Fintech là gì? Xu hướng phát triểnn của ngành này trong năm 2024

Fintech là thuật ngữ mới về lĩnh vực tài chính trong thời đại công nghệ số. Nền tảng này đang cạnh tranh trực tiếp với các phương pháp tài chính truyền thống.

Sự ra đời của Fintech tạo nên cuộc cách mạng mới trong lĩnh vực tiền tệ trong xã hội hiện đại. Hiện tại nó đang cạnh tranh trực tiếp với các phương pháp truyền thống tại Việt Nam. Để hiểu rõ Fintech là gì và xu hướng phát triển công nghệ tài chính trong tương lai các bạn hãy cũng theo dõi nội dung sau đây.

1. Tìm hiểu về Fintech là gì?

Fintech được viết của từ Financial Technology trong tiếng Anh có nghĩa là “công nghệ tài chính”. Thuật ngữ này được sử dụng chung cho tất cả các công ty ứng dụng internet, smartphone, điện toán đám mây cùng các phần mềm mã nguồn mở. Sự ra đời của Fintech nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của lĩnh vực ngân hàng và đầu tư.

Theo nguyên tắc hoạt động của Fintech, các công ty này được chia thành 2 nhóm. Trong đó gồm nhóm phục vụ người tiêu dùng và nhóm back - office. Chức năng của 2 nhóm này là:

  • Nhóm thứ nhất: Phục vụ nhu cầu tài chính của người dùng trong thời đại công nghệ số, cung cấp các công cụ kỹ thuật hiện đại để cải tiến quy trình quản lý tài chính, vay mượn và tài trợ vốn cho các nhà đầu tư mới.

  • Nhóm thứ 2: Hỗ trợ các ứng dụng, tính năng mới của công nghệ số cho các định chế tài chính.

Fintech dang thay đổi lĩnh vực tài chính thế giới

Fintech dang thay đổi lĩnh vực tài chính thế giới

2. Các dịch vụ của Fintech là gì?

Công nghệ tài chính Fintech ra đời được ví như cuộc cách mạng mới trong thời đại 4.0. Các đơn vị này cung cấp đa dạng dịch vụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau có liên quan đến tài chính điện tử. Cụ thể các sản phẩm nổi bật của Fintech hiện nay gồm:

  • Ví điện tử, công nghệ thanh toán, thanh toán trực tuyến.

  • Cung cấp các loại tiền kỹ thuật số được lưu hành hợp pháp tại Việt Nam.

  • Công nghệ sổ cái được phân tán, hoạt động trên nền tảng blockchain.

  • Quản lý tài chính, thương mại trực tuyến dạng B2C.

  • mPOS

Sự ra đời của Fintech làm bùng nổ làn sóng khởi nghiệp cho các nhà đầu tư startup trong lĩnh vực Tài chính – ngân hàng. Nếu như trước đây bạn muốn gia nhập ngành này phải có nguồn vốn dồi dào thì sự xuất hiện của Fintech đã kịp thời tháo gỡ điều kiện khó này.

Ngoài ra nó còn giúp đa dạng hóa thành phần, sản phẩm cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên do dịch vụ hoạt động rộng với đa dạng sản phẩm nên việc quản lý cũng sẽ gặp những khó khăn nhất định.

3. Bước đệm vững chắc cho sự trỗi dậy của Fintech

Fintech có khả năng tái định hình ngành tài chính hiệu quả thực hiện song song với việc tác động mạnh mẽ đến các yếu tố quan trọng nhất của ngành này. Theo đó các công ty Fintech đều cung cấp dịch vụ cho vay theo mô hình P2P. Đây là nền tảng kết nối trực tiếp người cho vay với người đi vay thông qua mạng internet.

Trong nhiều năm qua, mô hình này đã cho thấy khả năng hoạt động hiệu quả được hàng triệu khách hàng đánh giá cao. Cách thức này không chỉ giúp tinh giản quy trình, tiết kiệm thời gian làm thủ tục mà còn có tốc độ xử lý rất nhanh.

Giờ đây các khoản vay của khách hàng sẽ được xét duyệt nhanh chóng trong 2 - 3 giờ đồng hồ. Trong khi đó quy trình vay vốn truyền thống mất đến hàng tuần, thậm chí kéo dài hàng tháng.

Mặt khác, nhiều “ông lớn” trên thị trường tài chính cũng đang đẩy mạnh công tác thử nghiệm sử dụng các đồng tiền ảo để thanh toán online. Các đồng điện tử nổi bật như Bitcoin, Ethereum và Ripple có thể thay thế một số phương thức thanh toán truyền thống.

Điều này càng giúp thị trường hoạt động của Fintech thêm rộng mở. Hứa hẹn các công ty Fintech thế giới nói chung và các đơn vị tại Việt Nam nói riêng sẽ phát triển chóng mặt trong thời gian tới.

Fintech có bước đệm phát triển mạnh mẽ từ mô hình P2P

4. Lợi ích của Fintech là gì?

Với sự phát triển thần tốc của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 các sản phẩm, dịch vụ do Fintech cung cấp ngày càng được nhiều người biết đến. Các tổ chức tài chính truyền thống cũng đang đẩy mạnh việc hợp tác với các công ty công nghệ tài chính Fintech để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Theo đó Fintech ra đời đem đến cho người dùng rất nhiều lợi ích hấp dẫn như:

  • Giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính số.

  • Thay đổi kênh phân phối sản phẩm mang đến sự tiện lợi, an toàn hơn về nhu cầu tài chính cho khách hàng.

  • Dễ dàng phân tích hành vi, xu hướng của các tệp khách hàng.

  • Tinh giản nhân sự tiết kiệm chi phí đầu tư về con người giúp tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

  • Hạn chế tối đa những rủi ro, sai sót về tài chính thường gặp trong các phương pháp thủ công truyền thống.

  • Tối ưu chi phí sản phẩm, dịch vụ tăng sự cạnh tranh giữa các đơn vị.

5. Những hạn chế cần biết về công nghệ Fintech

Thực tế chúng ta không thể phủ nhận sự phát triển mạnh mẽ và những lợi ích tuyệt vời mà công nghệ Fintech đang mang lại. Tuy nhiên dường như vai trò của ngân hàng truyền thống vẫn sẽ không bị lu mờ trong cuộc cách mạng này. Bởi Fintech còn tồn tại một số hạn chế khiến người tiêu dùng đặt ra nhiều nghi vấn như:

  • Khách hàng cá nhân, các hộ gia đình có mức thu nhập thấp sẽ gặp khó khăn khi tiếp cận dịch vụ ngân hàng số của Fintech.

  • Thị trường cổ phiếu thường xuyên có biến động bất thường. Đặc biệt là cổ phiếu của các công ty Fintech. Điều này khiến không ít khách hàng đặt ra dấu chấm hỏi về tính ổn định của dịch vụ.

  • Rủi ro tài chính khi sử dụng Fintech là hoàn toàn có thể vì các công ty này chịu sự chi phối khá lớn bởi thị trường tài chính thế giới.

  • Rủi ro về thông tin cá nhân, thất thoát tài chính, nguy cơ lừa đảo là hoàn toàn có thể vì các thiết bị người tiêu dùng đang sử dụng có độ bảo mật không cao.

  • Fintech cung cấp dịch vụ và sản phẩm rất đa dạng nhưng có nhiều điểm tương đồng nhau. Điều này khiến nhiều khách hàng gặp khó khăn khi phân tích lợi ích, nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân khi sử dụng công nghệ tài chính Fintech.

Fintech có thể sẽ gặp khó khăn khi tiếp cận khách hàng thu nhập thấp

Fintech có thể sẽ gặp khó khăn khi tiếp cận khách hàng thu nhập thấp

6. Thách thức của công nghệ tài chính Fintech tại Việt Nam

Sự bùng nổ của công nghệ tài chính Fintech trên thế giới đã nhanh chóng lan rộng đến các quốc gia châu Á. Những ưu điểm nổi bật của công nghệ đã đem đến những bước tiến nổi bật cho ngành ngân hàng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, khi xuất hiện tại Việt Nam Fintech đang phải đối mặt với khác nhiều thách thức lớn như:

  • Rào cản về hành lang pháp lý

Những quy định về mặt pháp lý tài chính tại Việt Nam còn chậm đổi mới. Nội dung chính sách chưa nhạy bén trong việc cập nhật thông tin và xu hướng phát triển của thế giới. Việc cập nhật, sửa đổi bổ sung pháp lý diễn ra khá chậm và có phần lỗi thời so với sự phát triển thần tốc của thời đại công nghệ số.

  • Cơ sở vật chất và nền tảng công nghệ có phần lỗi thời

Công nghệ tài chính số đòi hỏi tính bảo mật cực kỳ cao và linh hoạt trong mọi tính năng cũng như thao tác sử dụng dịch vụ. Nhưng ở nước ta, cơ sở hạ tầng công nghệ còn kém phát triển nên chưa đáp ứng được nhiều cầu ngày càng cao của công nghệ 4.0.

  • Tính chủ quan trong ý thức của người tiêu dùng Việt

Người dùng tại Việt Nam đang còn khá chủ quan về vấn đề bảo mật dữ liệu cá nhân. Những thông tin cơ bản như: Họ tên, số thẻ căn cước công dân, địa chỉ, hộ chiếu, số tài khoản,....được chia sẻ khá công khai một cách “vô tư”.

Sự chủ quan của người dùng đã tạo nên “lỗ hổng bảo mật” mà chưa có biện pháp nào hiệu quả để che lấp. Điều này tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến tài khoản của người tiêu dùng và dễ mắc bẫy lừa đảo của kẻ xấu. Các công ty công nghệ tài chính Fintech cũng khó có điều kiện để phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam nếu ý thức người dùng không được cải thiện.

Người dùng Việt còn chủ quan trong việc bảo mật tài khoản

Người dùng Việt còn chủ quan trong việc bảo mật tài khoản

  • Sự yếu kém trong mô hình quản trị, kinh doanh

Thực tế cho thấy có đến 60% các doanh nghiệp Fintech tại Việt Nam chưa tìm được định hướng phát triển lâu dài. Mục tiêu, tầm nhìn của các đơn vị này còn hạn chế và lúng túng trong quá trình ứng dụng công nghệ số vào thực tiễn. Điều này khiến phần lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có thể phát triển kịp thời đại.

7. Tín hiệu tích cực của công nghệ tài chính Fintech tại Việt Nam

Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng các công ty Fintech tại Việt Nam cũng đã nhanh chóng gặt hái được nhiều tín hiệu tích cực. Trong nửa đầu năm 2018, Fintech Việt Nam đã đạt được tổng lượng đầu tư lên đến 31,7 tỷ USD. Trong đó có khoảng hơn 450 thương vụ đầu tư nổi bật được thực hiện thành công. Con số này tăng đến gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2017.

Ngoài ra, Fintech cũng đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các chuyên gia công nghệ, tài chính lớn trên thế giới. Trong nhiều năm qua, Fintech đang có những bước tiến phát triển mạnh mẽ cùng bước đi thận trọng, chắc chắn.

Hứa hẹn trong tương lai gần, lĩnh vực này sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Qua đó góp phần thay đổi rõ rệt bộ mặt của ngành tài chính chung của thế giới.

Công nghệ tài chính Fintech Việt Nam đang có dấu hiệu khởi sắc

Công nghệ tài chính Fintech Việt Nam đang có dấu hiệu khởi sắc

8. Thành tựu tự hào của công nghệ Fintech tại Việt Nam

Số liệu thống kê mới nhất cho thấy số lượng công ty Fintech cung cấp dịch vụ tại Việt Nam đã tăng 2,5 lần so với thời điểm năm 2016. Khi mới xuất hiện, nước ta chỉ có khoảng 40 công ty Fintech thì bây giờ con số này đã lên đến gần 100. Các công ty Fintech tại Việt Nam hoạt động trải rộng trong nhiều sản phẩm và dịch vụ khác nhau.

Tại thị trường Việt Nam các startup đang xuất hiện ngày càng nhiều với mục tiêu định hướng ngày càng chuyên nghiệp. Bên cạnh đó nhiều ngân hàng thương mại lớn cũng đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi, vận hành hệ thống ngân hàng số để bắt kịp sự phát triển của công nghệ hiện đại.

Tiêu biểu nhất trong đó phải kể đến là ngân hàng BIDV, TPBank, Vietinbank, VPBank,....Sự nhạy bén của những thương hiệu này đang đáp ứng rất tốt yêu ngày càng hiện đại của khách hàng trên toàn quốc. Qua đó cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng 4.0 một cách thông suốt, tiện lợi và nhanh chóng cho tất cả người dùng.

Đến nay có khoảng 48% công ty Fintech tại Việt Nam tham gia vào hoạt động thanh toán trực tuyến. Họ đang cung cấp cho khách hàng và các nhà bán lẻ các dịch vụ, giải pháp thanh toán kỹ thuật số hiện đại và ngày càng được nhiều người biết đến. Trong đó những thương hiệu nổi bật gồm có 2C2P, OnePay, VTPay, VTCPay, BankPlus, VinaPay, 123Pay, VNPay, Senpay,....

Ngoài ra các công ty Fintech hoạt động trong lĩnh vực gọi vốn cũng đang rất phát triển với nhiều cái tên nổi bật như Comicola, FundStart Betado và Firststep,...Dịch vụ, quản lý tài chính cá nhân - dữ liệu, quản lý POS, cho vay,....cũng đang trên đà phát triển mạnh mẽ.

Fintech đang phát triển thần tốc tại thị trường Việt

Fintech đang phát triển thần tốc tại thị trường Việt

7. Những dịch vụ nổi bật nhất của công nghệ tài chính Fintech

Tính đến thời điểm hiện tại Fintech vẫn đang được xem là một lĩnh vực tài chính hiện đại, an toàn và uy tín hàng đầu. Theo đó những dịch vụ nổi bật nhất của công nghệ Fintech có thể kể đến như:

  • Đồng điện tử Bitcoin

Bitcoin là một loại tiền kỹ thuật số phân cấp do Satoshi Nakamoto nghiên cứu được phát hành dưới dạng phần mềm mã nguồn mở. Đồng tiền này chính thức có mặt trên thế giới vào năm 2009. Bitcoin được trao đổi trực tiếp dưới sự hỗ trợ của các thiết bị có kết nối internet mà không cần phải thông qua bất kỳ một tổ chức trung gian nào.

  • Ví điện tử

Ví điện tử được hiểu là một loại tài khoản điện tử được sử dụng như một phương tiện thanh toán trực tuyến. Bên cạnh đó nó còn cho phép khách hàng lưu trữ các thông tin cá nhân, thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa tiện lợi qua thiết bị kết nối internet. 

Số lượng người dùng ví điện tử đang gia tăng mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây và phổ cập đến cả các địa phương nông thôn. Một số loại ví điện tử còn được phổ biến trên toàn thế giới như: PayPal, Google Wallet và Alipay.

  • Kênh Kickstarter gọi vốn cộng đồng

New York là nơi Kickstarter xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2009. Kênh cho phép các nhà nghiên cứu, sáng tạo tiến hành huy động vốn từ người tiêu dùng bằng cách mang dự án của mình ra cộng đồng. Điều đặc biệt là quy trình huy động vốn được thực hiện online 100%.

Hiện tại Kickstarter vẫn đang được đánh giá là trang web gọi vốn lớn nhất thế giới. Sự xuất hiện của nó đã giúp rất nhiều nhà khởi nghiệp được kết nối thành công với các nhà tài trợ vốn uy tín trên thế giới. Ngoài ra Fintech còn có nhiều sản phẩm nổi bật khác như: cho vay vốn, chuyển tiền ngang vốn, giao dịch chứng khoán,...

Kickstarter là kênh gọi vốn lớn nhất của công nghệ tài chính Fintech

Kickstarter là kênh gọi vốn lớn nhất của công nghệ tài chính Fintech

Công nghệ tài chính Fintech vẫn còn tồn tại một vài điểm lo ngại. Tuy nhiên đây vẫn là một ngành đang phát triển mạnh mẽ được nhiều quốc gia và người dùng trên thế giới ghi nhận. Hy vọng qua những chia sẻ trên đây mọi người sẽ có thêm nhiều tin tức thú vị về thế giới tài chính số.

>>> Xem thêm: ICTNEWS: Cần cơ chế sandbox để các Fintech Việt Nam đẩy lùi app tín dụng đen Trung Quốc

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

Tin liên quan