Kỳ hạn trả nợ: Cách để điều chỉnh kỳ hạn trả nợ
Kỳ hạn trả nợ 3, 6, 9, 12, 24, 36 tháng… là những cụm từ bạn thường gặp khi vay vốn. Vậy, cụ thể kỳ hạn trả nợ là gì, có thể thay đổi kỳ hạn này hay không?
Khi thực hiện việc vay vốn, ngoài vấn đề lãi suất thì kỳ hạn trả nợ cũng là một nội dung mà người vay cực kỳ quan tâm. Vậy, kỳ hạn trả nợ là gì? Có thể điều chỉnh kỳ hạn trả nợ nay hay không? Cùng Tima giải đáp những thắc mắc trên qua nội dung bài viết dưới đây nhé!
1. Tìm hiểu kỳ hạn trả nợ là gì?
Kỳ hạn trả nợ đã được định nghĩa tại Khoản 9 của Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN. Theo đó, khi nói về các hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, kỳ hạn trả nợ đã được quy định cụ thể như sau:
Kỳ hạn trả nợ chính là các khoảng thời gian trong thời hạn cho vay đã được thỏa thuận mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó, khách hàng cần phải trả một phần hoặc là trả toàn bộ nợ gốc hoặc tiền lãi vay cho các tổ chức tín dụng.
2. Có thể điều chỉnh kỳ hạn trả nợ không?
Thực hiện theo Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 8 tháng 4 năm 2023 và Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ. Ngày 23 tháng 4 năm 2023, Thống đốc của Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 02/2023/TT-NHNN. Trong đó, quy định về việc các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ.
Thông tư 02 do Ngân hàng Nhà nước ban hành đã tạo điều kiện kéo dài khoảng thời gian vay và trả nợ ngân hàng. Từ đó, giảm được áp lực trả nợ cho khách hàng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng tiếp cận với các nguồn vốn để phục vụ cho công việc sản xuất – kinh doanh và tiêu dùng. Thông qua đó thúc đẩy sự tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Thông tư 02 của Ngân hàng Nhà nước chính thức được triển khai từ ngày 24/4/2023. Việc cho phép các tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu lại các khoản nợ. Đồng thời, giữ nguyên nhóm nợ cho những khách hàng gặp khó khăn đang không có khả năng trả nợ đúng thời hạn. sẽ tạo điều kiện để khách hàng có thể điều chỉnh được kỳ hạn trả nợ.
Thời gian trả nợ được kéo dài và khoản nợ sẽ không bị chuyển vào nhóm nợ xấu. Qua đó, khách hàng có điều kiện tốt hơn để tiếp cận với các khoản vay mới phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Từ đó có nguồn tài chính vững chắc hơn để tìm kiếm việc làm, tạo ra nguồn thu nhập mới để trả nợ được vốn vay tại các tổ chức tín dụng.
3. Hoạt động điều chỉnh kỳ hạn trả nợ được hiểu như thế nào?
Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ diễn ra theo một quy trình khá phức tạp. Quy trình này đã được quy định rõ ràng tại Khoản 10, Điều 2 thuộc Thông tư 39/2016/TT-NHNN. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ không chỉ đơn thuần chỉ là một hoạt động tài chính, nó còn là một phần cực kỳ quan trọng trong vấn đề quản lý và điều chỉnh nợ vay.
Trong đó, cơ cấu lại thời hạn trả nợ sẽ bao gồm cả việc điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ và cả gia hạn nợ. Mỗi hình thức sẽ có những điều kiện và các tác động riêng biệt. Tùy thuộc vào điều kiện cùng những thỏa thuận cụ thể, mà khách hàng sẽ phải thực hiện những khoản thanh toán theo đúng kỳ hạn đã được quy định trước.
Khi thật sự cần thiết, các tổ chức tín dụng có thể thực hiện việc điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ cho khách hàng. Điều này cần phải có sự chấp thuận từ phía tổ chức tín dụng và có thể được thực hiện thông qua hai hình thức cơ bản như sau:
>>> Bạn cần vay tiền gấp? Đăng ký vay ngay tại đây:
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân
3.1. Điều chỉnh kỳ hạn trả
Đối với trường hợp này, các tổ chức tín dụng, ngân hàng chấp thuận sẽ kéo dài thêm một khoảng thời gian nhất định. Nhằm mục đích giúp khách hàng trả nợ được một phần hoặc là toàn bộ nợ gốc hoặc lãi tiền vay của kỳ hạn trả mà hai bên đã thỏa thuận. Điều này có thể xảy ra nhưng vẫn không làm thay đổi số kỳ hạn trả nợ đã được thỏa thuận ban đầu và thời hạn cho vay vẫn giữ nguyên.
3.2. Gia hạn nợ
Đối với trường hợp này, tổ chức tín dụng, ngân hàng sẽ chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian để khách hàng trả nợ gốc và lãi tiền vay, khi thời hạn cho vay đã vượt quá thỏa thuận ban đầu. Điều này đồng nghĩa với việc là khách hàng sẽ có thêm một khoảng thời gian để thanh toán nợ. Tuy nhiên, điều này có thể đi kèm với những điều kiện cũng như chi phí phát sinh mới.
Với hai hình thức điều chỉnh kỳ hạn trả nợ này, tổ chức tín dụng, ngân hàng có thể tạo ra được sự linh hoạt trong việc quản lý nợ vay. Đồng thời, chứng cũng giúp cho khách hàng giải quyết được các vấn đề khó khăn về tài chính mà họ có thể đã gặp phải trong quá trình trả nợ.
Điều này sẽ đồng nghĩa với việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ không đơn thuần chỉ là kéo dài thời gian trả nợ. Chúng còn giúp cho việc quản lý tài chính của cả hai bên là tổ chức tín dụng và khách hàng trở nên linh hoạt hơn.
4. Điều kiện để tổ chức tín dụng, ngân hàng điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho khách hàng
Theo Điều 4 của Thông tư 02/2023/TT-NHNN, các tổ chức tài chính sẽ xem xét và quyết định cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ dựa trên cơ sở là đề nghị của khách hàng. Cũng như khả năng tài chính của các tổ chức tín dụng và khả năng khách hàng đáp ứng được các điều kiện như sau:
-
Dư nợ gốc phát sinh trước ngày 24 tháng 04 năm 2023 từ hoạt động cho vay và cho thuê tài chính.
-
Phát sinh nghĩa vụ trả nợ tiền gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 24 tháng 04 năm 2023 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024.
-
Số dư nợ của khoản nợ đang được cơ cấu lại còn trong hạn trả nợ hoặc quá hạn đến 10 (mười) ngày. Tính từ ngày đến hạn thanh toán tức thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận.
-
Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không có khả năng để trả nợ đúng hạn cả nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận. Bởi doanh thu, thu nhập bị sụt giảm so với doanh thu, thu nhập đưa ra tại phương án trả nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận trước đó.
-
Được đánh giá là có khả năng để trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo kỳ hạn trả nợ sẽ được cơ cấu lại.
-
Khoản nợ đó không vi phạm pháp luật
5. Quy trình điều chỉnh kỳ hạn trả nợ
Theo quy định tại Điều 19 của Thông tư 39/2016/TT-NHNN, việc điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ cho khách hàng là cả một quy trình được thực hiện rất kỹ lưỡng và đáng tin cậy. Điều này được thực hiện dựa trên cơ sở đề xuất của khách hàng cùng sự đánh giá cẩn thận đến từ tổ chức tín dụng về khả năng tài chính của họ cũng như khả năng trả nợ của khách hàng trong tương lai.
Cụ thể quy trình điều chỉnh kỳ hạn trả nợ được tiến hành như sau:
-
Bước 1: Khách hàng đề xuất điều chỉnh kỳ hạn
Nếu khách hàng là cá nhân hoặc doanh nghiệp nhận thấy bản thân chưa có khả năng để trả số tiền đã vay. Và khách hàng đáp ứng đủ các điều kiện để được ngân hàng, tổ chức tín dụng điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Khi đó, khách hàng hãy làm đơn đề nghị được điều chỉnh để gửi tới ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay.
-
Bước 2: Ngân hàng, tổ chức tín dụng đánh giá khả năng của khách hàng
Sau khi tiếp nhận yêu cầu điều chỉnh kỳ hạn trả nợ của khách hàng. Ngân hàng sẽ tiến hành xem xét xem khách hàng có đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được điều chỉnh không?
Nếu tổ chức tín dụng, ngân hàng đánh giá là khách hàng có đủ khả năng trả để trả nợ theo kỳ hạn mới được điều chỉnh. Lúc này, tổ chức tín dụng sẽ xem xét để điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vay để phù hợp theo khả năng của khách hàng. Việc điều chỉnh này sẽ mang đến sự linh hoạt và giúp cho khách hàng dễ dàng hơn trong quản lý nợ.
Nếu khách hàng không thể thanh toán được toàn bộ số nợ gốc và/hoặc lãi vay đúng thời hạn như đã thỏa thuận ban đầu. Nhưng ngân hàng, tổ chức tín dụng đánh giá họ có khả năng để trả đủ nợ trong khoảng thời gian sau thời hạn cho vay.
Lúc này, tổ chức tín dụng sẽ xem xét để gia hạn nợ với một kỳ hạn mới phù hợp theo khả năng chi trả của khách hàng. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng có thêm thời gian để chuẩn bị và tái cấu trúc lại vấn đề tài chính của mình.
-
Bước 3: Hai bên ký hợp đồng thỏa thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ
Việc thỏa thuận và ký hợp đồng điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cần phải được thực hiện trước hoặc là trong thời hạn 10 ngày. Tính từ ngày đến kỳ hạn, thời hạn phải trả nợ mà hai bên đã thỏa thuận trước đó.
Điều này giúp đảm bảo được tính chính xác và đồng nhất trong suốt quá trình quản lý nợ của tổ chức tín dụng. Đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi nhất để khách hàng lập kế hoạch tài chính và chuẩn bị chu đáo hơn cho việc trả nợ mới.
Tóm lại, toàn bộ quy trình điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho khách hàng được diễn ra một cách cẩn thận và tích cực. Các bước được thực hiện có sự cân nhắc và trách nhiệm cao đến từ cả bên vay và bên cho vay. Điều này nhằm tạo ra một môi trường tài chính ổn định và bền vững nhất. Qua đó, cung cấp sự linh hoạt và hỗ trợ tối đa cho khách hàng trong quản lý nợ và tái cấu trúc tài chính của họ.
6. Khách hàng được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ trong thời hạn bao lâu?
Theo các quy định trong Điều 19 thuộc Thông tư 39/2016/TT-NHNN, việc điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ cho khách hàng sẽ được tổ chức tín dụng xem xét và quyết định dựa trên nhiều yếu tố. Trong đó bao gồm đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của ngân hàng, tổ chức tín dụng cùng các đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng.
Vậy nên, kỳ hạn điều chỉnh cũng sẽ có hai trường hợp xảy ra như sau:
-
Trường hợp đầu tiên - Thời hạn cho vay không đổi
Trường hợp này được áp dụng nếu khách hàng không có khả năng để chi trả khoản nợ đúng kỳ hạn ban đầu, bao gồm cả nợ gốc và/hoặc lãi tiền. Nhưng tổ chức tín dụng , ngân hàng lại đánh giá là có khả năng để trả đủ khoản nợ theo kỳ hạn mới được điều chỉnh.
Khi đó, tổ chức tín dụng, ngân hàng sẽ xem xét điều chỉnh kỳ hạn để trả nợ gốc và/hoặc lãi vay để phù hợp với khả năng trả của khách hàng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thời hạn cho vay sẽ không thay đổi. Nhưng sẽ giúp khách hàng dễ dàng hơn trong quản lý và tái cấu trúc tài chính của mình.
-
Trường hợp thứ hai - Gia hạn nợ với thời gian mới
Trong trường hợp này, nếu khách hàng không có khả năng để thanh toán toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay của mình theo đúng thời hạn đã thỏa thuận ban đầu. Nhưng khách hàng lại được tổ chức tín dụng đánh giá có thể trả đủ nợ trong khoảng thời gian sau thời hạn cho vay.
Khi đó tổ chức tín dụng, ngân hàng sẽ xem xét để khách hàng gia hạn nợ với thời hạn mới phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng. Theo quy định, thời hạn đó không được vượt quá 12 tháng tính từ ngày đến hạn của số dư nợ đang được cơ cấu lại kỳ hạn. Điều này mang giúp khách hàng có thêm thời gian để lập các kế hoạch và chuẩn bị cho việc thanh toán nợ mới tốt hơn.
Nói tóm lại, việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho khách hàng đã được quy định cụ thể trong Thông tư 39/2016/TT-NHNN. Điều này nhằm đảm bảo được tính linh hoạt, minh bạch và công bằng của cả hai bên trong quản lý nợ và tài chính.
Qua nội dung bài viết trên, Tima đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc kỳ hạn trả nợ là gì? Cũng như biết được rằng, kỳ hạn trả nợ có thể được điều chỉnh để cả tổ chức tài chính và người vay vốn có thể linh hoạt hơn trong việc quản lý tài chính. bạn nhớ đón xem nhiều thông tin bổ ích khác về tài chính mỗi ngày từ Tima nhé!
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân