[THAM KHẢO] Chi tiết thủ tục vay trả góp ngân hàng
Bài viết sẽ hướng dẫn chi tiết các thủ tục để vay trả góp ngân hàng, vay trả góp ngân hàng bằng hình thức tín chấp và vay trả góp ngân hàng bằng thế chấp.
1. Thủ tục cho vay trả góp ngân hàng hàng tháng bằng tín chấp
Thủ tục vay trả góp ngân hàng tín chấp yêu cầu điều kiện và giấy tờ gì?
Hiện nay, khách hàng có thể vay trả góp Ngân hàng bằng hình thức tín chấp duy nhất hình thức vay tín chấp theo lương. Đây là hình thức vay không cần thế chấp bất cứ tài sản nào, bạn chỉ cần chứng minh được uy tín của bản thân đối với Ngân hàng tương đương với khả năng trả nợ thông qua mức thu nhập từ lương hàng tháng là đã có thể vay tối đa đến 10 - 12 lần thu nhập.
Điều kiện vay trả góp Ngân hàng theo lương bao gồm các yêu cầu cơ bản sau:
-
Là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động 20 - 60.
-
Đang sinh sống khu vực có sự hoạt động của Ngân hàng cho vay (Ngân hàng càng lớn, địa bàn hoạt động càng rộng)
-
Khách hàng là người lao động có thu nhập từ lương hàng tháng tại các cơ quan, doanh nghiệp
-
Có thu nhập ổn định, thường xuyên từ lương, đảm bảo đủ khả năng trả nợ
-
Tài khoản vay của khách hàng không có nợ xấu (nợ quá hạn 3 tháng) tại bất cứ tổ chức tín dụng nào khác. Nhiều Ngân hàng không hỗ trợ cả với khách hàng có nợ chú ý (nợ quá hạn dưới 3 tháng)
>>> Đăng ký nhận tư vấn khoản vay tại đây:
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân
Hồ sơ vay trả góp Ngân hàng bằng lương bao gồm các loại giấy tờ sau:
-
Đơn xin vay vốn theo mẫu có sẵn (của Ngân hàng)
-
Bản sao CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước kèm bản gốc để đối chiếu
-
Hộ khẩu bản sao kèm bản gốc để đối chiếu
-
Sao kê lương 3 tháng gần nhất hoặc bảng lương
-
Hợp đồng lap động (thời hạn >12 tháng)
Trong đó, giấy tờ sao kê lương được xác định là loại giấy tờ có tính đảm bảo nhất. Lưu ý thêm, nhiều Ngân hàng hiện nay chỉ hỗ trợ cho vay tín chấp với khách hàng là cán bộ nhân viên tại các cơ quan hành chính sự nghiệp hoặc làm việc tại các tổ chức liên kết với Ngân hàng đó. Để vay vốn nhanh chóng hơn, khách hàng nên chọn vay tại Ngân hàng mà công ty bạn làm việc đang trả lương qua.
2. Thủ tục cho vay trả góp ngân hàng bằng thế chấp
Vay tiền trả góp bằng thế chấp là hình thức vay vốn thông qua việc thế chấp tài sản, mà cụ thể tài sản ở đây là nhà đất, Bất động sản. Khách hàng vay trả góp ngân hàng thế chấp thông thường nhằm để phục vụ cho các mục đích mua nhà, ô tô, xây dựng hoặc sửa chữa nhà cửa, du học, kinh doanh… Người vay có thể là chủ kinh doanh, hộ kinh doanh, lao động có lương, lao động tự do hoặc nội trợ đều được.
Hạn mức vay thế chấp trả góp Ngân hàng rất cao, có thể lên tới 70 - 90% giá trị TSBĐ, đáp ứng 100% nhu cầu vay của khách hàng. Thời hạn vay linh hoạt, tối đa tới 20 - 25 năm, đặc biệt lãi suất vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, thủ tục vay thế chấp Ngân hàng thường phức tạp hơn so với vay tín chấp.
Vay trả góp ngân hàng bằng thế chấp sẽ có những yêu cầu gì?
Điều kiện vay trả góp Ngân hàng bằng hình thức thế chấp bao gồm các yêu cầu:
-
Trong độ tuổi 18 - 65 (tính đến thời điểm đã tất toán khoản vay)
-
Đang sinh sống tại khu vực có sự hoạt động của Ngân hàng cho vay
-
Có mục đích vay phù hợp và chứng minh được mục đích vay đó
-
Sở hữu tài sản thế chấp phù hợp, có thể là tài sản hình thành từ vốn vay hoặc BĐS khác hoặc sổ tiết kiệm và các loại giấy tờ có giá khác.
-
Khách hàng có năng lực tài chính, đảm bảo đủ khả năng trả nợ khoản nợ góp hàng tháng.
Lưu ý, khách hàng vay trả góp Ngân hàng thế chấp ngoài việc có tài sản thế chấp còn cần phải đảm bảo đủ năng lực tài chính để có thể trả nợ định kỳ hàng tháng cho Ngân hàng.
Chuẩn bị hồ sơ vay thế chấp với các loại giấy tờ:
-
Giấy đề nghị vay vốn thế chấp kèm phương án trả nợ theo mẫu Ngân hàng
-
CMND và hộ khẩu (hoặc giấy tờ tương đương) của người vay
-
CMND và hộ khẩu (hoặc giấy tờ tương đương) của bên thứ 3 (trong trường hợp tài sản thế chấp thuộc quyền sở hữu của người thân người vay)
-
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của người vay
-
Hồ sơ chứng minh mục đích vay: Hợp đồng mua bán (vay mua nhà/ô tô), giấy phép xây dựng (vay xây/sửa nhà), giấy báo nhập học (vay du học)...
-
Hồ sơ tài chính chứng minh thu nhập: Bảng lương/xác nhận lương/sao kê lương (thu nhập từ lương), Giấy phép kinh doanh, báo cáo tài chính (thu nhập từ kinh doanh), hợp đồng cho thuê tài sản…
-
Hồ sơ tài sản bảo đảm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản (sổ đỏ, đăng ký xe ô tô, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá…) và các loại tài liệu liên quan.
3. Lãi suất cho vay trả góp tại Ngân hàng bằng bao nhiêu?
3.1. Lãi suất vay trả góp Ngân hàng bằng tín chấp
Với hình thức vay tín chấp, khách hàng vay trả góp hàng tháng cần đặc biệt lưu ý đến cách tính lãi suất được Ngân hàng áp dụng. Hiện nay, có 2 cách tính lãi suất vay trả góp hàng tháng như sau:
-
Lãi suất tính theo dư nợ ban đầu (dư nợ gốc): Là mức lãi suất không đổi hàng tháng được tính bằng tỷ lệ % trên số nợ gốc ban đầu khách hàng vay tại Ngân hàng. Qua đó, hàng tháng khách hàng sẽ phải trả góp một khoản tiền bằng nhau cho đến cuối kỳ tất toán.
-
Lãi suất tính theo dư nợ giảm dần (dư nợ thực tế): Mỗi tháng, khách hàng sẽ phải trích một khoản tiền gốc để trả góp dần. Với cách tính lãi suất này, số lãi phải trả sẽ giảm dần qua từng tháng, được tính dựa trên số dư nợ thực tế sau khi đã trả góp phần một tiền gốc vào kỳ trả góp trước (tháng trước).
Lãi suất vay tín chấp tại Ngân hàng hiện nay thường dao động từ 15 - 25%/năm tính theo dư nợ giảm dần tương đương 8,5 - 14,2%/năm tính theo dư nợ thực tế. Đây được xem là mức lãi suất ưu đãi so với lãi suất cho vay tín chấp trên thị trường.
👉 Xem thêm: 4 Lưu ý quan trọng khi mượn tiền Ngân hàng
3.2. Lãi suất vay trả góp Ngân hàng bằng thế chấp
Lãi suất vay thế chấp trả góp Ngân hàng hiện nay đều được tính trên dư nợ giảm dần, tuy nhiên lãi suất thường được Ngân hàng để thả nổi. Cụ thể, Ngân hàng sẽ đưa ra mức lãi suất ưu đãi ban đầu được cố định trong 1 khoảng thời gian nhất định (thường trong 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng hoặc 24 tháng). Sau khi hết hạn ưu đãi, lãi suất sẽ thay đổi dựa trên LSTK của Ngân hàng đó và biên độ tăng lên.
Lãi suất vay thế chấp trả góp ưu đãi tại các Ngân hàng hiện nay dao động từ 6 - 9%/năm. Sau ưu đãi, lãi suất được tính bằng: LSTK (kỳ hạn 6T/12T/13T/24T) + biên độ tằng lên (thường từ 2,5 - 5%).
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân