Vay Bổ Sung Để Đáo Hạn - Ưu Và Nhược Điểm Mà Bạn Cần Biết
Vì lý do tài chính mà không thể trả được nợ khi đến hạn, khách hàng có thể vay bổ sung để đáo hạn. Cùng Tima tìm hiểu chi tiết về vay bổ sung để đáo hạn – Ưu và nhược điểm của hình thức này.
Trong những lúc cá nhân hay doanh nghiệp gặp phải tình trạng khó khăn về tài chính mà không thể thanh toán khoản vay khi đến ngày trả nợ thì vay bổ sung đáo hạn được nhiều khách hàng lựa chọn. Và dĩ nhiên, hình thức này sẽ có ưu và nhược điểm riêng của nó. Bài viết dưới đây sẽ đi sâu phân tích vay bổ sung để đáo hạn – Ưu và nhược điểm để bạn nắm rõ hơn.
Vay bổ sung để đáo hạn là gì?
Đáo hạn là thuật ngữ chỉ thời điểm cuối cùng mà một khoản nợ, hợp đồng hay một nghĩa vụ tài chính phải được thanh toán, thực thi đầy đủ. Ngày đáo hạn là ngày cuối cùng khách hàng phải thanh toán hoàn tất số tiền đã đi vay. Ngày đáo hạn sẽ được quy định trong hợp đồng đã ký kết ban đầu với ngân hàng. Khi đến ngày đáo hạn, người đi vay hoặc bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ tất cả các cam kết đã thỏa thuận.
Vay bổ sung để đáo hạn hay còn gọi là vay đáo hạn, đây là hình thức vay tiền số mới để trả nợ khoản vay cũ khi đến hạn thanh toán. Đây là cách để người đi vay có thêm thời gian thanh toán khoản vay khi chưa đủ khả năng trả nợ khoản vay cũ.
>>> Bạn cần vay tiền gấp? Đăng ký vay ngay tại đây:
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân
Các phương thức vay bổ sung để đáo hạn
Hình thức vay bổ sung để đáo hạn sẽ có 3 phương thức phù hợp với nhu cầu khác nhau của khách hàng, bao gồm đáo hạn chuyển vùng, đáo hạn tại chỗ, vay đáo hạn bên ngoài.
Đáo hạn chuyển vùng
Đây là hình thức vay bổ sung để đáo hạn từ ngân hàng khác không phải ngân hàng bạn đang vay. Phương thức này được thực hiện khi khoản vay ở một ngân hàng đã đến hạn, bạn thực hiện chuyển sang khoản vay tại một ngân hàng khác có kỳ hạn và lãi suất vay ít hơn.
Đáo hạn tại chỗ
Ngược lại với phương thức đáo hạn chuyển vùng, đáo hạn tại chỗ được thực hiện ngay tại ngân hàng bạn đang vay. Khi thực hiện phương thức này, khách hàng phải đảm bảo các khoản vay mới bằng việc thế chấp tài sản tương ứng khoản vay cho ngân hàng theo quy định. Nhân viên ngân hàng sẽ hỗ trợ hoàn tất các thủ tục, sau đó sẽ tiến hành xem xét các hồ sơ vay tiền. Ngân hàng chỉ giải ngân các khoản vay sau khi xét duyệt khả năng chi trả của khách hàng qua tình hình hoạt động kinh doanh.
Vay đáo hạn bên ngoài
Khi đến kỳ đáo hạn mà bạn không có khả năng chi trả cho ngân hàng đến kỳ đáo hạn thì vay đáo hạn bên ngoài là phương thức được lựa chọn. Đối với phương thức này bạn sẽ phải đi vay tiền của một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó bên ngoài để trả khoản vay ngân hàng. Tuy nhiên, hình thức vay bổ sung để đáo hạn này có thể mang nhiều rủi ro và thiệt hại vì bạn sẽ phải chịu lãi suất cao hơn gấp nhiều lần so với ngân hàng. Sau khi thanh toán đáo hạn, bạn nên vay mới ngân hàng một khoản khác để nhanh chóng trả vốn lẫn lãi cho bên vay ở ngoài.
Vay bổ sung để đáo hạn - Ưu và nhược điểm
Vay bổ sung để đáo hạn là hình thức người vay lấy khoản vay mới để trả nợ khoản vay cũ. Như vậy, hình thức sẽ đem lại cho người vay những ưu và nhược điểm nhất định.
Về ưu điểm
-
Thanh toán khoản vay đúng hạn và tiếp tục vay khoản mới trong tương lai: Khi vay bổ sung để đáo hạn, bạn sẽ có số tiền để hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đúng hạn cho các khoản vay của ngân hàng. Điều này sẽ giúp bạn được ngân hàng tiếp tục cho phép vay tiền trong tương lai nếu có nhu cầu. Chỉ cần bạn hoàn tất thanh toán cả gốc và lãi vay theo đúng hợp đồng đáo hạn là có thể vay các khoản tiền lớn hơn khi bạn cần.
-
Tránh bị ghi nhận vào nợ xấu và các khoản phạt: Thực hiện vay bổ sung để đáo hạn sẽ giúp người vay không bị ghi vào danh sách nợ xấu của ngân hàng. Khi bị nợ xấu sẽ khiến bạn có nhiều bất lợi, đặc biệt là khiến bạn không thể vay bất kì một khoản tiền nào tại tất cả các ngân hàng trong tương lai. Ngoài ra, việc này còn giúp bạn tránh phát sinh chi phí hoặc các khoản phạt vì quá hạn trả nợ.
-
Tránh bị tịch thu tài sản: Một ưu điểm của việc vay bổ sung để đáo hạn đó là sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ bị ngân hàng tịch thu tài sản của mình khi không có khả năng trả nợ.
-
Thủ tục vay đáo hạn đơn giản, nhanh chóng: Hiện nay tất cả các ngân hàng đều tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện các khoản vay và thủ tục xin đáo hạn một cách nhanh chóng. Với ưu điểm này của việc vay bổ sung để đáo hạn sẽ giúp bạn giảm bớt áp lực tài chính và có thêm thời gian để trả đủ tiền vay ngân hàng sau khi xin đáo hạn thành công.
Về nhược điểm
-
Gia tăng các món nợ: Một trong những nhược điểm lớn của vay bổ sung để đáo hạn là tình trạng nợ nần chồng chất. Nếu khách hàng không có khả năng thanh toán khoản nợ đúng hạn và tiếp tục thực hiện vay bổ sung để đáo hạn nhiều lần, số nợ sẽ tích lũy và nhiều lên theo thời gian. Điều này có thể dẫn đến tình trạng khách hàng không còn khả năng chi trả và bị xoáy vào vòng luẩn quẩn của nợ xấu.
-
Chi phí lãi suất cao: Dù khách hàng có thể tiếp tục thực hiện vay vốn, nhưng có thể thấy các khoản vay bổ sung để đáo hạn luôn đi kèm với lãi suất cao hơn so với lãi suất của khoản vay ban đầu. Đặc biệt nếu khách hàng vay bổ sung đáo hạn các tổ chức, cá nhân bên ngoài với lãi suất cực kì cao và có thể bị lừa đảo chiếm mất tài sản. Từ đó kiến cho tổng nợ phải trả lớn hơn, làm tăng áp lực tài chính trong trong tình trạng tài chính đang không ổn định của khách hàng.
-
Rủi ro tín dụng, nợ xấu tăng cao: Việc vay bổ sung để đáo hạn liên tục sẽ khiến ngân hàng xem xét lại khả năng thanh toán của khách hàng. Nếu khách hàng không có khả năng thanh toán khoản nợ đúng hạn và tiếp tục vay mới, ngân hàng có thể hạn chế tái cấp tín dụng trong tương lai hoặc giảm mức vay, thậm chí khách hàng không được ngân hàng tiếp tục cấp vốn nữa. Nhược điểm này của việc vay bổ sung để đáo hạn sẽ làm khách hạng bị ghi vào danh sách nợ xấu và ảnh hưởng đến khả năng tiếp tục vay vốn trong tương lai.
-
Bị phụ thuộc vào vay mượn: Việc sử dụng vay bổ sung để đáo hạn có thể khiến cho khách hàng phụ thuộc vào nguồn vay mượn và không giải quyết được tình trạng khó khăn tài chính một cách lâu dài. Nếu không có hoạch định tài chính rõ ràng, việc vay bổ sung để đáo hạn có thể làm chậm quá trình gây dựng lại tài chính của khách hàng và khiến họ cảm thấy bí bách trong tình trạng nợ nần.
-
Không phù hợp với nhiều đối tượng: Một nhược điểm của vay bổ sung để đáo hạn là đây không phải là lựa chọn phù hợp với tất cả mọi người. Đặc biệt là đối với những khách hàng không có tài chính bền vững hoặc không có kế hoạch trả nợ rõ ràng. Nếu cá nhân không có nguồn thu nhập ổn định hay doanh nghiệp kém phát triển thì khách hàng có thể gặp khó khăn khi cố gắng trả nợ vay, có thể dẫn đến hệ quả nghiêm trọng như vỡ nợ hoặc mất tài sản.
Kết luận
Vay bổ sung để đáo hạn có thể là một công cụ hữu ích trong những trường hợp cấp bách nhằm giúp khách hàng giải quyết vấn đề tài chính tạm thời và duy trì hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, nếu muốn thực hiện vay bổ sung để đáo hạn, bạn phải xem xét ưu và nhược điểm của hình thức này một cách kỹ lưỡng để tránh những rủi ro không đáng có.
>>> Bạn nên quan tâm:
Các vấn đề pháp lý khi đáo hạn khoản vay bạn cần lưu ý
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân