Hạn mức tín dụng: Cách thay đổi hạn mức thẻ tín dụng
Là loại thẻ tiện dụng trong tiêu dùng và mua sắm hàng ngày, thẻ tín dụng ngày nay đang dần trở nên phổ biến với khách hàng. Trong đó hạn mức tiêu dùng là vấn đề được người dùng quan tâm hàng đầu. Vay hạn mức tín dụng là gì và phải làm thế nào để có thể thay đổi hạn mức tín dụng?
1. Thẻ tín dụng và hạn mức tín dụng
1.1. Thẻ tín dụng là gì?
Thẻ tín dụng là loại thẻ tiêu dùng do các ngân hàng cung cấp, cho phép khách hàng thanh toán mà không cần có sẵn tiền trong tài khoản. Khác với thẻ ATM, thẻ tín dụng cho phép bạn sử dụng một khoản tiền trong hạn mức nhất định, gọi là hạn mức tín dụng.
>>> Không thể dùng thẻ tín dụng, cần tiền mặt gấp hãy đăng ký ngay tại đây:
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân
1.2. Hạn mức thẻ tín dụng là gì?
Hạn mức tín dụng là số tiền tối đa ngân hàng cung cấp cho thẻ tín dụng của bạn trong một kỳ hạn nhất định. Đây là khoảng thời gian bạn có thể sử dụng tiền vay từ ngân hàng để mua sắm cho đến ngày phải thanh toán khoản nợ cả gốc lẫn lãi theo quy định của hợp đồng.
- Sử dụng thẻ: Khi bạn quẹt thẻ tín dụng để mua sắm, bạn có thể sử dụng 100% hạn mức.
- Rút tiền mặt: Nếu rút tiền từ thẻ tín dụng tại cây ATM, bạn chỉ được phép sử dụng 50% hạn mức. Lưu ý, rút tiền mặt từ thẻ tín dụng sẽ bị tính phí và lãi suất cao.
Ví dụ, hạn mức thẻ tín dụng của bạn là 20 triệu đồng/tháng. Đây là số tiền tối đa bạn có thể sử dụng trong một tháng. Nếu rút tiền mặt, bạn chỉ được rút tối đa 10 triệu đồng và sẽ phải chịu phí rút tiền cùng lãi suất cao. Vì vậy, nên hạn chế sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt.
2. Cách thay đổi hạn mức tín dụng
Hạn mức tín dụng là một yếu tố quan trọng khi sử dụng thẻ tín dụng. Việc thay đổi hạn mức tín dụng có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến cả khách hàng và ngân hàng. Dưới đây là cách thay đổi hạn mức tín dụng:
2.1. Cách giảm hạn mức tín dụng
Một số khách hàng muốn giảm hạn mức thẻ để tránh tiêu pha quá đà. Thủ tục giảm hạn mức thẻ rất đơn giản:
- Điền vào mẫu đơn yêu cầu giảm hạn mức thẻ.
- Gửi đơn cho ngân hàng.
Lưu ý, nếu sau này bạn muốn tăng hạn mức trở lại, bạn sẽ phải làm thủ tục xin tăng hạn mức thẻ.
2.2. Cách tăng hạn mức tín dụng
Nhu cầu tăng hạn mức tín dụng thường cao hơn do sự tiện ích của thẻ tín dụng trong việc mua sắm và vay trả góp. Tuy nhiên, việc tăng hạn mức tín dụng đòi hỏi quy trình xét duyệt kỹ lưỡng từ ngân hàng, dựa trên:
- Thu nhập của bạn.
- Lịch sử giao dịch.
- Hoạt động trả nợ.
Hồ sơ xin tăng hạn mức tín dụng cần có:
- Đơn đề nghị tăng hạn mức thẻ tín dụng theo mẫu của ngân hàng.
- Bản sao hợp đồng lao động.
- Bảng sao kê lương có xác nhận của ngân hàng cho ba tháng gần nhất.
- Giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập khác không phải từ lương (nếu có).
Đối với khách hàng làm thẻ tín dụng bằng cách ký quỹ (thẻ tín dụng thông qua tài sản bảo đảm là số tiền khách hàng gửi cho ngân hàng làm căn cứ chứng minh khả năng trả nợ), bạn chỉ cần mang thêm tiền ký quỹ và điền vào mẫu đơn yêu cầu tăng hạn mức tín dụng.
3. Bí quyết để tăng hạn mức tín dụng một cách đơn giản
Hạn mức tín dụng là một trong những yếu tố thu hút người dùng của ngân hàng, giúp mang lại sự thỏa mãn và tin tưởng cho dịch vụ của ngân hàng, do đó ngày này rất nhiều ngân hàng có chính sách tốt, hỗ trợ gia tăng hạn mức tín dụng cho khách hàng sau một thời gian sử dụng (từ 6 tháng). Tuy nhiên hiện nay nhiều khách hàng có nhu cầu cần tiền gấp như đi du lịch, mua sắm tài sản có giá trị… cần gia tăng hạn mức tín dụng, hay tham khảo bí quyết sau:
3.1. Chứng minh nguồn thu nhập tài chính ổn định và ngày càng tăng cao
Điều kiện đầu tiên để mở thẻ tín dụng là phải chứng minh được thu nhập, do đó khi muốn tăng hạn mức tín dụng, để được ngân hàng chấp thuận bạn phải cho thấy được mức thu nhập ổn định qua từng tháng và ngày càng tăng lên so với thời điểm làm thẻ. Bên cạnh đó, bạn có thể chứng minh cho ngân hàng thấy nguồn tài chính vững vàng của mình thông qua tài sản như: Sổ bảo hiểm, sổ tiết kiệm,...
3.2. Tạo một lịch sử tín dụng tốt
Trong vay vốn ngân hàng, lịch sử tín dụng chính là thứ phản ánh bộ mặt, lối sống, độ tin cậy của bạn. Lịch sử tín dụng được hình thành qua giao dịch vay trả nợ từ trước đến nay của bạn, nó thể hiện thói quen thái độ của bạn đối với việc sử dụng thẻ tín dụng. Khi bạn có lịch sử tín dụng tốt, điểm tín nhiệm của quý khách sẽ cao, ngân hàng muốn được hợp tác lâu dài và chắc chắn sẽ xem xét việc xét duyệt tăng hạn mức tín dụng cho bạn.
Để có một lịch sử tín dụng tốt, khách hàng cần cần thanh toán đủ các khoản nợ vào đúng kỳ hạn cho ngân hàng (không nên chậm trễ dù chỉ 1 ngày), không chỉ các khoản nợ trong thẻ tín dụng, tất cả các khoản nợ tại các đơn vị vay vốn khác quý khách cũng cần lưu ý trả đủ và đúng hạn.
3.3. Giao dịch với thẻ tín dụng một cách thường xuyên
Đây là yếu tố quan trọng và khách hàng thường bỏ qua tuy nhiên ngân hàng lại đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Để được xem xét gia tăng hạn mức tín dụng, khách hàng cần có trên 1 năm sử dụng thẻ tín dụng, thường xuyên giao dịch qua thẻ tín dụng và có một thói quen tiêu dùng tài chính tốt và thông minh. Giao dịch thường xuyên ở đây không có nghĩa là khách hàng phải sử dụng những khoản tiền lớn cho mỗi lần sử dụng, bạn có thể mua sắm hàng hóa tại TTTM, đặt vé xem phim, ăn uống tại các cửa hàng ăn nhanh, nhà hàng… Những hoạt động này sẽ giúp lịch sử giao dịch của bạn qua thẻ phong phú hơn. Bên cạnh đó, khách hàng nên hạn chế tối đa việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, hạn chế số lượng thẻ sở hữu trong cùng một ngân hàng.
Hy vọng thông tin trong bài viết đã giúp khách hàng hiểu rõ về hạn mức tín dụng. Còn nếu cần vay nhanh một khoản tiền mặt từ 3 - 30 triệu, khách hàng có thể đăng ký vay nhanh qua Tima theo mẫu form đăng ký dưới đây, chỉ cần duy nhất giấy đăng ký/cà vẹt xe máy là đã có thể vay tiền.
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân