Có nên gửi tiết kiệm ngân hàng ở thời điểm hiện tại không?

Có nên gửi tiết kiệm ngân hàng ở thời điểm hiện tại hay không? Lợi ích và hạn chế của việc đầu tư tiền gửi vào ngân hàng ở thời điểm này là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tình hình lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng hiện nay

lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng thời điểm hiện tại

Tìm hiểu qua về tình hình lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng thời điểm hiện tại

1.1. Thời kỳ hậu covid, lãi suất gửi tiết kiệm tăng

Sau một thời gian dài chững lại và có xu hướng giảm sâu do những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 thì trong năm 2022, cụ thể bắt đầu từ tháng 4/2022, lãi suất gửi tiền tiết kiệm ngân hàng nói chung có xu hướng tăng mạnh, mức sàn lãi suất tiền gửi cho kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng từ 4% - 4,5%/năm đã tăng lên mức 5% - 6%/năm. 

Mức lãi suất gửi tiết kiệm cao nhất tại các ngân hàng đã tăng lên mức 7,5% - 8,5%/năm, trong khi con số này vào thời điểm dịch chỉ dao động quanh 6%/năm.

Cùng với sự chững lại từ thị trường đầu tư của các kênh khác như: Vàng, ngoại tệ, chứng khoán, tiền ảo, Bất động sản… khi mà vàng và ngoại tệ có xu hướng sụt giá, chứng khoán lao đao, bitcoin tụt dốc, bất động sản mất giá thì gửi tiết kiệm ngân hàng lại trở thành kênh đầu tư được ưa chuộng hiện nay. 

Nắm bắt được xu hướng thị trường đầu tư tài chính hiện nay, các Ngân hàng không chỉ “đua nhau” tăng lãi suất gửi tiết kiệm tại tất cả các kỳ hạn mà còn áp dụng nhiều chương trình ưu đãi về lãi suất như: Cộng thêm lãi suất trong thời gian nhất định, cộng lãi suất tiết kiệm cho các dịp đặc biệt, tặng lãi suất cho khách gửi tiết kiệm tại quầy, cộng lãi suất theo số tiền gửi (tiền gửi càng lớn, biên độ càng cao)… 

Tham gia đầu tư tại đây:

VUI LÒNG NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN TƯ VẤN
Nếu bạn không có nhu cầu đầu tư mà muốn vay tiền tại Tima vui lòng đăng ký tại đây.

1.2. Tham khảo mức lãi suất gửi tiết kiệm các ngân hàng hiện nay

Hãy cùng tham khảo bảng lãi suất tiền gửi (mức lãi từ thấp nhất đến cao nhất) tại các ngân hàng để có cái nhìn tổng quan nhất về tình hình gửi tiết kiệm ngân hàng hiện nay:

Ngân hàng

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm doanh nghiệp 

Agribank

4,1% - 6,5%/năm 

Không kỳ hạn: 0,3%/năm

3,5% - 5,2%/năm 

Không kỳ hạn: 0,3%

BIDV

4,1% - 6,4%/năm 

Không kỳ hạn: 0,1%/năm

3%/năm - 4,9%/năm

Không kỳ hạn: 0,1%

Vietcombank

4,1% - 6,4%/năm 

Không kỳ hạn: 0,1%/năm/năm

3,5% - 5,2%/năm 

Không kỳ hạn: 0,2%

Vietinbank

4,1% - 6,4%/năm 

Không kỳ hạn: 0,1%/năm

3,5% - 5,2%/năm

Không kỳ hạn 0,2%

Sacombank

Tại quầy: 4,1% - 6,9%/năm

Online: 4,4% - 7,4%/năm

Cung cấp thông tin tại quầy

Techcombank

3,25% - 7,1%/năm

Không kỳ hạn: 0,03%

Cung cấp thông tin tại quầy

SCB

Tại quầy: 4,9% - 7,3%/năm

Online: 4,83% - 7,55%/năm

Lãi suất tiền gửi cao nhất lên tới 8,9%/năm

Cung cấp thông tin tại quầy

ACB

Tại quầy: 3,95% - 6,9%/năm

Online: 4,2% - 6,6%/năm

3,95% - 6,5%/năm

OCB

4,7% - 7,85%/năm

Không kỳ hạn: 0,2%/năm

3,5% - 6,7%/năm

Không kỳ hạn: 0,2%/năm

ABBank

Tại quầy: 4,65% - 8%/năm

Online: 4,85% - 8,1%/năm

Không kỳ hạn: 0,5%/năm

4% - 6%/năm

Không kỳ hạn: 0,5%/năm

VIB

5% - 7%/năm

Không kỳ hạn: 0,2%/năm

5% - 6,5%/năm

Không kỳ hạn: 0,2%/năm

VPBank

Tại quầy: 4% - 7,5%/năm

Online: 4,2% - 7,7%/năm

Không kỳ hạn: 0,2%/năm

Cung cấp thông tin tại quầy

TPbank

Tại quầy: 4,49% - 6,64%/năm

Online: 5% - 7,6%/năm

Không kỳ hạn: 0,2%/năm

Cung cấp thông tin tại quầy

MBBank

3,98% - 7,4%/năm

Không kỳ hạn: 0,2%/năm

3,78% - 7,2%/năm

Không kỳ hạn: 0,2%/năm

MSB

Tại quầy: 5% - 7,5%/năm

Online: 5% - 8%/năm

Không kỳ hạn: 0,2%/năm

4% - 6,5%/năm

Không kỳ hạn: 0,2%/năm

BaoViet Bank

Tại quầy: 4,61% - 7,9%/năm

Online: 4,85% - 7,9%/năm

Không kỳ hạn: 0,4%/năm

4,48% - 7,5%/năm

Không kỳ hạn: 0,4%/năm

Eximbank

Tại quầy: 3,1% - 6,7%/năm

Online: 4,7% - 6,8%/năm

Không kỳ hạn: 0,2%/năm

Tại quầy: 4,1% - 6,1%/năm

Online: 4,4% - 6,4%/năm

Không kỳ hạn: 0,2%/năm

Đông Á Bank

4,92% - 7,6%/năm

Không kỳ hạn: 0,5%/năm

Biên độ cộng lãi suất theo số tiền gửi từ: 

Cung cấp thông tin tại quầy

SeABank

4,7% - 7,6%/năm

Không kỳ hạn: 0,5%/năm

4,6% - 7,2%/năm

Không kỳ hạn: 0,5%/năm

Nam Á Bank

Tại quầy: 5% - 7,9%/năm

Online: 4,75% - 8,4%/năm

Không kỳ hạn: 0,5%/năm

3,7% - 6,25%/năm

Không kỳ hạn: 0,2%/năm

Gợi ý xem thêm:

>>> Lãi suất gửi tiết kiệm SCB

>>> Lãi suất gửi tiết kiệm Techcombank 

Mức lãi suất gửi tiết kiệm tại các ngân hàng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Gói tiết kiệm khách hàng lựa chọn

  • Hình thức nhận lãi: Nhận lãi trước, nhận lãi hàng tháng/quý/năm, nhận lãi cuối kỳ (thông thường nhận lãi cuối kỳ mức lợi nhuận sẽ cao hơn)

  • Kỳ hạn gửi tiền: 1 tháng - 12 tháng, 13 tháng, 15 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng, 60 tháng. Thông thường, kỳ hạn càng dài, lãi suất càng cao, tuy nhiên tại một số ngân hàng, lãi suất cho kỳ hạn 12 tháng và 24 tháng thường cao nhất.

  • Hình thức gửi: Tại quầy hoặc online, có thể thấy, mức lãi suất tiết kiệm gửi online thường cao hơn

  • Khách hàng cá nhân/khách hàng doanh nghiệp: Thông thường, lãi suất gửi tiết kiệm của khách hàng doanh nghiệp thấp hơn khách hàng cá nhân.

2. Có nên gửi tiết kiệm ngân hàng ở thời điểm hiện tại không?

Trong bối cảnh thị trường đầu tư gặp nhiều biến động, gây ra nhiều rủi ro cho người đầu tư thì câu hỏi đặt ra là: Có nên gửi tiết kiệm ngân hàng ở thời điểm hiện tại hay không? 

Có nên gửi tiết kiệm ngân hàng thời điểm hiện tại

Có nên gửi tiết kiệm ngân hàng thời điểm hiện tại?

Chúng ta hãy cùng đi phân tích những ưu điểm và hạn chế của hình thức đầu tư này:

2.1. Những lợi ích khi gửi tiết kiệm ngân hàng hiện nay

  • An toàn - Ít rủi ro

Gửi tiết kiệm ngân hàng được xem là hình thức đầu tư an toàn, ít có rủi ro nhất hiện nay. Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng gần như không cần phải lo lắng về việc thất thoát tiền vốn. Khi gửi tiết kiệm ngân hàng, khoản tiền gửi của bạn sẽ được ngân hàng chứng thực, có sổ tiết kiệm cùng chữ ký và con dấu của ngân hàng làm căn cứ.

Bên cạnh đó, các ngân hàng hiện nay đều hoạt động dựa theo sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước nên tiền gửi của bạn sẽ được đảm bảo về an toàn và hợp pháp.

  • Hậu dịch, lãi suất tiền gửi có xu hướng tăng

Sau dịch, lãi suất tiền gửi tại ngân hàng có xu hướng tăng với biên độ từ 0,5% - 1,5% tùy từng kỳ hạn và chính sách của các ngân hàng. Càng gần đến cuối năm, lãi suất tiết kiệm càng có xu hướng tăng. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng còn áp dụng các chương trình ưu đãi cộng thêm lãi suất nhằm kích cầu huy động vốn.

Đây là một yếu tố quan trọng để khách hàng cân nhắc gửi tiền tiết kiệm trong thời điểm này, do mức lãi suất sẽ được áp dụng trong suốt kỳ hạn gửi tiền (Ví dụ: Ở thời điểm hiện tại, khách hàng gửi tiết kiệm 12 tháng với lãi suất là 7,5%/năm, đến tháng thứ 6, Ngân hàng giảm lãi còn 6,5%/năm thì lãi suất cho khoản tiết kiệm của bạn vẫn là 7,5%/năm. Tuy nhiên, mức lãi suất này chỉ được áp dụng cho đến khi hết kỳ hạn 12 tháng).

  • Không yêu cầu hạn mức đầu tư cao

Hiện nay, các ngân hàng thường không yêu cầu hạn mức tối thiểu cho việc gửi tiết kiệm. Bạn có thể gửi tiết kiệm không kỳ hạn từ 1 triệu đồng và mở sổ tiết kiệm có kỳ hạn từ 10 triệu đồng. 

  • Có thể rút tiền bất cứ lúc nào

Một ưu điểm nổi bật khác của gửi tiết kiệm ngân hàng là tính thanh khoản cao, bạn có thể rút tiền bất cứ lúc nào nếu có việc gấp cần dùng đến tiền. 

  • Đầu tư dễ dàng

Có thể khẳng định gửi tiết kiệm ngân hàng là hình thức đầu tư dễ dàng nhất hiện nay, bạn hoàn toàn có thể gửi tiền ngân hàng thông qua các app banking online hoặc tìm đến chi nhánh/Phòng giao dịch gần nhất của ngân hàng để được nhân viên hỗ trợ mở sổ tiết kiệm ngay tại quầy.

Sau khi mở sổ tiết kiệm thành công, khách hàng chỉ cần đến hẹn nhận lãi mà không cần làm thêm bất cứ thủ tục gì, cũng không cần lo lắng đến những biến động của thị trường.

  • Đa dạng cách thức nhận lãi

Khách hàng có thể nhận lãi trước, nhận lãi định kỳ hàng tháng/hàng quý hoặc nhận lãi vào cuối kỳ, tất cả tùy thuộc vào lựa chọn của bạn.

  • Dễ dàng kiểm tra lợi nhuận

Khách hàng hoàn toàn có thể kiểm tra số tiền lãi hiện tại bạn đang tích lũy được từ việc gửi tiết kiệm thông qua ứng dụng Internet Banking của ngân hàng đó.

2.2. Hạn chế trong việc đầu tư qua gửi tiết kiệm ngân hàng

Bên cạnh những ưu điểm, gửi tiết kiệm ngân hàng cũng có một số mặt hạn chế sau mà bạn cần cân nhắc:

  • Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng thấp

Có thể nói, gửi tiết kiệm ngân hàng là hình thức đầu tư mang lại ít lợi nhuận nhất, mức lãi suất tiền gửi cao nhất tại các ngân hàng hiện nay chỉ ~ 7% - 8,5%/năm kèm theo các điều khoản kích hoạt khác như: Gửi trong thời gian dài, số tiền gửi lớn…

Trong đó, lãi suất tiền gửi của nhóm ngân hàng lớn như: Agribank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV,... chỉ dao động từ 4% - 6%/năm cho các kỳ hạn. 

Với mức lãi suất này, số tiền lãi mà bạn nhận được là không cao. 

Ví dụ: Khách hàng gửi tiết kiệm 100 triệu trong 12 tháng với mức lãi 6%/năm. Như vậy, số lãi mỗi tháng bạn nhận được là: 100 triệu * (6%/12 tháng) = 500.000 VNĐ.

  • Lãi suất không ổn định

Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng không ổn định và luôn có sự biến động theo thị trường. Nhiều trường hợp khách hàng đã làm sổ tiết kiệm trong thời gian dài, tuy nhiên một thời gian sau, lãi lại tăng khiến người gửi phải “ôm đầu tiếc nuối” do mức lãi tăng này không được áp dụng cho khoản tiết kiệm của họ.

  • Rút tiền tiết kiệm trước kỳ hạn sẽ mất hoàn toàn lãi 

Với các khoản tiền gửi có kỳ hạn, nếu khách hàng rút tiền trước khi đến kỳ, toàn bộ khoản lãi bạn đã tích lũy được sẽ không còn. 

  • Rủi ro về nhầm lẫn các hình thức gửi tiết kiệm, đầu tư tại ngân hàng

Hiện nay, các ngân hàng đang cung cấp rất nhiều gói tiền gửi tiết kiệm và các gói đầu tư tài chính hay bảo hiểm khác nhau khiến khách hàng dễ nhầm lẫn. Bên cạnh đó, nhiều nhân viên tín dụng để chạy đủ KPI đã tư vấn không kỹ kiến khách hàng rơi vào tình huống “Bút sa gà chết” trong khi chưa nắm rõ về hình thức đầu tư đã ký hợp đồng.

Chị T. (trú tại Hà Nội) chia sẻ: “Tôi ra ngân hàng A để làm sổ tiết kiệm, nhưng được nhân viên giới thiệu gói đầu tư khác có lãi suất lên tới 13%/năm. Ham lãi cao nên tôi đồng ý ký hợp đồng. Xong xuôi đi tìm hiểu mới tá hỏa nhận ra đây là gói đầu tư bảo hiểm, không phải tiền gửi, như vậy mỗi năm tôi phải nộp vào mười mấy triệu và chỉ được rút tiền sau 5 - 8 năm.”

Từ những ưu điểm và hạn chế trên, khách hàng có thể tự cân nhắc để đưa ra quyết định có nên gửi tiết kiệm ngân hàng ở thời điểm hiện tại hay không!

>>> Gợi ý xem thêm: Review top 9+ App đầu tư tài chính UY TÍN được giới đầu tư chia sẻ

3. Ngoài ngân hàng, đâu là hình thức đầu tư an toàn hiệu quả hiện nay?

Nếu bạn đang có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm ngân hàng nhưng lại phân vân vì mức lãi suất quá thấp, không thu về bao nhiêu tiền lãi thì có thể tham khảo ngay hình thức đầu tư qua Sàn giao dịch kết nối tài chính Tima, một hình thức đầu tư an toàn, ít rủi ro với mức lợi nhuận không hề thấp.

Đầu tư tài chính an toàn qua Tima

Đầu tư tài chính qua Tima - Lãi suất 19%/năm, rủi ro 0%

Đầu tư qua Tima như thế nào?

Trước hết, cần hiểu rõ về hình thức đầu tư này. Tima là sàn giao dịch tài chính, giúp kết nối người vay và người đi vay trên toàn quốc. Tham gia đầu tư qua Tima, khách hàng sẽ đóng vai trò là người cho vay (Lender), tiền vốn đầu tư của bạn sẽ được kết nối giải ngân cho người có nhu cầu vay và lợi nhuận bạn nhận được là lãi suất mà người đi vay chi trả.

Tuy nhiên, công việc của bạn chỉ là gửi tiền đầu tư và nhận lãi đều đặn, mọi thủ tục về tìm kiếm người vay, cho vay và giải ngân sẽ do Tima phụ trách. Bên cạnh đó, Tima hợp tác với các công ty bảo hiểm uy tín để bảo đảm tiền vốn và lãi của Nhà đầu tư, cam kết đầu tư không rủi ro.

Để trở thành Nhà đầu tư của Tima bạn chỉ cần đăng ký tại đây:​

VUI LÒNG NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN TƯ VẤN
Nếu bạn không có nhu cầu đầu tư mà muốn vay tiền tại Tima vui lòng đăng ký tại đây.

Đầu tư qua Sàn kết nối tài chính Tima có tốt không?

  • Lãi cao: Lãi suất đầu tư qua Tima dao động từ 15% - 19%/năm

  • Không rủi ro: Tiền vốn và lãi của Nhà đầu tư được bảo đảm 100%

  • Uy tín: Tima là Sàn giao dịch kết nối tài chính số 1 Việt Nam, thương hiệu tài chính được chuyên gia và báo giới nhận định. Tima hợp tác với nhiều thương hiệu uy tín như: Nam Á Bank, NCB, VBI, Bảo hiểm Bảo Minh…

  • Đầu tư dễ: Khách hàng chỉ cần tải app Tima Lender để bấm kết nối giải ngân khi có khoản vay phù hợp hoặc ủy quyền hoàn toàn khoản vốn cho Tima và nhận lãi theo thỏa thuận

  • Hạn mức đầu tư không cao: Bạn có thể trở thành Nhà đầu tư trên Sàn Tima chỉ với tối thiểu 10.000.000 VNĐ

  • Phục vụ 24/7: Tima sở hữu đội ngũ chuyên viên tư vấn chất lượng cao, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng về các hình thức đầu tư.

  • Nhiều ưu đãi: Tima cung cấp rất nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn cho nhà đầu tư như: Cộng lãi suất, tặng vàng 9999, tặng thẻ mua hàng Vinmart.

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

Tin liên quan