Vay thế chấp ngân hàng: Các hình thức cho vay thế chấp hiện nay
Bạn vẫn đang thắc mắc vay thế chấp và gì? Vay thế chấp hiện nay có những hình thức nào? Bài viết sau đây tìm hiểu về các hình thức vay thế chấp tại ngân hàng.
1. Vay thế chấp ngân hàng là gì?
Vay thế chấp ngân hàng là một hình thức vay vốn tại ngân hàng đang được phổ biến hiện nay. Đây là hình thức vay tiền khi khách hàng có tài sản có giá trị dùng để thế chấp đảm bảo cho khoản vay của mình. Tức có nghĩa là người vay sẽ dùng các tài sản của mình như giấy tờ nhà đất ( sổ đỏ, sổ hồng), xe ô tô ( đăng ký xe ô tô)...để làm tài sản thế chấp khi vay tiền tại ngân hàng. Tất nhiên khi bạn đủ điều kiện vay, ngân hàng đã duyệt và chấp nhận hồ sơ của bạn thì tài sản vẫn sẽ thuộc quyền sở hữu của bạn nhưng giấy tờ liên quan đến tài sản thì phía bên ngân hàng sẽ nắm giữ. Nếu xảy ra trường hợp người vay không đủ khả năng để thanh toán khoản vay khi đến hạn hoặc không làm sai các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết, thì phía bên ngân hàng có quyền được thanh lý hoặc tịch thu tài sản thế chấp để bù đắp cho khoản nợ mà khách hàng không thể chi trả được.
2. Các hình thức vay thế chấp ngân hàng hiện nay
Vay thế chấp ngân hàng là hình thức vay phổ biến hiện nay và đang là lựa chọn của nhiều khách hàng. Vì thế mà các hình thức vay thế chấp tại ngân hàng ngày càng đa dạng và trở nên dễ dàng hơn. Sau đây là các hình thức vay thế chấp ngân hàng hiện nay.
>>> Bạn cần vay tiền gấp trong 2 giờ? Đăng ký vay ngay tại đây:
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân
2.1. Vay thế chấp ngân hàng nhằm mục đích kinh doanh
Có nhiều khách hàng vay thế chấp với mục đích mở rộng quy mô kinh doanh và đã được ngân hàng hỗ trợ rất nhiều. Với hình thức này khách hàng sử dụng các tài sản có giá trị của mình như nhà đất, xe ô tô,...có đầy đủ các giấy tờ có pháp lý theo quy định của pháp luật, dùng để làm tài sản thế chấp đảm bảo cho khoản vay của mình.Vay thế chấp không những dùng để mở rộng quy mô kinh doanh, đầu tư vốn kinh doanh hoặc đầu tư vào các mục đích khác với những đặc điểm sau:
-
Không bắt buộc phía bên khách hàng phải có đăng ký kinh doanh.
-
Có thể cho khách vay với số tiền lên đến 10 tỷ đồng.
-
Hạn mức cho vay cao lên đến 85% giá trị tài sản thế chấp của khách hàng.
-
Các phương thức thanh toán đa dạng và linh hoạt giúp khách hàng chủ động hơn trong việc thanh toán khoản vay và lãi. Khách hàng có thể thanh toán thông qua hình thức online hoặc thanh toán bằng tiền mặt tại ngân hàng.
-
Với hình thức vay thế chấp này lãi suất chung tại các ngân hàng dao động từ 6% đến 9%/ năm
-
Phê duyệt hồ sơ nhanh chóng.
2.2. Vay thế chấp ngân hàng để mua nhà đất, chung cư hoặc sửa chữa nhà ở
Có nhiều khách hàng muốn mua nhà ở mới, mua thêm đất hoặc sửa sang lại nhà đang ở của mình nhưng lại chưa đủ tiền để làm được thực hiện được kế hoạch. Vì thế mà họ đã tìm đến sự giúp đỡ của ngân hàng bằng hình thức vay thế chấp ngân hàng bằng tài sản mình đang có. Vay thế chấp ngân hàng tại các ngân hàng đều có những đặc điểm chung như sau:
-
Bạn có thể sẽ được hỗ trợ lên đến 100% giá trị của tài sản bạn cần mua, với tối đa 70% giá trị tài sản đảm bảo.
-
Linh hoạt hồ sơ chứng minh thu nhập của khách hàng.
-
Thời gian vay vốn kéo dài từ 15 năm cho đến 25 năm tùy thuộc vào mức hạn vay, nhu cầu vay vốn cũng như thu nhập của người vay.
-
Các phương thức thanh toán linh hoạt giúp người vay thuận tiện trong việc thanh toán khoản vay.
-
Với hình thức vay ngân hàng thế chấp này sẽ có mức lãi suất thấp chỉ từ 7%/ năm tùy thuộc vào từng gói vay.
2.3. Vay mua xe ô tô
Hình thức vay thế chấp ngân hàng với mục đích mua xe ô tô cũng đang được các ngân hàng hỗ trợ cho những khách hàng có nhu cầu mua xe ô tô mà chưa có đủ tài chính. Bạn mua xe để làm phương tiện đi lại cho cá nhân hoặc mua xe để phục vụ công việc kinh doanh đều được. Và chính chiếc xe ô tô bạn muốn mua cũng có thể sẽ là tài sản đảm bảo cho khoản vay của bạn luôn. Hầu hết các ngân hàng đều áp dụng phương thức vay thế chấp này với nhiều ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng.
Với hình thức vay thế chấp ngân hàng để mua xe ô tô sẽ có những đặc điểm sau:
-
Cho khách hàng vay mua ô tô đa dạng, áp dụng đối với cả xe ô tô mới và xe ô tô cũ.
-
Cho phép thời hạn vay dai và lên đến 72 tháng.
-
Khách hàng có thể vay với hạn mức tối đa là 80% giá giá trị của xe.
-
Các thủ tục, hồ sơ được xử lý nhanh chóng trong vòng 4H và giải ngân nhanh.
-
Lãi suất áp dụng cho hình thức vay thế chấp để mua ô tô ở mỗi ngân hàng sẽ khác nhau, dao động từ 7% đến 13% tùy thuộc vào từng ngân hàng.
2.4. Vay tiêu dùng
Vay thế chấp ngân hàng tiêu dùng là hình thức vay vốn của ngân hàng có tài sản đảm bảo để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng các nhân của bạn. Có thể bạn vay để mua sắm, để đi du học, khám chữa bệnh, đi du lịch, mua sắm đồ dùng cho gia đình…
Với hình thức này sẽ có những đặc điểm sau:
-
Khách hàng có thể vay tối đa 100% nhu cầu vay vốn và ngân hàng có thể đáp ứng được, hạn mức bạn được vay lên đến 10 tỷ đồng.
-
Thời hạn thanh thanh toán khoản vay kéo dài đến 120 tháng.
-
Mức lãi suất hấp dẫn dao động từ 6% đến 9%/ năm.
-
Các phương thức thanh toán đa dạng và linh hoạt cho khách hàng dễ dàng thanh toán
3. Lãi suất vay ngân hàng thế chấp và cách tính lãi suất
Lãi suất vay thế chấp ngân hàng sẽ khác nhau và còn phụ thuộc vào hạn mức vay, thời hạn thanh toán của khách hàng mà có nhiều mức lãi suất khác nhau. Nhìn chung mức lãi cho hình thức vay thế chấp tại các ngân hàng dao động từ 10% đến 16%. Thông thường trong thời gian đầu, các ngân hàng sẽ áp dụng những ưu đãi và các gói vay hấp dẫn nên mức lãi suất sẽ thấp hơn, dao động từ 6% đến 11%/năm.
Hầu hết các ngân hàng đều áp dụng chung một công thức tính lãi như sau cho hình thức vay thế chấp ngân hàng.
Tổng số tiền hàng tháng phải trả = Tiền lãi hàng tháng phải trả + Tổng số tiền gốc hàng tháng phải trả.
Trong đó:
-
Tiền gốc hàng tháng = Tổng số tiền vay ban đầu : cho số tháng vay
-
Tiền lãi tháng đầu = số tiền vay ban đầu x lãi suất theo tháng
-
Tiền lãi tháng thứ 2 = ( số tiền vay ban đầu - tiền gốc đã trả) x lãi suất theo tháng.
-
Từ các tháng tiếp theo cứ tính tương tự, lãi sẽ tính trên dư nợ còn lại.
4. Các điều kiện để vay thế chấp ngân hàng
Trên đây là các hình thức vay thế chấp ngân hàng. Vậy để vay được khoản vay này phải đi kèm những điều kiện gì? Sau đây là tất cả các điều kiện cho các hình thức vay thế chấp ngân hàng:
-
Là công dân mang quốc tịch Việt Nam có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, có đủ khả năng thi hành pháp luật.
-
Có giấy tờ tùy thân CCCD/ Hộ chiếu có giá trị sử dụng
-
Vay vốn để sử dụng vào các mục đích hợp pháp, không vi phạm pháp luật.
-
Không có nợ xấu tại các ngân hàng và các đơn vị tài chính khác.
-
Có sổ hộ khẩu hoặc đang làm việc và sinh sống tại nơi có chi nhánh ngân hàng khách hàng vay.
4.1. Điều kiện về tài sản vay thông thường
-
Tài sản thế chấp phải có nguồn gốc, giấy tờ pháp lý rõ ràng và còn có giá trị, không rách nát hay tẩy xóa bất kỳ thông tin gì.
-
Tình trạng tài sản cho hình thức vay thế chấp đảm bảo tốt, không vướng mắc vào quy hoạch, kê biên theo quy định của nhà nước, không bị kiện cáo hay tranh chấp tài sản.
-
Giá trị tài sản phải đủ hoặc lớn hơn để đảm bảo an toàn cho khoản vay thế chấp hiện nay, ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định tài sản rồi mới đưa ra quyết định sau đó.
-
Nếu tài sản bạn muốn thế chấp là tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác nữa thì phải được sự đồng ý của bên thứ 3 về việc thế chấp, như vậy sẽ đảm bảo nghĩa vụ cho khoản vay, điều này phải có sự xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
-
Sau khi tài sản được thẩm định và đầy đủ các điều kiện để được vay thế chấp ngân hàng thì sẽ được đăng ký thế chấp tài sản hợp lệ.
4.2. Điều kiện về thu nhập người đi vay
Thu nhập của khách hàng là một trong những điều kiện không thể thiếu trong hình thức vay thế chấp hiện nay. Sau đây là các điều kiện về thu nhập người đi vay:
-
Thu nhập từ lương làm việc: Khách hành phải cung cấp đầy đủ hợp đồng lao động kèm bảng sao kê thu nhập cá nhân hàng tháng trong vòng từ 03 đến 06 tháng gần đây nhất, và được trả lương thông qua hình thức chuyển khoản online. Đối với những khách hàng nhận lương bằng phương thức tiền mặt thì việc này sẽ thêm phần khó khăn hơn.
-
Thu nhập từ cho thuê tài sản: Đây là nguồn thu nhập từ việc bạn cho thuê nhà ở, cho thuê xe…Bạn cần chứng được các tài sản này thuộc quyền sở hữu của bạn và nguồn thu nhập bạn đang có là từ các tài sản này tạo nên.
-
Thu nhập từ kinh doanh, buôn bán: Nếu bạn đang kinh doanh hay có công ty riêng thì việc chứng minh nguồn thu nhập này sẽ dựa vào kết quả kinh doanh của công ty.
5. Các đặc điểm chung của hình thức vay thế chấp ngân hàng
Với hình thức vay thế chấp tài sản tại ngân hàng hiện nay đang được các chuyên gia tài chính đánh giá là có nhiều ưu đãi hơn so với các hình thức khác. Sau đây là một số đặc điểm khi bạn vay vốn theo hình thức thế chấp tài sản:
-
Mức lãi suất: So với các hình thức vay khác thì hình thức vay thế chấp ngân hàng sẽ được ưu đãi hơn nhiều. Phần lớn các ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất thấp từ 7% trở lên. Ngoài ra, khách còn có thể hưởng thêm một số ưu đãi khác nữa như: giảm lãi suất theo thời gian và chính sách trả nợ, gia hạn thời gian thêm cho khoản vay…
-
Thời hạn vay: Với linh thưc này linh hoạt cho khách hàng lựa chọn, phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng thanh toán khoản vay của khách hàng. Ngân hàng sẽ có thời hạn thanh toán khác nhau: dài hạn. trung hạn và ngắn hạn.
-
Tài sản sử dụng: Tài sản thế chấp là những tài sản có giá trị thuộc quyền sở hữu của người đi vay, và có giá trị sử dụng. Các tài sản có thể là vay thế chấp sổ đỏ, vay thế chấp xe ô tô…
-
Hạn mức cho vay thế chấp: Hầu hết các ngân hàng đều cho khách hàng vay với hạn mức cao nhằm đáp ứng cho nhu cầu của người vay. Khách hàng có thể vay với tối đa 100% khoản vay tùy thuộc vào phương án vay. Và mức vay có thể dao động từ 70% đến 90% giá trị tài sản thế chấp đó.
6. Hồ sơ và thủ tục vay thế chấp như thế nào?
Quy trình vay thế chấp bao gồm các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại ngân hàng sẽ bao gồm các giấy tờ như sau:
-
Đơn đề nghị được vay vốn ngân hàng
-
CMND/CCCD có giá trị hiệu lực.
-
Sổ hộ khẩu hoặc sổ KT3 của người đi vay.
-
Giấy xác nhận độc thân/ đã có kết hôn ( giấy đăng ký kết hôn).
-
Giấy tờ chứng minh thu nhập ( hợp đồng lao động đi kèm bảng lương) hoặc nguồn thu nhập khác.
-
Hồ sơ có giá trị của tài sản vay thế chấp.( sổ đỏ, sổ hồng, đăng ký xe ô tô…)
-
Kèm theo một số giấy tờ khác.
Bước 2: Ngân hàng sẽ bắt đầu thẩm định giá trị tài sản của mình để xét duyệt khoản vay. Dựa vào giá trị của tài sản bên khách hàng thế chấp mà phía bên ngân hàng sẽ thông báo cho bạn biết được số tiền bạn được vay tối đa là bao nhiêu.
Bước 3: Sau khi bên hàng ngân đã thẩm định số tiền cho khách hàng vay, các giấy tờ hồ sơ đã đầy đủ. Hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng vay. Không lâu sau đó bên ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân số tiền cho khách hàng.
7. Những câu hỏi và thắc mắc khi vay thế chấp tại ngân hàng
Có rất nhiều khách hàng rất cần tiền để đầu tư kinh doanh, mua nhà, mua xe ô tô nhưng chưa đủ điều kiện tài chính. Họ đang tìm hiểu hình thức vay thế chấp tại ngân hàng, họ chưa hiểu hết về vay thế chấp và đang có nhiều thắc mắc cho hình thức vay này.
Sau đây là một số thắc mắc được nhiều khách hàng muốn hỏi:
-
Vay thế chấp có cần chứng minh tài chính của người vay không?
Để vay thế chấp ở ngân hàng, yêu cầu người vay cần phải có việc làm ổn định, có thu nhập từ công việc. Hoặc khách hàng có nguồn thu nhập khác để đảm bảo cho việc thanh toán khoản nợ khi đến hạnh.
-
Lãi suất vay thế chấp có cao không và khoảng bao nhiêu?
Mức lãi suất sẽ có sự chênh lệch và khác nhau giữa các ngân hàng cho vay. Thông thường các ngân hàng sẽ có mức lãi suất bình quân dao động từ 8% đến 12 %/ năm. Để thu hút được khách hàng thường các tháng đầu chu kỳ vay thì mức lãi suất sẽ có nhiều ưu đãi và thấp hơn , nó có thể ở mức từ 6% sau đó tăng dần theo thị trường tài chính.
-
Vay thế chấp ngân hàng, người vay có phải chịu thêm chi phí nào không?
Đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm rất nhiều từ khách hàng. Hiện nay các ngân hàng cũng đang đưa ra nhiều chương trình, chính sách để thu hút khách hàng. Việc khách hàng sử dụng hình thức vay sẽ phải chi trả một số khoản phí nhất định.
Sau đây là hai khoản phí hầu hết đều được áp dụng tại các ngân hàng:
-
Phí phải nộp cho cơ quan nhà nước: Đó là các khoản phí công chứng hợp đồng, phí đăng ký và phí xóa đăng ký giao dịch đảm bảo.
-
Phí bên ngân hàng thu của khách hàng: Phí trả nợ trước hạn, phí cam kết rút vốn, phí thẩm định giá trị tài sản
Ngoài hai khoản phí trên khách hàng vay thế chấp có thể sẽ phải chịu thêm một số khoản phí như: phí bảo hiểm cho tài sản mang đi thế chấp, …
Chính vì vậy, trước khi ký hợp đồng vay thế chấp tại các ngân hàng, khách hàng nên bớt một chút thời gian để đọc kỹ hợp đồng vay thế chấp. Điều này tránh được những rủi ro từ cả hai bên.
Qua bài viết này, mọi người cũng đã hiểu rõ được vay thế chấp là gì? Các hình thức vay thế chấp hiện nay cùng với các điều kiện và hồ sơ vay lãi suất như thế nào. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với những người đang có nhu cầu vay vốn để đầu tư kinh doanh, mua nhà hoặc mua xe. Chúc cho chúng ta sẽ có được sự lựa chọn đúng đắn và có được khoản vay theo đúng nhu cầu của mình.
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân