Có nên vay tiền để kinh doanh? Vay tiền kinh doanh ở đâu?

Có nên vay tiền để kinh doanh? vay tiền kinh doanh ở đâu là những vấn đề được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Cùng Tima tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Trong những năm trở lại đây, kinh doanh được khá nhiều người trẻ tuổi ở Việt Nam quan tâm. Cộng đồng startup từ khi thành lập đã tiếp nhận nhiều tân binh mới với nhiều ý tưởng mới lạ, sáng tạo cùng với những bước đi táo bạo. Thế nhưng, nguồn vốn là một mối quan tâm lớn tại thời điểm nhiều startup đang nhanh chóng từ bỏ cuộc chơi. Do đó, bạn có nên vay tiền để kinh doanh hay không? Sau đây là một số điều bạn nên biết khi vay vốn để kinh doanh.

Vay kinh doanh là gì?

Vay vốn để kinh doanh tức là bạn đến ngân hàng vay vốn để bổ sung nguồn vốn thực hiện kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Thông thường, các ngân hàng sẽ hỗ trợ vay theo hai hình thức là vay thế chấp và vay tín chấp. Đại diện doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh sẽ ký kết hợp đồng vay vốn với ngân hàng.

Số tiền được vay có thể lên tới hàng tỷ đồng tùy theo từng hình thức, quy mô và điều kiện mà khách hàng đáp ứng khi vay. Thời hạn cho vay dao động từ 1 tháng đến 48 tháng hoặc có thể hơn nữa, quy định của mỗi ngân hàng là khác nhau nên có thể thời hạn cũng sẽ khác nhau. 

Đối với các khoản vay kinh doanh, mỗi ngân hàng sẽ đưa ra các mức lãi suất khác nhau nhưng thông thường sẽ có lãi suất cố định và lãi suất sau ưu đãi. Thời điểm hiện tại, lãi suất của khoản vay kinh doanh sẽ dao động từ 6,7% - 8%/năm.

Không chỉ vậy, khách hàng có thể trả lãi hàng tháng, hàng quý hoặc theo thời gian ghi trong hợp đồng. Tiền lãi có thể chuyển khoản tại ngân hàng hoặc trả bằng tiền mặt. 

Vay kinh doanh là bạn đến ngân hàng vay vốn để bổ sung nguồn vốn thực hiện kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh

Vay kinh doanh là bạn đến ngân hàng vay vốn để bổ sung nguồn vốn thực hiện kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh

Có nên vay tiền để kinh doanh hay không?

Vay vốn để kinh doanh là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất. Ngoài ra, trong xu thế hội nhập và mở cửa hiện nay thì các ngân hàng và nhà đầu tư được khuyến khích tạo mọi điều kiện để mọi người đều có thể huy động vốn. Hơn nữa, những ai đang hoang mang và sợ rủi ro cao thì hãy cùng phân tích những nội dung sau đây.

Khi nào bạn nên vay tiền để kinh doanh?

Vay tiền để khởi nghiệp phải cần số tiền rất lớn chứ không chỉ vài triệu hay vài chục triệu, có thể hàng trăm triệu đồng, có khi lên đến hàng tỷ đồng.

Không những thế, bản thân nhà đầu tư cũng không chắc mình sẽ thành công khi đi trên con đường khởi nghiệp. Vì vậy, các nhà đầu tư cần cân nhắc khoản nợ trên vai trước khi bắt đầu kinh doanh.

Nếu bạn quyết tâm theo đuổi đam mê của mình, hãy mạnh dạn vay tiền. Đó cũng chính là động lực giúp bạn phấn đấu nhiều hơn trong công việc kinh doanh của mình. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

  • Xây dựng một kế hoạch cụ thể trước khi vay tiền để kinh doanh.
  • Nắm chắc ý tưởng kinh doanh của bản thân. Xem xét tính khả thi của dự án, nhà đầu tư nên phân tích toàn diện các khía cạnh khi kinh doanh.
  • Trong trường hợp tệ nhất là vỡ nợ, ý tưởng kinh doanh thất bại thì bạn sẽ lấy tiền ở đâu để trả nợ, lãi và tiền đáo hạn khi đến hạn phải trả.

Khi nào bạn không nên vay tiền để kinh doanh?

Vốn để thực hiện dự án kinh doanh của bạn rất lớn. Nếu bạn không sử dụng đến khoản tiền này hoặc kinh doanh thất bại thì phải gánh trên vai một khoản nợ khổng lồ. Do đó, bạn không nên vay tiền để kinh doanh nếu:

  • Cảm thấy bản thân không thực sự quyết tâm và sợ vỡ nợ, sợ kinh doanh thất bại.

  • Bạn chưa lập kế hoạch chi tiết, rõ ràng cho mình.

  • Bạn chưa có kiến thức chuyên môn hoặc kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh.

Khi bạn cảm thấy chán và bất lực, liệu bạn có quyết tâm theo đuổi đam mê của mình hay bỏ cuộc giữa chừng? Do vậy, không ai chắc chắn rằng khởi nghiệp lúc nào cũng thành công. Nếu bạn không làm gì, bạn sẽ không thể thay đổi vận mệnh của mình.

Có nên vay tiền để bắt đầu kinh doanh hay không luôn là một câu hỏi khó, bởi vì bắt đầu kinh doanh không hề dễ dàng và nhiều người đã thất bại. Nhưng nếu bạn biết cố gắng và khắc phục điểm yếu của mình, bạn chắc chắn sẽ đạt được thành công nhất định.

Nếu bạn đang mắc phải một trong những trường hợp trên thì không nên vay kinh doanh

Nếu bạn đang mắc phải một trong những trường hợp trên thì không nên vay kinh doanh

KHI NÀO KHÔNG NÊN VAY?

Nếu bạn đang gặp phải những trường hợp sau thì không nên vay tiền: 

1. Khi bạn sản xuất ra một sản phẩm tốt đến nỗi khách hàng xếp hàng để mua và ao ước muốn có một sản phẩm.

Một sản phẩm phù hợp với thị trường thực sự không cần phải Marketing quá mức vì bản thân sản phẩm đã là một chiến lược marketing hoàn hảo rồi.

2. Khi bạn chưa tìm hiểu kỹ về thị trường và đối thủ cạnh tranh, bạn còn mơ hồ về “Khoảng trống thị trường”.

Nếu bạn chưa biết mình đang cạnh tranh với ai, khách hàng của mình như thế nào thì bạn đang tự đâm đầu đến thất bại.

3. Khi bạn chưa thực sự dấn thân vào việc này. Có thể lúc này bạn đang mải làm công việc khác, dự án khác. Vậy bạn vay tiền để làm gì? Vay tiền để làm những việc mà bạn không tập trung vào sao?

Nên nhớ, người ta tập trung toàn sức lực còn chưa biết đi đến đâu, cùng lúc làm nhiều việc thì mọi chuyện sẽ đi về đâu?

4. Khi bạn không biết phải làm gì khi tình huống xấu nhất xảy ra.

Nếu mất đi tất cả, bạn có cam tâm hay không?

Đến mức nào thì bạn sẽ chấp nhận thua lỗ và dừng lại chấp nhận từ bỏ?

Bạn lấy đâu ra tiền để trả nợ nếu bạn mất tất cả?

Trả bao nhiêu và trong bao lâu?

Có đáng để đánh đổi không?

Hãy nghĩ đến những ngày mà bạn sẽ phải cực khổ và vật lộn để trả khoản vay nếu bạn thất bại trước khi ký khoản vay.

Nghĩa gốc của từ kinh doanh là "người chấp nhận rủi ro". Vì vậy, đã bước vào con đường kinh doanh thì phải học cách lập kế hoạch và đối phó với rủi ro.

Nhưng hãy nhớ rằng, chấp nhận rủi ro rất khác với việc “đánh bạc” bằng mọi giá.

Vay tiền kinh doanh ở đâu?

Ngân hàng Đông Á

DongA Bank sở hữu ưu điểm là thủ tục vay vốn dễ dàng và nhanh chóng nên được nhiều người ưa chuộng. Hiện DongA Bank đã triển khai hai gói vay vốn kinh doanh đó là vay sản xuất kinh doanh và vay sản xuất nông nghiệp. Khoản vay sản xuất kinh doanh có hạn mức linh hoạt theo quy mô kinh doanh và khả năng trả nợ của doanh nghiệp, thời hạn vay 5 năm, phương thức trả nợ linh hoạt. Khoản vay sản xuất nông nghiệp hạn mức tối đa là 2 tỷ đồng, trả gốc và lãi vào cuối kỳ. DongA Bank áp dụng phương thức vay thế chấp cho gói tín dụng này. Vì vậy, bạn phải thế chấp tài sản hợp pháp của doanh nghiệp, chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật.

Ngân hàng Đông Á

Ngân hàng Đông Á

Ngân hàng OCB

Hạn mức vay tối thiểu của OCB là 50 triệu đồng và hạn mức tối đa 100% phương án vay cùng với phương án sử dụng vốn, cam kết hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp khi muốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. OCB có hạn mức vay lên đến 10 năm, giúp doanh nghiệp có thời gian luân chuyển vốn để thu xếp trả nợ đầy đủ và đúng hạn. Chính sách hạ lãi suất 2,3% trong 6 tháng đầu năm cũng vô cùng hấp dẫn. Những ưu điểm vượt trội này khiến sản phẩm vay vốn kinh doanh lãi suất thấp của OCB trở nên tốt nhất thị trường và thu hút được rất nhiều sự quan tâm và tin tưởng của đông đảo khách hàng, doanh nghiệp, hộ kinh doanh và start-up.

Ngân hàng An Bình

Thành lập và phát triển hơn 25 năm, ABBank luôn cung cấp những sản phẩm tín dụng tiện ích, nhanh chóng và nhiều ưu đãi. Đối với gói vay kinh doanh, ABBank yêu cầu khách hàng cung cấp tài sản thế chấp có thể là bất động sản, xe cộ hoặc sổ tiết kiệm của ABBank. Thời gian vay linh hoạt theo mục đích sử dụng vốn, từ 5 đến 10 năm. Không chỉ vậy, ABBank còn sử dụng hình thức ấn hạn nợ gốc trong 6 tháng đầu, giúp khách hàng giảm bớt áp lực trả nợ. Nếu bạn đang muốn vay vốn kinh doanh tại ABBank, hãy lập kế hoạch sử dụng nguồn vốn hiệu quả, tỷ lệ lớn nhất bạn có thể vay lên tới 90% phương án vay. 

Giải pháp vay vốn kinh doanh nhanh chóng hạn mức cao

Tima tự hào là nền tảng kết nối tài chính đầu tiên và uy tín nhất tại Việt Nam, hỗ trợ khách hàng trên toàn quốc với hình thức vay theo đăng ký xe máy chính chủ hoặc vay theo đăng ký xe máy không chính chủ. Tima mang đến sàn giao dịch an toàn, minh bạch, kết nối đúng người cho vay và người đi vay để đôi bên cùng có lợi.

Hiện tại sau 5 năm hoạt động Tima đã có 41 cửa hàng với 500 nhân viên trên cả nước.

Từ năm 2018 đến nay, Tima đã kết nối thành công 27.000 đơn vị cho vay và 2,4 triệu khách hàng vay thông qua sàn giao dịch, với số tiền vay gần 50 tỷ đồng.

Tính đến nay, số tiền vay qua Tima đạt gần 96 tỷ đồng, với 8,5 triệu người dùng đăng ký và 14,4 triệu đơn vay.

>>> Bạn cần vay tiền gấp trong 2 giờ? Đăng ký vay ngay tại đây:

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

Giải pháp vay vốn kinh doanh nhanh chóng hạn mức cao

Giải pháp vay vốn kinh doanh nhanh chóng hạn mức cao

Điều kiện vay vốn kinh doanh không thế chấp Tima 

Điều kiện vay vốn  đơn giản

  • Yêu cầu độ tuổi: trên 18 tuổi

  • Địa chỉ thuộc khu vực Hà Nội, TP. HCM, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc...

  • Sở hữu xe có đăng ký xe (các loại xe được chấp nhận: xe con, xe tải, xe bán tải, xe buýt...). Tima cam kết không giữ xe và bạn có thể sử dụng xe như bình thường.

Hồ sơ vay được được thu gọn nhất 

  • CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu ảnh gốc

  • Bản photo sổ hộ khẩu/KT3 bản chính

  • Bản chính giấy đăng ký xe và giấy chứng nhận đăng kiểm.

Thủ tục xét duyệt đơn giản 

  • Không tiến hành thẩm định nhà ở hoặc nơi làm việc. 

  • Không thẩm định mức thu nhập cá nhân ( đối với khoản vay dưới 100 triệu)

  • Thẩm định xe để định giá khoản vay và thẩm định giấy đăng ký/ cavet xe. 

Cần lưu ý gì để khoản vay kinh doanh được duyệt nhanh

Không giống với các hình thức vay tiêu dùng, khi vay kinh doanh thì khách hàng phải đưa ra kế hoạch sử dụng nguồn vốn cụ thể, rõ ràng và minh bạch. Bởi các ngân hàng luôn muốn đảm bảo rằng các khoản vay sẽ được thu hồi, tránh bị thất thoát vốn. Căn cứ vào kế hoạch sử dụng vốn mà khách hàng cung cấp, ngân hàng sẽ đưa ra hạn mức vay và lãi suất phù hợp nhất. Do đó, để tăng tỷ lệ phê duyệt đơn xin vay vốn kinh doanh thì khách hàng cần chuẩn bị trước một kế hoạch sử dụng vốn chi tiết và có triển vọng để gây ấn tượng với bộ phận xét duyệt khoản vay.

Do là khoản vay kinh doanh nên lãi suất luôn là một yếu tố quan trọng. Bạn cần tìm hiểu chi tiết về lãi suất, cách tính lãi suất vay ngân hàng, phương thức trả lãi chi tiết của gói vay mà bạn dự định vay. Gói vay vốn để kinh doanh nhiều ưu đãi là gói vay có lãi suất thấp, ổn định lâu dài, biên độ thả nổi ít biến động. Được trang bị những nguyên tắc cơ bản này, bạn có thể áp dụng chúng để đánh giá các sản phẩm cho vay phù hợp nhất.

Bên cạnh mức lãi suất, những chi phí khác có thể không phải là lý do chính để quyết định có nên vay tại ngân hàng hay không, nhưng bạn cũng phải quan tâm đến chúng. Bạn phải chú ý đến các điều khoản trong hợp đồng tín dụng về phí thẩm định khoản vay, phí xác thực, phí giao dịch đảm bảo, phí trả chậm, phí trả nợ trước hạn… Những loại phí này thường phát sinh trong một số trường hợp nhất định và đa số khách hàng thường chủ quan không thèm quan tâm. Thế nhưng, do được tính dựa trên số dư chưa thanh toán của bạn, nên hạn mức tín dụng cho vay càng cao thì bạn phải chi cho các khoản đó càng nhiều. Vì vậy, bạn cần đảm bảo mình đã hiểu rõ về tỷ lệ và trường hợp phát sinh các khoản phí ngoài lãi để tránh các loại phí ngoài ý muốn.

Cần lưu ý những điều trên để khoản vay kinh doanh được duyệt nhanh

Cần lưu ý những điều trên để khoản vay kinh doanh được duyệt nhanh

Hi vọng rằng, bài viết này sẽ giúp bạn có thêm cơ sở để tham khảo cho dự định có nên vay vốn ngân hàng để kinh doanh hay không. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhé!

>>> Xem thêm bài viết: Vay tín chấp kinh doanh Đơn giản, Vay 30~100 triệu trong 2 giờ

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

Tin liên quan