Tiền giả là gì? Cách nhận biết tiền giả
Cách nhận biết tiền thật, tiền giả là vấn đề mà rất nhiều người dân quan tâm, nhất là vào mỗi dịp Tết đến, xuân về khi nhu cầu mua sắm và giao dịch hàng hóa tăng cao.
Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, những thủ thuật copy và xử lý hình ảnh hết sức tinh vi đã khiến cho vấn nạn tiền giả trên thị trường càng trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, những tờ tiền giả thì bao giờ cũng chứa những chi tiết, đặc điểm mà người tiêu dùng có thể nhận ra được nếu biết phân biệt. Vậy, làm thế nào để nhận biết tiền giả? Tima sẽ mang đến cho bạn câu trả lời ngay sau đây!
>>> Bạn cần vay tiền gấp trong 2 giờ? Đăng ký vay ngay tại đây:
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân
1. Tiền giả là gì?
Theo quy định của khoản 1 Điều 3 Thông tư 28/2013 của Ngân hàng nhà nước quy định thì tiền giả là những loại tiền được làm giống như là tiền Việt Nam. Tuy nhiên, tiền giả không phải do Ngân hàng Nhà nước tổ chức in, đúc và phát hành. Ngoài ra, Thông tư này cũng có quy định đối với tiền nghi giả được hiểu chính là tiền chưa kết luận được là tiền thật hay là tiền giả.
Tiền giả không phải do Ngân hàng Nhà nước tổ chức in, đúc và phát hành
Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản, tiền giả là loại tiền mà không do Nhà nước phát hành mà là được tạo ra bởi các tổ chức, cá nhân khác với mục tiêu chính là trục lợi bất hợp pháp. Việc sử dụng các loại tiền giả không chỉ gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân mà nghiêm trọng hơn còn có thể khiến cho người dân vướng vào vòng lao lý.
2. Cách nhận biết tiền giả
Để tránh các rủi ro có thể gặp phải do nhận tiền giả, mỗi người cần nắm rõ các đặc điểm bảo an trên đồng tiền, đồng thời xây dựng thói quen kiểm tra đồng tiền khi tiến hành các giao dịch. Ngay dưới đây là một số cách để kiểm tra nhanh bằng tay hoặc mắt thường để nhận biết tiền thật, tiền giả mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đưa hướng dẫn.
2.1. Kiểm tra chất liệu polymer của đồng tiền
Đồng tiền thật sẽ được in bằng chất liệu polymer, có độ đàn hồi cũng như độ bền cao. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng kiểm tra được độ đàn hồi của tiền bằng cách nắm gọn tờ tiền lại trong lòng bàn tay. Sau đó, bạn mở ra, nếu tờ tiền đàn hồi và trở về trạng thái ban đầu giống như trước khi nắm thì đó là tiền thật.
Đồng thời, bạn có thể kiểm tra độ bền của tiền bằng cách kéo và xé nhẹ ở cạnh (mép) tờ tiền (nhớ lưu ý là không kéo và xé đồng tiền ở những vị trí đã bị rách). Nếu bạn làm như vậy mà tiền khó rách, khó bai giãn thì đó là tiền thật.
Trong khi tiền giả chủ yếu được in bằng chất liệu nilon. Cho nên, tờ tiền giả sẽ không có được độ đàn hồi đặc trưng và độ bền như là tiền thật. Khi bạn nắm gọn tờ tiền ở trong lòng bàn tay và mở ra thì tiền sẽ không đàn hồi và trở về được trạng thái ban đầu giống như trước khi nắm. Đồng thời, khi bạn kéo và xé nhẹ ở cạnh (mép) tờ tiền thì tiền sẽ dễ bị bai giãn hoặc bị rách.
Kiểm tra chất liệu polymer của đồng tiền để nhận biết tiền giả
2.2. Soi tờ tiền ở trước nguồn sáng để nhận biết tiền giả
Soi tờ tiền trước nguồn sáng cũng là một cách hiệu quả giúp bạn kiểm tra được hình bóng chìm và hình định vị trên tờ tiền để phân biệt thật - giả. Cụ thể:
Hình bóng chìm (nằm ở bên trái mặt trước hoặc là bên phải mặt sau của tờ tiền). Khi soi tiền trước nguồn sáng, bạn sẽ nhìn thấy rõ hình bóng chìm này từ hai mặt tờ tiền. Với đồng tiền thật, hình bóng chìm được thể hiện bằng những đường nét tinh xảo và có màu sáng trắng. Đối với tiền có mệnh giá từ 20.000đ đến 500.000đ hình bóng chìm là chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh; riêng mệnh giá 10.000đ sẽ là hình ảnh của chùa Một Cột.
Hình định vị trên các tờ tiền có mệnh giá 10.000đ và 20.000đ nằm ngay phía trên bên trái ở mặt trước hoặc là phía trên bên phải của mặt sau tờ tiền. Với các mệnh giá 50.000đ-500.000đ thì hình định vị này nằm phía trên bên phải mặt trước hoặc là phía trên bên trái mặt sau của tờ tiền. Khi bạn nhìn thấy hình ảnh trên hai mặt của tờ tiền khớp khít với nhau, tạo thành một hình ảnh hoàn chỉnh và các khe trắng đều nhau thì đó là tiền thật.
Ở tiền giả, khi bạn soi tiền trước nguồn sáng sẽ thấy rõ hình bóng chìm của tờ tiền chỉ là hình ảnh mô phỏng, không được tinh xảo. Đồng thời, hình định vị cũng không khớp khít và các khe trắng sẽ không đều nhau.
Soi tờ tiền ở trước nguồn sáng để nhận biết tiền giả
2.3. Vuốt nhẹ mặt trước của tờ tiền để kiểm tra các yếu tố in nổi
Tại các vị trí trên tờ tiền có yếu tố in nổi, bạn sẽ cảm nhận được độ nổi và nhám ráp của nét in. Ví dụ như tại vị trí chân dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hình Quốc huy, mệnh giá tiền bằng số và bằng chữ hay dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”.
Đối với tiền giả, khi bạn dùng tay sờ vào các vị trí này chỉ có cảm giác trơn lì hoặc là cảm giác gợn tay chứ không hề có độ nổi và nhám ráp như ở tờ tiền thật.
>>> Bạn cần vay tiền gấp trong 2 giờ? Đăng ký vay ngay tại đây:
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân
2.4. Chao nghiêng tờ tiền để kiểm tra mực đổi màu (OVI) và dải iriodin
Mực đổi màu (OVI) chỉ có ở 3 mệnh giá của tiền Việt Nam là 500.000đ, 200.000đ và 100.000đ. (Với tờ 500.000đ và 200.000đ nằm ở phía dưới, bên trái còn 100.000đ nằm ở phía trên bên phải mặt trước của tờ tiền). Khi bạn chao nghiêng tờ tiền rồi quan sát, bạn sẽ thấy được mực đổi màu chuyển từ màu xanh lá cây sang vàng và ngược lại.
Dải iriodin có trên các tờ tiền mệnh giá 500.000đ, 200.00đ, 100.000đ, 20.000đ và 10.000đ. Đây là dải màu vàng được in chạy dọc tờ tiền và đặt phía mặt sau tờ tiền. Riêng với mệnh giá 100.000đ thì được đặt tại mặt trước tờ tiền. Khi bạn chao nghiêng tờ tiền, bạn sẽ thấy ngay dải iriodin lấp lánh ánh kim và trên dải đó sẽ có số mệnh giá hoặc là hoa văn.
Ở tiền giả, mặc dù cũng có làm giả yếu tố mực đổi màu (OVI) nhưng nó lại không đổi màu khi bạn chao nghiêng. Hoặc là vẫn có đổi màu nhưng lại không đúng màu giống như ở tiền thật. Đồng thời, tiền giả không có dải iriodin hoặc là có in giả nhưng lại không có được độ lấp lánh giống như ở tiền thật.
Chao nghiêng tờ tiền để kiểm tra mực đổi màu (OVI) và dải iriodin
2.5. Kiểm tra yếu tố hình ẩn (DOE) bên trong cửa sổ nhỏ
Cửa sổ nhỏ hiện tại chỉ có ở 4 mệnh giá của tiền Việt Nam đó là 500.000đ, 200.000đ, 100.000đ và 50.000đ. Đây chính là chi tiết nền nhựa trong suốt được đặt phía trên bên trái ngay mặt trước hoặc là phía trên bên phải ngay mặt sau của tờ tiền.
Khi bạn đưa cửa sổ nhỏ tới gần sát mắt của mình, rồi nhìn xuyên qua cửa sổ đó tới nguồn sáng phù hợp. Nguồn sáng đó có thể là ngọn lửa, là bóng đèn sợi đốt, đèn đường hay đèn flash điện thoại thì bạn sẽ nhìn thấy được hình ảnh hiện lên xung quanh nguồn sáng. Lưu ý đối với những tờ tiền đã cũ, thì cửa sổ nhỏ thường sẽ có nhiều vết xước. Vì thế, chất lượng của hình ảnh cũng sẽ bị ảnh hưởng đôi chút.
Ở tờ tiền giả, trong cửa sổ nhỏ sẽ không có yếu tố hình ẩn giống như ở tiền thật.
2.6. Dùng kính lúp và đèn cực tím để kiểm tra chữ in siêu nhỏ trên tờ tiền
Ngoài việc quan sát bằng mắt thường, bạn cũng có thể phân biệt được tiền thật và tiền giả bằng cách kính lúp và đèn cực tím. Theo đó, các mảng chữ in siêu nhỏ tạo thành dòng chữ “NHNNVN” hoặc là “VN” hay số có mệnh giá sẽ lặp đi lặp lại và khi dùng kính lúp sẽ nhìn thấy rõ.
Bên cạnh đó, cụm số ghi mệnh giá của tờ tiền được in bằng mực không màu, bạn chỉ nhìn thấy nó (phát quang) khi soi tờ tiền dưới đèn cực tím. Ngoài ra, số seri dọc màu đỏ sẽ phát quang màu vàng cam và số seri ngang màu đen sẽ phát quang màu xanh lơ khi bạn soi tờ tiền dưới đèn cực tím.
Ở tiền giả thì không có các mảng chữ siêu nhỏ hoặc là các dòng chữ, số không được sắc nét và khó đọc. Đồng thời, tiền giả cũng sẽ không có mực không màu phát quang hoặc là có làm giả nhưng độ phát quang cũng rất yếu. Đặc biệt, số seri ở tiền giả sẽ không thể nào phát quang hoặc là phát quang giống như tiền thật được.
Dùng đèn cực tím để kiểm tra và phân biệt tiền giả
3. Sử dụng tiền giả sẽ bị pháp luật xử lý ra sao?
Lưu hành và sử dụng tiền giả trên thị trường sẽ được coi là hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và sẽ bị xử lý hình sự. Những người sản xuất, tàng trữ và lưu hành tiền giả đều phải chịu những hình phạt phạt nghiêm khắc của nhà nước. Cụ thể dựa trên quy định tại Điều 207 của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015, những hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tiền già thì sẽ bị xử lý như sau:
-
Phạt tù từ 3 cho đến 7 năm tù đối với những người có hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển và lưu hành tiền giả trên thị trường.
-
Phạt tù từ 5 cho đến 7 năm đối với những trường hợp tiền giả có giá trị trong khoảng 5 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng.
-
Phạt tù từ 5 cho đến 10 năm hoặc phạt tù chung thân đối với các trường hợp tiền giả có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.
-
Phạt cải tạo và không giam giữ 3 năm hoặc là phạt tù từ 1 cho đến ba năm đối với những người đang có ý định chuẩn bị phạm tội sử dụng tiền giả.
-
Ngoài ra, những người sản xuất, tàng trữ và sử dụng tiền giả còn có thể bị phạt tiền (từ 10 triệu cho đến 100 triệu) hoặc là tịch thu tài sản (có thể tịch thu một phần hoặc là tịch thu toàn bộ tài sản).
Sử dụng tiền giả sẽ bị pháp luật xử lý bằng nhiều hình phạt khác nhau
Những hình phạt này sẽ được áp dụng kể cả với những người không phải là cố tình hoặc là bị lừa nhận tiền giả. Chính vì vậy, phương án tốt nhất khi bạn không may nhận phải tiền giả đó là giao nộp cho ngân hàng nhà nước để tiêu hủy theo đúng quy trình mà pháp luật đã quy định.
4. Quy trình xử lý tiền giả được diễn ra như thế nào?
Trong các giao dịch tiền mặt với khách hàng, khi đã phát hiện đồng tiền có dấu hiệu nghi là giả, thì Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch và tổ chức tín dụng hay chi nhánh ngân hàng sẽ tiến hành đối chiếu các đặc điểm bảo an của tiền mẫu hoặc tiền thật cùng loại. Đồng thời, gửi thông báo về các đặc điểm nhận biết tiền giả về Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công an để được xử lý theo quy trình như sau:
Đối với trường hợp đã khẳng định được loại tiền giả đó là cũ và đã được Ngân hàng Nhà nước (hoặc Bộ Công an) thông báo bằng văn bản có dấu mộc, cần lập biên bản (theo Phụ lục số 1). Sau đó, tiến hành thu giữ, đóng dấu rồi bấm lỗ tiền giả. Việc đóng dấu và bấm lỗ tiền giả này được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Thông tư 28/2013/TT-NHNN.
Đối với trường hợp xác định đó là loại tiền giả loại mới, thì cần phải lập biên bản (theo Phụ lục số 1) rồi thu giữ nhưng không đóng dấu và bấm lỗ tiền giả. Trong thời gian 2 ngày làm việc tính từ ngày thu giữ tiền giả loại mới, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và Sở giao dịch cần phải thông báo bằng văn bản cho Cục Phát hành và Kho quỹ cùng các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và Sở Giao dịch, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng cần thông báo kịp thời cho các cơ quan công an nơi gần nhất để được phối hợp, xử lý khi phát hiện tiền giả ở một trong các trường hợp sau đây:
-
Nhận thấy dấu hiệu nghi vấn tàng trữ, vận chuyển và lưu hành tiền giả.
-
Phát hiện ra tiền giả loại mới trên thị trường.
-
Có từ 5 tờ tiền giả trở lên trong một giao dịch.
-
Khách hàng không tuân thủ việc lập biên bản, thu giữ tiền giả.
Tiền giả được xử lý theo quy định tại Thông tư 28/2013/TT-NHNN
Như vậy, qua bài viết trên Tima đã giải đáp thắc mắc tiền giả là gì và các cách cơ bản để phân biệt tiền giả với tiền thật. Bạn hãy lưu ngay những kiến thức hữu ích này để bản thân tránh được các rủi ro trong những giao dịch tài chính bằng tiền mặt nhé!
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân