợ.

  • Đang đi công tác hoặc có việc đột xuất và không có phương thức thanh toán.

  • Đầu tư vốn vào các dự án thương mại nhưng không thể rút vốn khi đến hạn trả nợ theo kế hoạch ban đầu, không trả được nợ, phát sinh nợ khó đòi.

  • Trong quá trình trả nợ xảy ra lỗi kỹ thuật của hệ thống và khách hàng đã hoàn thành việc trả nhưng thực tế khoản thanh toán vẫn chưa được hoàn trả do lỗi trong quá trình giao dịch. Vài ngày sau, bên cho vay thông báo khách hàng đã quá hạn và rơi vào nợ khó đòi.

nợ xấu thanh toán thẻ tín dụng xuất phát từ nguyên nhân nào

3. Các tình huống khi quên trả nợ thẻ tín dụng 

3.1.Ngân hàng sẽ thường xuyên liên lạc với bạn để nhắc nhở

Nếu bạn trả nợ đúng hạn thì đương nhiên sẽ không có chuyện gì xảy ra. Nhưng nếu bạn quên thanh toán, ngân hàng sẽ tiếp tục “nhắc nhở” bạn bằng một số cách khác nhau như: Qua tin nhắn, qua điện thoại,...

3. 2.Với số tiền bạn còn nợ thì ngân hàng sẽ thực hiện tính lãi suất

Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều có thời gian miễn lãi lên đến 45 ngày, có nghĩa là bạn có khoảng 45 ngày để trả hết số tiền bạn sử dụng từ thẻ tín dụng của mình mà không bị tính lãi suất. Trong khoảng thời gian này, bạn có thể trả hết hoặc trả số tiền tối thiểu (là 5% trên số dư nợ). Mỗi ngân hàng có một mức lãi suất khác nhau, tùy thuộc vào giá trị thẻ tín dụng của bạn. 

3. 3. Chịu phí phạt thanh toán chậm

Phí phạt thanh toán chậm là phí dành cho khách hàng thanh toán chậm. Phí trả chậm không cố định, nhưng được tính theo tỷ lệ phần trăm dựa trên số dư của bạn với ngân hàng. Số tiền nợ càng nhiều thì phí trả chậm càng cao. Thông thường, các ngân hàng sẽ duy trì mức phí trả chậm từ 4% đến 6% trên tổng số dư nợ của bạn.

phí phạt thanh toán chậm

Phí trả chậm không cố định nhưng được tính theo tỷ lệ phần trăm dựa trên số dư của bạn

3. 4. Có thể số điểm tín dụng sẽ bị giảm

Nếu điểm tín dụng của bạn bị sụt giảm là tương đối tệ. Bởi vì điểm tín dụng của bạn ảnh hưởng đến các khoản vay trong tương lai của bạn. Quên trả nợ thẻ tín dụng là một trong những tình huống rất xấu, hạ thấp điểm tín dụng của bạn. 

3. 5.Việc xin tăng hạn mức sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều

Không ngân hàng nào muốn tăng hạn mức cho những chủ thẻ thường xuyên quên thanh toán đúng hạn. Đối với những khách hàng có thói quen sử dụng thẻ tín dụng để đi du lịch nước ngoài, họ cần thẻ có hạn mức cao để tiêu dùng dễ dàng hơn. Nhưng nếu bạn để ngân hàng mất niềm tin vào các khoản thanh toán quá hạn của bạn thì chắc chắn bạn sẽ gặp phải vận rủi.

4. Khi không thanh toán thẻ tín dụng thì có bị đi tù hay không?

Trường hợp chủ thẻ tín dụng cố tình bỏ trốn hoặc có tiền nhưng cố tình lừa ngân hàng không trả nợ thì sẽ bị đi tù.

Theo quy định 175 bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 tùy theo mức độ vi phạm và số tiền cho vay mà người phạm tội phải chịu các mức phạt sau:

  • Cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm nếu mức tiền từ 4 triệu đồng đến 50 triệu đồng về vi phạm pháp luật. Sẽ bị phạt hành chính và bị kết tội xâm phạm quyền sở hữu.

  • Chiếm đoạt số tiền từ 50 đến 200 triệu sẽ bị phạt từ 02 năm đến 07 năm tù.

  • Chiếm đoạt tiền từ 200 đến 500 triệu đồng thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm.

  • 12 đến 20 năm tù nếu số tiền vượt quá 500 triệu đồng.

5. Phải làm sao nếu không có đủ khả năng để trả nợ thẻ tín dụng?

không đủ khả năng thanh toán thẻ tín dụng thì phải làm sao

Nếu không đủ khả năng trả nợ thẻ thì hãy gọi cho ngân hàng của bạn…

Khi đến hạn thanh toán, nếu bạn thấy mình không thể trả hết nợ thì hãy gọi cho ngân hàng của bạn để chuyển số dư thẻ tín dụng thành trả góp. Đây được xem như một giải pháp tạm thời cho vấn đề nợ thẻ tín dụng mà các ngân hàng đang khuyến khích người dùng thực hiện.

>>> Xem thêm: Từ A-Z cách thanh toán dư nợ thẻ tín dụng

Nhìn chung khi khách hàng không thanh toán thẻ tín dụng thì sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro tài chính và trách nhiệm pháp lý. Vì vậy, khi sử dụng thẻ tín dụng tiêu dùng, chủ thẻ nên lập kế hoạch tiêu dùng cụ thể để luôn đảm bảo tiêu dùng trong phạm vi khả năng trả nợ của mình, đừng nên nợ quá nhiều. Thẻ tín dụng là công cụ tài chính tiện lợi giúp khách hàng sinh sống, nhưng nếu sử dụng không đúng cách, khách hàng sẽ phải gánh chịu hậu quả khó lường.

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

Tin liên quan