Báo Vnexpress nhấn mạnh tầm quan trọng & con số kết nối khủng của Tima
Sàn tài chính Tima hiện chờ chốt khoản rót vốn vòng Series B trong ba tháng tới và thúc đẩy hợp tác chiến lược với một ngân hàng trong nước.
Vnexpress đưa tin về Tima: Startup fintech Việt đạt khối lượng giao dịch hơn 900 triệu USD
Thành lập từ năm 2015, startup Tima - nền tảng công nghệ cho vay ngang hàng tại Việt Nam phát triển mạnh với mức giải ngân xấp xỉ 21.564 tỷ đồng (tương đương hơn 900 triệu USD), triển khai 9 gói cho vay tài chính, kết nối hơn một triệu người cho vay và đi vay tại Việt Nam. Tính tới thời điểm này, startup ghi nhận hơn 1,4 triệu đơn vay trên hệ thống.
Nền tảng hỗ trợ kết nối các bên cho vay như ngân hàng, công ty tài chính, tiệm cầm đồ, các cá nhân với những người có nhu cầu đi vay. Khoản cho vay phổ biến ở mức 5 đến 6 triệu đồng với kỳ hạn một tháng. Lãi suất và chi phí được tổng kết theo tháng. Cá nhân đi vay có thể được duyệt đơn chỉ trong vòng 20 đến 30 phút. Startup này tạo sẵn các đơn đăng ký, để các bên tham gia nền tảng chấm điểm tín dụng lẫn nhau một cách công bằng và minh bạch dựa vào công nghệ Trí tuệ nhân tạo và quản trị rủi ro.
Năm 2016, startup này nhận khoản đầu tư trị giá 7 con số từ quỹ Singapore trong vòng gọi vốn series A để đẩy mạnh tăng trưởng ở thị trường nội địa. Sàn tài chính nhận được sự quan tâm từ một số tổ chức quốc tế và sẽ chốt thương vụ rót vốn vòng tiếp theo trước tháng 6 đồng thời công bố kế hoạch hợp tác chiến lược với một ngân hàng trong nước.
CEO startup Tima (giữa) cho biết doanh thu của nền tảng này hiện tăng gấp 10 lần so với lần gọi vốn vòng Series A năm 2016
"Số tiền đầu tư sẽ được sử dụng để phát triển công nghệ và đẩy mạnh kinh doanh", Nhà đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Nguyễn Văn Thực cho biết trên Dealstreetasia.
Ông Thực cho biết thêm công nghệ đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực bao gồm cả mảng tài chính và ngân hàng. Các phương thức thanh toán trực tuyến, ví điện tử là những mô hình công nghệ tài chính phổ biến ở Việt Nam, thu hút số lượng lớn giao dịch, các khoản đầu tư cùng với lĩnh vực thương mại điện tử và công nghệ thực phẩm trong năm 2017.
"Fintech là một thách thức và cũng là động lực thúc đẩy các ngân hàng cải thiện cung cáp dịch vụ. Công nghệ và dịch vụ ngân hàng cần nhanh chóng nắm bắt và đuổi kịp những xu hướng mới nếu không họ sẽ bị 'nhấn chìm' như những gì Uber, Grab làm với ngành taxi truyền thống", CEO Tima nói.
Tuy vậy, ông vẫn khẳng định mô hình ngân hàng truyền thống hiện nay vẫn đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái. Các startup công nghệ tài chính và ngân hàng nên làm việc chặt chẽ, bổ sung những điểm mạnh yếu cho nhau để cùng cung cấp dịch vụ, trải nghiệm tài chính tốt hơn cho người dùng.
Trong tương lai gần, startup này dự định sẽ mở rộng dịch vụ ra 63 tỉnh thành trên cả nước, đầu tư vào nhân lực, công nghệ và xây dựng nền tảng văn hóa doanh nghiệp để tiếp tục tăng trưởng. Nền tảng cho vay chưa muốn mở rộng hoạt động ra nước ngoài tại thời điểm này bởi theo ông Thực, 70% người Việt Nam vẫn còn chưa tiếp cận được với các dịch vụ tài chính ngân hàng.
Nguồn Vnexpress
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân