Lãi suất tiết kiệm các ngân hàng hiện nay - Update 2024
Lãi suất tiết kiệm, lãi suất tiền gửi là các con số không ngừng thay đổi, phụ thuộc vào biến động thị trường và chính sách của từng Ngân hàng, được các khách hàng gửi tiết kiệm và người đi vay đặc biệt quan tâm. Hãy cùng update bảng lãi suất tiết kiệm mới nhất của +20 ngân hàng dưới đây!
1. Gửi tiết kiệm là gì? Thế nào là lãi suất tiết kiệm Ngân hàng?
1.1. Gửi tiết kiệm là gì?
Gửi tiết kiệm là mục đích của cá nhân hoặc tổ chức gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng để hưởng lãi suất đều đặn theo lãi suất do ngân hàng quy định.
Gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng là một kênh đầu tư an toàn từ xưa đến nay, tuy không mang lại lợi nhuận cao như nhiều kênh khác (đầu tư vào thị trường chứng khoán, bất động sản hay kinh doanh…) nhưng nó mang lại sự ổn định, rủi ro luôn ở mức tối thiểu và hầu như là không có. Các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng, bằng uy tín của mình, sử dụng tiền gửi tiết kiệm của người dân để huy động vốn, sau đó có thể cho vay lại và đầu tư vào các ngành khác nhau để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng cổ điển nhất là gửi tại sở giao dịch và phát hành sổ tiết kiệm, chứng tỏ khách hàng đã gửi tiền trong một thời hạn nhất định và được hưởng một mức lãi suất cụ thể. Để rút tiền, khách hàng phải mang sổ tiết kiệm và giấy tờ tùy thân đến phòng giao dịch để làm thủ tục. Để gia tăng thêm số tiền cho người gửi tiết kiệm, lãi suất gửi tiết kiệm luôn được đảm bảo ở mức thực dương, nghĩa là tỷ lệ này luôn phải cao hơn tỷ lệ lạm phát hàng năm để đảm bảo khả năng sinh lời.
1.2. Lãi suất gửi tiết kiệm là gì?
Lãi suất tiết kiệm hay còn được gọi là lãi suất tiền gửi (lãi suất huy động) mà các Ngân hàng hay các tổ chức tín dụng đưa ra để huy động khách hàng gửi tiền tiết kiệm. Qua đó, khi khách hàng gửi một khoản tiền cho nhà băng trong một kỳ hạn nhất định, Ngân hàng sẽ phải trả thêm cho người gửi một khoản tiền lãi tính trên phần trăm lãi suất tiết kiệm được ngân hàng đưa ra với số tiền gửi của bạn.
Con số lãi suất tiết kiệm tại Ngân hàng thường được áp dụng trong 1 năm, khi tính số tiền lãi nhận được trong 1 tháng khách hàng phải chia số % đó cho 12 tháng.
>>> Đầu tư sinh lời nhận lãi 19%/năm tại đây:
Ví dụ: Bạn gửi tiết kiệm 100 triệu tại Ngân hàng trong kỳ hạn 6 tháng (Tức là trong 6 tháng gửi tiết kiệm, khách hàng không được rút số tiền gửi gốc). Lãi suất tiết kiệm cho khoản tiền gửi kỳ hạn 6 tháng của Ngân hàng đó là 6,6%/năm.
Như vậy, mỗi tháng số tiền lãi từ tiền gửi tiết kiệm khách hàng nhận được là:
100 triệu x (6,6%/12 tháng) = 550.000 VNĐ
Có nhiều hình thức nhận lãi khi gửi tiền tiết kiệm, bạn có thể nhận lãi trước, nhận lãi hàng tháng, nhận lãi sau hàng quý, nhận lãi sau 1 năm hoặc nhận lãi vào cuối kỳ (ví dụ gửi 6 tháng thì 6 tháng sau nhận lại cả gốc và lãi)
2. Lãi suất tiết kiệm, lãi suất tiền gửi các Ngân hàng hiện nay
Thời gian gần đây, lãi suất gửi tiết kiệm các ngân hàng đang có xu hướng tăng cao, vậy mức lãi suất cụ thể là bao nhiêu, hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bảng lãi suất các ngân hàng được cập nhật mới nhất!
2.1. Lãi suất gửi tiết kiệm tại quầy tháng 2023
Lãi suất tiết kiệm ngân hàng khi gửi tiền tại quầy
Cập nhật mức lãi suất huy động của +20 Ngân hàng mới nhất tính đến 2023 dành cho các khách hàng cá nhân gửi tiền tại quầy, vui lòng tham khảo bảng lãi suất tiết kiệm, lãi suất tiền gửi áp dụng cho hình thức nhận lãi cuối kỳ dưới đây:
Ngân hàng | 0 kỳ | 1 tháng | 3 tháng | 6 tháng | 12 tháng | 18 tháng | 24 tháng | 36 tháng |
ABBank | 0,2% | 5,65% | 5,85% | 7,3% | 7,2% | 7,8% | 7,8% | 7,8% |
AgriBank | 0,5% | 4,9% | 5,4% | 6,1% | 7,4% | 7,4% | 7,4% | -- |
Bắc Á | -- | -- | 5,85% | 7,6% | 7,9% | 8,15% | 8,15% | 8,15% |
Bảo Việt | 0,8% | 5,65% | 5,9% | 7,6% | 8,2% | 8,2% | 7,8% | 7,8% |
BIDV | 0,1% | 4,9% | 5,4% | 6% | 7,4% | 7,4% | 7,4% | 7,4% |
CBBank | 0,2% | 3,8% | 3,9% | 7,1% | 7,45% | 7,5% | 7,5% | 7,5% |
Đông Á | 0,99% | 5,92% | 5,92% | 7,3% | 7,79% | 8,19% | 8,19% | 8,19% |
GPBank | 1% | 6% | 6% | 7,4% | 7,6% | 7,7% | 7,7% | 7,7% |
Hong Leong | -- | 4% | 5% | 6% | 6% | 6% | 6% | 6% |
HD Bank | 0,6% | 6% | 6% | 7,5% | 7,9 - 9,2% | 7% | 6,8% | 6,8% |
MSB | -- | 6% | 6% | 6,5% | 7% | 7,5% | 7,5% | 7,5% |
MB | 0,5% | 5,8% | 6% | 7,6% | 8% | 8,2% | 8,3% | 8,4% |
Nam A Bank | 1% | 6% | 6% | 7,4% | 8,5% | 8,3% | -- | 8,9% |
NCB | 1% | 6% | 6% | 7,85% | 8,1% | 8,2% | 8,3% | 8,3% |
OCB | 0,9% | 5,7% | 5,9% | 7,8% | 8,5% | 8,6% | 8,6% | 8,6% |
Ocean Bank | 0,5% | 6% | 6% | 7,5% | 8% | 8% | 8% | 8% |
PG Bank | 0,2% | 6% | 6% | 8,2% | 8,5% | 8,5% | 8,1% | 8,1% |
Public Bank | 0,1% | 5,8% | 6% | 7% | 7,9% | 8,2% | 7,9% | 7,9% |
PVcombank | 0,7% | 5,6% | 5,8% | 7,5% | 8% | 8,15% | 8,15% | 8,15% |
Saigonbank | 0,2% | 5,8% | 6% | 8% | 8,3% | 8,6% | 8,6% | 8,6% |
SCB | 1% | 6% | 6% | 6,4% | 8,8% | 8,8% | 8,8% | 8,8% |
SHB | 1% | 6% | 6% | 7,1% | 7,6% | 7,9% | 8% | 8,1% |
SeaBank | 1% | 5,7% | 5,7% | 6% | 6,6% | 6,8% | 6,9% | 7% |
VIB | 0,2% | 5,9% | 5,9% | 7,5% | 7,6% | 7,6% | 7,6% | 7,6% |
Bản Việt | 1% | 6% | 6% | 7,6% | 8,2% | 8,5% | 8,7% | 8,8% |
Vietinbank | 0,1% | 4,9% | 5,4% | 6% | 7,4% | 7,4% | 7,4% | 7,4% |
Vietcombank | 0,1% | 4,9% | 5,4% | 6% | 7,4% | -- | 7,4% | 7,4% |
VPBank | 0,5% | 5,6% | 5,7% | 7,7% | 8% | 8,2% | 8,2% | 8,2% |
Techcombank | 0,03% | 5,9% | 5,9% | 7,7% | 8% | 8% | 8% | 8% |
TPBank | -- | 5,8% | 6% | 6,6% | -- | 6,9% | -- | 7,4% |
VietCapitalBank | -- | 3,8% | 3,8% | 5,7% | 5,7% | 6,2% | -- | -- |
Indovina | -- | 3,1% | 3,4% | 4,7% | 4,8% | 5,5,% | -- | -- |
Kiên Long Bank | 0,2% | 3,1,% | 3,4% | 5,7% | 5,85 | 6,5% | -- | -- |
VRB | 0,2% | -- | -- | -- | -- | 6,3% | -- | -- |
>>> Xem thêm: Có nên gửi tiết kiệm ngân hàng ở thời điểm hiện tại?
2.2. Bảng lãi suất tiền gửi online ngân hàng 2023
Lãi suất tiết kiệm, lãi suất tiền gửi online tại ngân hàng
Cập nhật mới nhất lãi suất tiết kiệm (lãi suất huy động/lãi suất tiền gửi) của +20 Ngân hàng năm 2023 dành cho các khách hàng cá nhân gửi tiền tiết kiệm online (tiền gửi trực tuyến). Vui lòng tham khảo bảng lãi suất chi tiết dưới đây:
Ngân hàng | 0 kỳ | 1 tháng | 3 tháng | 6 tháng | 12 tháng | 18 tháng | 24 tháng | 36 tháng |
ABBank | 0,2% | 5,85% | 6% | 7,4% | 7,6% | 7,9% | 7,9% | 7,9% |
AgriBank | 0,5% | 4,9% | 5,4% | 6,1% | 7,4% | 7,4% | 7,4% | -- |
Bắc Á | -- | -- | 5,85% | 7,6% | 7,9% | 8,15% | 8,15% | 8,15% |
Bảo Việt | 0,4% | 6% | 6% | 8% | 8,6% | 8,45% | 8,2% | 8,2% |
BIDV | 0,1% | 4,9% | 5,4% | 6% | 7,4% | 7,4% | 7,4% | 7,4% |
CBBank | -- | 3,9% | 3,95% | 7,2% | 7,5% | 7,55% | 7,55% | 7,55% |
Đông Á | 0,99% | 5,92% | 5,92% | 7,3% | 7,79% | 8,19% | 8,19% | 8,19% |
GPBank | 1% | 6% | 6% | 8,3% | 8,5% | 8,6% | 8,6% | 8,6% |
Hong Leong | -- | 4,5% | 5% | 6% | 6,5% | -- | -- | -- |
HD Bank | 0,6% | 6% | 6% | 7,6% | 8% | 7,1% | 6,9% | 6,9% |
MSB | -- | 6% | 6% | 8,1% | 8,7% | 8,7% | 9% | 9% |
MB | 0,2% | 5,8% | 6% | 7,6% | 8% | 8,2% | 8,3% | 8,4% |
Nam A Bank | 1% | 5,75% | 5,9% | 8,3% | 8,5% | 8,5% | 8,5% | 8,5% |
NCB | 1% | 6% | 6% | 7,95% | 8,2% | 8,3% | 8,4% | 8,4% |
OCB | 0,9% | 5,8% | 5,95% | 8,5% | 8,8% | 8,8% | 8,8% | 8,8% |
Ocean Bank | 0,5% | 6% | 6% | 7,7% | 8,3% | 8,3% | 8,3% | 8,3% |
PG Bank | 0,2% | 6% | 6% | 8,2% | 8,5% | 8,5% | 8,1% | 8,1% |
Public Bank | 0,1% | 5,8% | 6% | 7% | 7,9% | 8,2% | 7,9% | 7,9% |
PVcombank | 0,7% | 6% | 6% | 7,9% | 8,4% | 8,75% | 8,75% | 8,75% |
Saigonbank | 0,5% | 6% | 6% | 8,3% | 8,5% | 8,8% | 8,8% | 8,8% |
SCB | -- | 6% | 6% | 8,7% | 9,15% | 9,3% | 9,3% | 9,3% |
SHB | 1% | 6% | 6% | 8,4% | 8,7% | 8,9% | 8,9% | 9% |
SeaBank | 0,2% | 5,7% | 5,7% | 6,7% | 6,9% | -- | 7,4% | 7,4% |
VIB | 0,2% | 6% | 6% | 7,6% | -- | 7,7% | 7,7% | 7,7% |
Bản Việt | 1% | 6% | 6% | 8% | 8,6% | 8,9% | 8,9% | -- |
Vietinbank | 0,1% | 4,9% | 5,05% | 6,15% | 7,55% | 7,55% | 7,55% | 7,55% |
Vietcombank | 0,1% | 5,2% | 5,7% | 6,5% | 7,4% | -- | 7,4% | -- |
VPBank | 0,5% | 5,8% | 5,9% | 7,9% | 8,2% | 8,4% | 8,4% | 8,4% |
Techcombank | 0,03% | 6% | 6% | 8% | 8,1% | 8,1% | 8,1% | 8,1% |
TPBank | -- | 6% | 6% | 7,8% | 8,2% | 8,35% | 8,35% | 8,35% |
Có thể thấy, lãi suất gửi tiết kiệm online tại các ngân hàng phần lớn đều có xu hướng cao hơn so với mức lãi suất tiết kiệm tại quầy, điều này cho thấy hình thức gửi tiết kiệm online đang là xu hướng hiện nay và được các ngân hàng khuyến khích nhà đầu tư lựa chọn loại hình tiết kiệm này.
3. Ưu điểm của việc gửi tiền tiết kiệm ngân hàng
Ưu điểm lớn nhất của gửi tiết kiệm là ít rủi ro
-
Lợi nhuận và tích lũy
Nhờ lãi suất ổn định, số tiền bạn tiết kiệm không bị mất đi mà còn có thể tăng lên.
- Ít rủi ro hơn
Khi gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, người gửi tiền ít gặp rủi ro hơn. Nếu có xảy ra giải thể, khách hàng thường sẽ lo lắng về khoản tiền gửi tiết kiệm của mình. Tuy nhiên, toàn bộ các ngân hàng đều có bảo hiểm tiền gửi nên khách hàng sẽ hoàn toàn yên tâm không lo lắng về số tiền gửi tiết kiệm của mình.
- Rút tiền dễ dàng khi cần
Khi gửi tiền vào ngân hàng, khách hàng có thể dễ dàng rút tiền khi có nhu cầu. Nếu rút tiền trước hạn, bạn sẽ nhận được lãi suất tính theo lãi suất không kỳ hạn. Được hưởng các chương trình khuyến mãi và phần thưởng của ngân hàng.
- Các hình thức khác nhau
Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các ngân hàng hiện đang cung cấp nhiều hình thức tiết kiệm đa dạng như tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm bậc thang,… Tùy theo nhu cầu của mình mà khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn hình thức phù hợp.
Ở đây, hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng phù hợp với nhu cầu quản lý tài chính ngắn hạn, theo lãi suất ngân hàng quy định cố định, lợi nhuận vừa phải, rủi ro cực kỳ thấp. Mỗi người cần có một khoản tiền gửi ngân hàng tương đương 6-9 tháng chi phí sinh hoạt để đề phòng ứng phó với các khoản chi khẩn cấp hoặc phục vụ các mục tiêu ngắn hạn (dưới 1 năm).
4. Nhược điểm của việc gửi tiền tiết kiệm ngân hàng
Gửi tiết kiệm có một vài hạn chế
4.1. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm thấp và có tính biến động theo thời gian
Đây là điều bất lợi lớn nhất cho khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng. Tiết kiệm không mang lại hiệu quả nhanh chóng và nhiều như các hình thức đầu tư khác. Tuy nhiên, hiện các ngân hàng đã điều chỉnh lãi suất cao hơn để thu hút vốn của khách hàng.
Mặc dù vậy, lãi suất tiết kiệm ngân hàng thường không cao hơn nhiều so với lạm phát, và nhiều khi lạm phát cao, lãi suất ngân hàng còn thấp hơn rất nhiều so với lạm phát. Lãi suất ngân hàng có thể biến động mạnh mẽ theo thời gian, dựa trên sự thay đổi hoặc biến động của các yếu tố kinh tế vĩ mô. Ví dụ: Lãi suất ngân hàng trên thị trường Việt Nam giảm nhanh chóng từ mức 14% / năm vào giữa năm 2011 xuống chỉ còn 5-7% / năm vào nửa đầu năm 2014.
Lạm phát là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Tại mỗi thời điểm, lãi suất tiền gửi tiết kiệm có thể thực dương (lãi suất tiết kiệm trên mức lạm phát) hoặc thực âm (lãi suất tiết kiệm dưới mức lạm phát). Nhìn chung, tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn thực âm trong khoảng thời gian trung bình 10 năm, tức là không cao hơn lạm phát trung bình (dựa trên dữ liệu lịch sử từ các thị trường khác trong khu vực).
4.2. Ngân hàng có thể bị phá sản
Theo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi, tiền gửi của người dân tại các tổ chức tín dụng phá sản, bao gồm cả gốc và lãi của khoản vay tiêu dùng có thể được bảo hiểm lên đến 75 triệu đồng.
Như vậy, tiền gửi tiết kiệm nhàn rỗi chỉ nên được xem như một phương pháp “tạm thời” để bảo toàn vốn trong lúc thị trường biến động hoặc chờ kênh đầu tư dài hạn phù hợp. Ngoài ra, nếu rút tiền gửi ngân hàng cố định sớm sẽ bị tính lãi thấp hơn, do đó không có tính linh hoạt / thanh khoản.
Bên cạnh đó, một dự luật đang được đề xuất sẽ đánh thuế trên phần lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng. Dù chưa biết kết quả ra sao, nhưng rất nhiều người lo ngại rằng nếu phải chịu thuế sẽ làm giảm lợi nhuận tiền gửi trong khi đó lãi suất ngân hàng không cao.
>>> Đầu tư nhanh chóng, an toàn với lãi suất 19%/năm, ngay tại đây:
5. Có những hình thức gửi tiền tiết kiệm nào hiện nay
- Tiết kiệm theo kỳ hạn cố định
Gửi tiết kiệm ngân hàng theo kỳ hạn xác định từ 1 tháng đến 3 năm, khi đáo hạn bạn sẽ nhận được khoản tiền gốc ban đầu và tiền lãi như thỏa thuận (lãi này có thể nhận hàng tháng).
-
Ưu điểm: Lãi suất cao nhất so với các loại hình tiết kiệm khác
-
Nhược điểm: Không linh hoạt, không rút trước hạn, nếu bạn muốn rút trước hạn, dù chỉ 1 ngày thì toàn bộ số tiền gửi tiết kiệm sẽ không bị tính lãi suất theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.
- Tiết kiệm có kỳ hạn linh hoạt
Tương tự như gửi tiết kiệm theo kỳ hạn cố định, nhưng nếu bạn rút trước một phần tiền gửi thì sẽ không tính lãi trên số tiền bạn đã rút, và số tiền gửi còn lại bạn vẫn được tính lãi suất có kỳ hạn như bình thường.
- Tiết kiệm không kỳ hạn
Là hình thức gửi tiết kiệm mà bạn có thể gửi và rút bất cứ lúc nào mà không cần báo trước nhưng thường có lãi suất thấp khoảng 1%.
- Gửi tiết kiệm tích lũy
Là hình thức khách hàng gửi tiền vào ngân hàng hàng tháng và được hưởng lãi suất có kỳ hạn do ngân hàng quy định cụ thể. Khách hàng sẽ thỏa thuận với ngân hàng về thời hạn gửi và số tiền gửi góp định kỳ, hoặc có thể linh hoạt gửi số tiền vượt quá số tiền gửi hàng tháng.
6. Người thu nhập không ổn định thì chọn hình thức gửi tiền nào phù hợp nhất
Nếu thu nhập không ổn định thì hình thức gửi tiền tiết kiệm ngân hàng có kỳ hạn cố không phải là giải pháp tốt nhất. Vì khi có tiền hoặc cần tiền, khách hàng phải đến ngân hàng để mở và tất toán tài khoản tiết kiệm.
Không những vậy, khách hàng còn phải chịu áp lực duy trì số tiền tiết kiệm cho đến khi đáo hạn (vì rút trước sẽ mất lãi theo thời gian). Vì vậy, những người có thu nhập không ổn định nên lựa chọn gửi tiết kiệm với các kỳ hạn linh hoạt. Ngoài ra, khi trừ các chi phí sinh hoạt cần thiết, nếu có số dư cố định hàng tháng, bạn nên chọn hình thức tiết kiệm tích lũy.
7.Gửi tiết kiệm online và cách truyền thống thì hình thức nào tốt hơn?
Tiết kiệm để đầu tư cho tương lai và đề phòng rủi ro bất ngờ
Gửi tiết kiệm online là một hình thức mới “nổi lên” trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại việc gửi tiết kiệm online không an toàn vì họ không được cấp sổ tiết kiệm nào.
Trên thực tế, tiết kiệm online mang đến nhiều lợi ích hơn so với các phương pháp truyền thống như:
-
Tiết kiệm thời gian di chuyển đến phòng giao dịch của các ngân hàng
-
Chủ động tiết kiệm và lựa chọn hình thức phù hợp (ví dụ: tiết kiệm hàng tháng, tiết kiệm tích lũy hoặc tiết kiệm không giới hạn, ...)
-
Bạn có thể tất toán khoản tiết kiệm bất cứ lúc nào và tiền sẽ về tài khoản của bạn ngay lập tức
-
Tài khoản, mật khẩu, dấu vân tay hoặc Face ID được bảo mật tuyệt đối an toàn
Đặc biệt, lãi suất gửi tiết kiệm online thường cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm tại quầy giao dịch.
8. Hướng dẫn phân biệt lãi suất tiền gửi và lãi suất tiết kiệm
8.1. Giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất tiết kiệm có gì giống nhau
Lãi suất tiết kiệm cũng tương tự như lãi suất tiền gửi, và đều là một trong những dịch vụ gửi tiền của ngân hàng. Đồng thời, chúng đều có các kỳ hạn trả lãi định kỳ hàng tháng, hàng quý và hàng năm. Khi người dân có nhu cầu rút gốc trước hạn, toàn bộ tiền lãi sẽ được tính theo lãi suất không kỳ hạn.
8.2. Điểm khác nhau giữa lãi suất tiền gửi có kỳ hạn và lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn
-
Đối tượng người dùng
Đối tượng được hưởng lãi tiền gửi thường là các doanh nghiệp, tổ chức, công ty, tổ chức có nguồn tiền nhàn rỗi trong một thời gian nhất định nhưng chưa sử dụng đến.
Tuy nhiên, cá nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức không nhận được sổ tiết kiệm khi sử dụng dịch vụ tiền gửi có kỳ hạn. Thay vào đó, tất cả hoạt động gửi tiền sẽ được giữ trong hệ thống ngân hàng.
Đối tượng hưởng lãi suất tiết kiệm sẽ là các cá nhân và hộ gia đình lựa chọn gửi tiết kiệm để được hưởng lãi suất tiết kiệm thường xuyên. Gửi tiền tiết kiệm và họ sẽ nhận được sổ tiết kiệm.
-
Lãi suất
Chủ doanh nghiệp sẽ nhận được một mức lãi suất tiền gửi tương ứng với kỳ hạn mà họ lựa chọn. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thường thấp hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn.
Đối với cá nhân khi lựa chọn gửi tiết kiệm sẽ được hưởng mức lãi suất tiết kiệm tương ứng với từng kỳ hạn gửi. Tại đây, ngân hàng sẽ cấp sổ tiết kiệm tương ứng với số tiền, kỳ hạn, lãi suất cho bạn ...
Cách tính tiền lãi gửi ngân hàng
- Nếu tính theo tháng: tổng lãi = gốc x lãi suất tiết kiệm (năm) / 12 tháng x số tháng gửi.
- Nếu tính theo ngày: tổng tiền lãi = tiền gốc x lãi suất tiết kiệm (năm) / 360 ngày x số ngày gửi.
Nếu khách hàng không muốn rút gốc, số tiền này sẽ tự động được cộng lãi và chuyển sang kỳ hạn mới theo lãi suất tiết kiệm áp dụng cho kỳ hạn hiện tại.
9. Tiêu chí chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm
9.1. Chọn gửi tiết kiệm ở ngân hàng có uy tín
Gửi tiết kiệm ở ngân hàng uy tín giúp khách hàng tránh được thiệt hại lớn nhất về tiền gửi do ngân hàng bị phá sản. Các đặc điểm nhận biết một ngân hàng uy tín là:
-
An toàn và bảo mật cao;
-
Minh bạch thông tin;
-
Giảm chi phí phát sinh;
-
Xử lý giao dịch nhanh chóng;
-
Mạng lưới chi nhánh rộng khắp.
9.2. Chọn gửi tiết kiệm ngân hàng với lãi suất hấp dẫn
Lãi suất tiết kiệm hấp dẫn luôn là một trong những yếu tố cân nhắc hàng đầu khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng, vì khách hàng luôn mong muốn số tiền rảnh rỗi của mình có thể kiếm được nhiều tiền nhất. Lãi suất có kỳ hạn và lãi suất không kỳ hạn là hai loại lãi mà người gửi tiền cần quan tâm.
Có 4 tiêu chí chọn ngân hàng gửi tiết kiệm
9.3. Gửi tiết kiệm ở ngân hàng có dịch vụ tốt và tính linh hoạt cao
Bạn nên gửi tiết kiệm tại một ngân hàng có dịch vụ tốt và linh hoạt để khi có vấn đề, sự cố xảy ra, bạn sẽ được hỗ trợ và giải quyết một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất có thể. Tránh trường hợp ngân hàng chậm trả lời câu hỏi của bạn, khiến câu hỏi của bạn không được giải đáp kịp thời gây khó chịu.
9.4. Chọn gửi tiết kiệm ở ngân hàng có nhiều ưu đãi
Nhiều ngân hàng có những ưu đãi như rút thăm trúng thưởng, tặng gói bảo hiểm nhân thọ,… khi gửi tiết kiệm để thu hút khách hàng. Bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn thay vì chỉ là tiền lãi.
10. Đánh giá về việc gửi tiết kiệm ngân hàng hiện nay
Nhìn chung, lãi suất gửi tiết kiệm tại tất cả các ngân hàng đang có xu hướng tăng cao trong thời gian gần đây, nếu so với cùng kỳ năm ngoái, lãi suất tiền gửi ngân hàng đã tăng từ 2 - 3% cho tất cả các kỳ hạn, trong đó mức lãi suất cao nhất lên tới 9,5%/năm, mức lãi suất thấp nhất cũng dao động từ 4,5% - 6%/năm.
Lãi suất các ngân hàng nhà nước, thuộc nhóm tứ trụ: Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV được đánh giá là ổn định trong thời gian dài, không có nhiều biến động lớn, tuy nhiên mức lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng này cũng được đánh giá là thấp nhất, với mức lãi dao động từ 4,9% - 7,4%/năm. Bù lại, 4 ngân hàng này lại được đánh giá có độ uy tín cao nhất, khách hàng hoàn toàn có thể an tâm khi gửi tiết kiệm tại đây.
Các ngân hàng có mức lãi suất tiền gửi được đánh giá là hấp dẫn nhất hiện nay có thể kể đến: MBBank, OCB, NCB, VPBank, TPBank, SCB, SHB, MSB, Đông Á, Bản Việt... với mức lãi suất cao nhất dao động từ 8,5% - 9,5%/năm.
Với mức lãi suất tiền gửi rất cao như hiện nay, kênh gửi tiết kiệm ngân hàng rõ ràng là một lựa chọn đầu tư phù hợp cho nhiều người có tiền nhàn rỗi. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy mức lợi nhuận 6 - 8%/năm khi gửi tiết kiệm là chưa đủ hấp dẫn thì hãy tham khảo ngay hình thức đầu tư sinh lời qua Sàn giao dịch kết nối tài chính Tima với mức lãi suất lên tới 19%/năm. Đặc biệt, tiền vốn và lãi đầu tư qua Tima sẽ được cơ quan bảo hiểm bảo đảm 100% nên gần như không có rủi ro.
Hãy cho mình cơ hội tìm hiểu về hình thức đầu tư cực kỳ hấp dẫn này bằng cách liên hệ hotline 1900.633.688 hoặc tải app Tima Lender trên điện thoại tại link:
Trên đây là thông tin chi tiết về lãi suất tiết kiệm (lãi suất huy động, lãi suất tiền gửi) tại các ngân hàng được chúng tôi update trong thời gian mới nhất. Hi vong phần nào giúp quý khách hàng có cái nhìn tổng quan về lãi suất gửi tiết kiệm tại các ngân hàng.
3,8 |
3,8 |
5,7 |
5,7 |
6,2 |
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân