Tima có cho vay đầu tư bất động sản, chứng khoán hay không?

Tiền gửi của Nhà đầu tư vào Sàn kết nối tài chính Tima sẽ sử dụng cho mục đích gì? Tima có cho vay để đầu tư bất động sản, chứng khoán không? Hãy cùng làm rõ thông tin này trong bài viết sau!

Thị trường đầu tư tài chính thời gian gần đây gặp nhiều biến động do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, từ chứng khoán, vàng, ngoại tệ đến kênh đầu tư sinh lời cực kỳ hấp dẫn như Bất Động sản cũng xuất hiện nhiều rủi ro không lường trước. 

Trong bối cảnh đó, đầu tư cho vay qua Sàn kết nối tài chính Tima được xem là kênh đầu tư tài chính an toàn, hiệu quả được nhiều Nhà đầu tư tin tưởng, lựa chọn. Tuy nhiên, khách hàng mới tiếp cận với hình thức đầu tư này chắc hẳn sẽ có những thắc mắc về mục đích sử dụng vốn của Tima, liệu Tima có cho vay để đầu tư Bất động sản, chứng khoán không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay!

1. Hiểu rõ về mô hình hoạt động của Tima

Tima là sàn giao dịch kết nối tài chính số 1 Việt Nam hiện nay, đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cho vay ngang hàng P2P Lending. Tima hoạt động theo mô hình tương tự như ứng dụng gọi xe nổi tiếng Grab, sử dụng nền tảng công nghệ hiện đại giúp kết nối người có nhu cầu vay vốn và người có tiền nhàn rỗi muốn cho vay sinh lời để mang lại lợi ích cho cả hai bên.

Tham khảo cách thức hoạt động của Tima trong ảnh dưới đây:

Mô hình hoạt động của Tima

Mô hình hoạt động của Sàn giao dịch tài chính Tima

Trong đó, từng chủ thể trong mô hình trên đóng vai trò như sau:

  • Người đi vay: Là các cá nhân có nhu cầu về vốn để phục vụ các mục đích chi tiêu, mua sắm, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống… Người đi vay có nghĩa vụ trả nợ cả gốc và lãi theo thỏa thuận khi đến kỳ thanh toán.

  • Người cho vay: Hay còn gọi là Nhà đầu tư, những người có tiền nhàn rỗi muốn cho vay để sinh lời. Tiền lời này đến từ phần lãi suất mà người đi vay chi trả để nhận được khoản vay.

  • Tima: Sàn kết nối tài chính sử dụng công nghệ để kết nối người đi vay và người cho vay phù hợp. Để hoạt động kết nối cho vay diễn ra an toàn, hiệu quả, Tima sẽ phụ trách xây dựng quy trình, điều kiện cho vay và tiến hành sàng lọc đơn vay để kết nối với nhà đầu tư.

  • Ngân hàng: Tima hợp tác với ngân hàng để quản lý tiền đầu tư. Nhà đầu tư của Tima sẽ có một tài khoản ngân hàng liên kết để thuận tiện thực hiện việc giải ngân, quản lý dòng vốn ra vào.

  • Bảo hiểm: Tima hợp tác với các công ty Bảo hiểm hàng đầu Việt Nam để bảo vệ quyền lợi cho Nhà đầu tư, hạn chế các rủi ro xảy ra trong tín dụng. 

Như vậy, nhờ có Tima người đi vay sẽ được giải quyết nhu cầu về vốn gấp trong thời gian ngắn, trong khi đó, tiền nhàn rỗi của Nhà đầu tư sẽ được chuyển đến cho người có nhu cầu và gia tăng thu nhập từ chi phí sử dụng vốn do người đi vay chi trả. 

>>> Đầu tư an toàn không rủi ro qua Tima

VUI LÒNG NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN TƯ VẤN
Nếu bạn không có nhu cầu đầu tư mà muốn vay tiền tại Tima vui lòng đăng ký tại đây.

2. Tima có cho vay đầu tư Bất động sản, chứng khoán hay không?

Câu trả lời là KHÔNG. 

Tima tuyệt đối không tự ý sử dụng nguồn vốn của nhà đầu tư phục vụ cho mục đích đầu tư Bất động sản, chứng khoán hay cho vay doanh nghiệp để thu lợi, đây đều là các khoản vốn hàm chứa nhiều yếu tố rủi ro không kiểm soát được dẫn đến mất thanh khoản.

Tima đóng vai trò là đơn vị trung gian giúp kết nối người đi vay và người cho vay (nhà đầu tư) phù hợp nhằm giải quyết nhu cầu của cả hai bên, khi đó tiền của nhà đầu tư sẽ được kết nối giải ngân trực tiếp cho người có nhu cầu vay vốn đúng chuẩn theo mô hình P2P Lending. Các khoản vay đều được Tima sàng lọc, trải qua các quy trình chấm điểm, phê duyệt và gửi lên ứng dụng dành riêng cho Nhà đầu tư, bạn có thể dễ dàng theo dõi thông tin các khoản vay qua App Tima - Đầu tư/Tima Lender.

Tima không cho vay đầu tư Bất động sản, chứng khoán

Tima không cho vay đầu tư Bất động sản, chứng khoán

3. Hình thức vay tiền trên Sàn Tima

Để việc kết nối cho vay diễn ra an toàn, hiệu quả, Tima chú trọng xây dựng các gói sản phẩm vay tiền tối ưu về cả quy trình vay đơn giản, chi phí ưu đãi cho người vay đồng thời đảm bảo hạn chế được rủi ro tín dụng.

Thông qua nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng, thực trạng sử dụng phương tiện xe máy, ô tô để đi lại của người lao động Việt Nam, Tima hiện đang cung cấp hai gói vay tiền nhanh bằng giấy tờ xe ưu việt sau:

3.1. Gói vay tiền bằng giấy đăng ký xe máy

Hình thức vay nhanh có tài sản đảm bảo là giấy đăng ký hay còn gọi là cà vẹt xe máy dành cho khách hàng cá nhân đang sở hữu tài sản xe máy, không yêu cầu thế chấp xe.

Tham khảo chính sách gói vay:

  • Hạn mức hỗ trợ: 3 triệu - 42 triệu (tối đa 70% giá trị xe máy)

  • Giấy tờ đảm bảo: Giấy đăng ký/cà vẹt xe máy bản gốc

  • Kỳ hạn vay: 6 tháng hoặc 12 tháng

  • Cách thức trả nợ: Trả góp cả gốc và lãi định kỳ hàng tháng

Đặc biệt, Tima chấp nhận cho vay cả với đăng ký xe máy không chính chủ, chính sách này nhằm hỗ trợ cho những khách hàng có xe được chuyển nhượng từ người thân hoặc xe mua cũ có hợp đồng mua bán.

Đây là gói vay nhanh với điều kiện đơn giản, thủ tục dễ dàng thích hợp cho khách hàng cá nhân đang có nhu cầu vay gấp một khoản tiền trong ngày phục vụ cho mục đích tiêu dùng, mua sắm…

3.2. Gói vay tiền bằng giấy đăng ký xe ô tô

Hình thức vay nhanh có tài sản đảm bảo là giấy đăng ký (cà vẹt) xe ô tô với hạn mức cao hơn dành cho khách hàng cá nhân đang sở hữu hợp pháp tài sản xe ô tô, không yêu cầu giữ xe ô tô.

Tham khảo chính sách gói vay:

  • Hạn mức hỗ trợ: 30 triệu - 500 triệu (tối đa 50% giá trị xe ô tô)

  • Giấy tờ đảm bảo: Giấy đăng ký/cà vẹt xe ô tô chính chủ bản gốc

  • Kỳ hạn vay: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hoặc 12 tháng

  • Cách thức trả nợ: Trả góp cả gốc và lãi định kỳ hàng tháng

Gói vay hạn mức hấp dẫn dành cho khách hàng có nhu cầu về vốn vay lớn hơn. Trong quá trình vay vốn, Tima chỉ giữ đăng ký xe bản gốc, không giữ xe và hỗ trợ làm giấy đi đường thay cho đăng ký xe để khách hàng có thể an tâm sử dụng tài sản như bình thường.

4. Nguyên tắc cho vay trên Sàn giao dịch kết nối tài chính Tima

Vậy tiền của Nhà đầu tư sẽ được kết nối giải ngân cho ai, quy trình vay trải qua những bước như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay về nguyên tắc cho vay tại Tima:

Nguyên tắc cho vay tiền Tima

Nguyên tắc cho vay tiền trên Sàn kết nối tài chính Tima

4.1. Điều kiện để vay tiền trên Sàn Tima

Thứ nhất, khách hàng cá nhân là công dân Việt Nam, thuộc độ tuổi lao động từ 18 trở lên. Đây cũng là độ tuổi đã đủ năng lực để chịu trách nhiệm trước hành vi dân sự, hình sự.

Thứ hai, khách hàng có mục đích vay vốn phù hợp, không trái với quy định của pháp luật. Các khoản vay qua Tima thông thường có giá trị trung bình 10 triệu đồng với vay qua đăng ký xe máy và 50 - 100 triệu đồng với vay qua đăng ký ô tô, tất cả đều phục vụ cho mục đích vay tiêu dùng cá nhân.

Thứ ba, khách hàng có lịch sử tín dụng tốt, không có nợ xấu tại các địa chỉ vay khác. Tima ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI để chấm điểm người vay dựa trên CIC và các thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau để cho ra kết quả điểm tín dụng chính xác nhất.

Thứ tư, khách hàng sở hữu hợp pháp tài sản xe máy/ô tô. Trong quá trình vay vốn, Tima sẽ giữ giấy đăng ký/cà vẹt xe làm giấy tờ đảm bảo.

Thứ năm, khách hàng có thu nhập ổn định, thường xuyên, đảm bảo đủ năng lực trả nợ khoản vay. Thu nhập này có thể đến từ lương, kinh doanh, cho thuê tài sản…

Thứ sáu, khách hàng đang sinh sống tại khu vực được Tima hỗ trợ. Điều kiện này nhằm đảm bảo người đi vay luôn trong tầm hỗ trợ của Tima đồng thời đảm bảo giảm thiểu rủi ro cho hoạt động thu hồi nợ.

4.2. Quy trình các bước cho vay trên Sàn Tima

Một đơn vay giải ngân thành công qua Tima sẽ trải qua một quy trình các bước như sau:

Bước 1: Người đi vay đăng ký thông tin đơn giản qua website bao gồm: Họ tên - Số điện thoại - Địa chỉ nơi sinh sống. Chỉ 5 phút sau khi đăng ký thông tin, nhân viên của Tima sẽ lập tức liên hệ với khách hàng để tư vấn về khoản vay.

Bước 2: Khách hàng chuẩn bị giấy tờ theo yêu cầu của nhân viên tư vấn và mang xe ra phòng giao dịch gần nhất của Tima hoặc chuyên viên kinh doanh của Tima sẽ hỗ trợ tận nơi theo yêu cầu của khách hàng.

Bước 3: Từ các thông tin, hồ sơ khách hàng cung cấp, Tima tiến hành chấm điểm tín dụng và thẩm định phê duyệt khoản vay. 

Bước 4: Sau khi đơn vay được duyệt, Tima sẽ thông báo cho người vay để hai bên tiến hành ký hợp đồng vay vốn. Đồng thời, Tima sẽ chuyển đơn vay được duyệt lên Mobile App dành riêng cho Nhà đầu tư để Nhà đầu tư bấm nhận đơn.

Bước 5: Tiền giải ngân của Nhà đầu tư sẽ được chuyển thẳng vào tài khoản của người vay. 

4.3. Tima làm cách nào để hạn chế rủi ro tín dụng?

Trong hoạt động vay vốn luôn tồn tại rủi ro tín dụng, vậy làm cách nào để Tima quản trị rủi ro, bảo vệ quyền lợi của Nhà đầu tư?

  • Xây dựng một hệ thống Quản trị rủi ro bài bản, chất lượng, tham gia vào mọi bước trong quy trình vay để kiểm soát và đánh giá rủi ro kịp thời, chính xác.

  • Xây dựng sản phẩm vay tối ưu với điều kiện và quy trình cho vay cực kỳ chặt chẽ.

  • Ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản trị rủi ro như: Công nghệ định danh điện tử eKYC, công nghệ nhận dạng ký tự quang học OCR… để chống giả mạo, sàng lọc những hồ sơ lừa đảo, không đủ tiêu chuẩn.

  • Đặc biệt, Tima hợp tác với cơ quan Bảo hiểm để bảo vệ quyền lợi cho Nhà đầu tư, hạn chế mọi rủi ro tín dụng có thể xảy ra. 

Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực Vay ngang hàng P2P Lending, Tima luôn cam kết sử dụng vốn đầu tư của khách hàng vào mục đích minh bạch, phân bổ vốn cho một lượng lớn khách hàng cá nhân, đảm bảo không gặp rủi ro mất thanh khoản. Nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm khi đầu tư qua Tima!

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

Tin liên quan