Tại sao vay tiền ngân hàng phải mua bảo hiểm? Pháp luật có quy định?

Tại sao vay tiền ngân hàng phải mua bảo hiểm là chủ đề được thảo luận rất sôi nổi. Nhất là sau những vụ “lùm xùm” về vấn đề mua bảo hiểm trong thời gian vừa qua.

Tại sao vay tiền ngân hàng phải mua bảo hiểm? Pháp luật có điều khoản nào quy định về vấn đề này hay không? Ngân hàng ép khách hàng mua bảo hiểm mới được vay tiền là đúng hay sai? Hãy cùng làm rõ ở nội dung sau đây để bảo vệ quyền lợi của mình.

>>> Bạn cần vay tiền gấp trong 2 giờ? Đăng ký vay ngay tại đây: 

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

1. Bảo hiểm khoản vay ngân hàng là gì?

Bảo hiểm khoản vay ngân hàng là sản phẩm ngân hàng cung cấp để bảo vệ khách hàng trong trường hợp xảy ra rủi ro bất ngờ dẫn đến việc không thể trả nợ. Chẳng hạn như trong trường hợp khách hàng mất tích, tử vong hoặc thương tật vĩnh viễn.

Trong các tình huống này, người vay sẽ không còn khả năng lao động, làm việc để tạo ra thu nhập trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên nghĩa vụ trả nợ vẫn còn hiệu lực cho đến khi khoản vay được hoàn trả toàn bộ.

Quyền lợi và lợi ích của ngân hàng cũng như người vay là gì sẽ được thể hiện trong từng gói bảo hiểm mà khách hàng tham gia. Đây là giải pháp hữu hiệu để tạo sự an tâm và ổn định trong việc vay tiền cũng như nghĩa vụ trả nợ cho cả người vay và ngân hàng.

Với trường hợp người vay không may tử vong thì khoản nợ sẽ được chuyển sang cho những người thừa kế của người vay. Người thừa kế có nghĩa vụ trả nợ thay cho người vay theo quy định tại Khoản 8 Điều 658 Bộ luật Dân sự năm 2015. Điều luật quy định rõ, các khoản nợ của cá nhân là một trong những nghĩa vụ tài sản liên quan đến vấn đề di sản thừa kế. Do đó những người được hưởng thừa kế sẽ phải tiếp quản và trả nợ khoản vay này.

Bảo hiểm ngân hàng nhằm bảo vệ khách hàng khi xảy ra rủi ro bất ngờ

Bảo hiểm ngân hàng nhằm bảo vệ khách hàng khi xảy ra rủi ro bất ngờ

2. Tại sao vay tiền ngân hàng phải mua bảo hiểm?

Bảo hiểm là sản phẩm được phát triển nhằm mục đích bảo đảm lợi ích cho bên vay và bên cho vay. Qua đó giúp cả 2 bên đều tránh được những sự cố cũng như rủi ro không mong muốn. Đồng thời tạo sự an tâm và tính ổn định trong việc vay tiền và nghĩa vụ trả nợ của người vay và ngân hàng.

Nếu xảy ra những tình huống không may, đơn vị bảo hiểm sẽ đại diện cho người vay hoặc người thân của người vay để thanh toán các khoản dư nợ cho ngân hàng. Gia đình và người thân của người vay sẽ giảm được áp lực đáng kể trong vấn đề tài chính khi đang phải đối mặt với những tình huống khó khăn nhất.

Như vậy khách quan mà nói thì bảo hiểm khoản vay không chỉ đem lại lợi ích cho mình ngân hàng. Mà người vay và người thân cũng sẽ được bảo vệ khỏi những tổn thất tài chính khi xảy ra những vấn đề không may. Tuy nhiên chi phí tham gia bảo hiểm khá cao. Do đó khách hàng thường từ chối tham gia sản phẩm này. Nếu bạn đang có nhu cầu vay vốn ngân hàng thì hãy căn cứ vào điều kiện tài chính cũng như nhu cầu của mình để cân nhắc xem có nên tham gia hay không.

Tham gia bảo hiểm khoản vay giúp giảm thiểu rủi ro cho khoản vay

Tham gia bảo hiểm khoản vay giúp giảm thiểu rủi ro cho khoản vay

3. Các sản phẩm bảo hiểm phổ biến khi vay vốn ngân hàng

Hiện nay có 2 hình thức vay vốn ngân hàng phổ biến là vay vốn tín chấp và vay vốn thế chấp. Đồng nghĩa với việc có 2 loại bảo hiểm khoản vay tương ứng với 2 sản phẩm tài chính này. Cụ thể như sau:

3.1. Bảo hiểm của khoản vay tín chấp

Vay tín chấp được hiểu là hình thức vay tiền dựa trên uy tín cũng như khả năng thanh toán của người đi vay tiền. Trường hợp này ngân hàng không yêu cầu khách hàng phải có tài sản bảo đảm để thế chấp khoản vay.

Bảo hiểm khoản vay tín chấp sẽ tập trung vào con người, cụ thể chính là người đi vay tiền. Sản phẩm được đưa ra nhằm bảo vệ tính mạng cũng như quyền lợi của người vay nếu không thanh toán được khoản vay cho ngân hàng.

Thông thường bảo hiểm khoản vay do ngân hàng yêu cầu khi khách hàng đăng ký vay vốn. Người vay sẽ được đề nghị mua bảo hiểm thân thể cho chính mình để đảm bảo tính mạng trong tình huống rủi ro không mong đợi. Chẳng hạn như tai nạn, tử vong, thương tật vĩnh viễn khiến họ không thể tiếp tục trả nợ. Khi đó người vay tiền hoặc người thân của người vay tiền sẽ được bảo hiểm bồi thường theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Mặt khác, bảo hiểm khoản vay tín chấp cũng sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho bên cho vay. Khi người vay mất khả năng thanh toán thì bảo hiểm sẽ đảm bảo rằng khoản vay được thanh toán một phần hoặc toàn bộ. Qua đó giúp ngân hàng bảo vệ quyền lợi cũng như tài sản của doanh nghiệp.

>>> Bạn cần vay tiền gấp trong 2 giờ? Đăng ký vay ngay tại đây: 

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

3.2. Bảo hiểm khoản vay vốn thế chấp

Vay thế chấp là hình thức vay vốn ngân hàng có tài sản bảo đảm khoản vay. Nếu người vay tiền gặp rủi ro dẫn đến việc không thể trả nợ cho ngân hàng thì gói bảo hiểm này sẽ bảo vệ tài sản của người vay.

Bảo hiểm khoản vay thế chấp tập trung vào tài sản thế chấp mà người vay đưa ra làm thế chấp với bên cho vay. Do hầu hết các khoản vay thế chấp đều có giá trị cao nên ngân hàng và các tổ chức tín dụng đều khuyến khích khách hàng tham gia bảo hiểm.

Hiện nay có nhiều ngân hàng còn đưa ra quy định riêng yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm khoản vay mới được giải ngân. Khách hàng sẽ mua bảo hiểm ở đơn vị do ngân hàng chỉ định. Khi xảy ra sự cố thì ngân hàng sẽ là đơn vị thụ hưởng bảo hiểm. Giá trị của bảo hiểm như thế nào sẽ được tính dựa trên giá trị của tài sản thế chấp cũng như quy định của từng ngân hàng.

Bảo hiểm khoản vay thế chấp có giá trị khá lớn

Bảo hiểm khoản vay thế chấp có giá trị khá lớn

4. Mua bảo hiểm khi vay tiền có phải là quy định bắt buộc?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2019 thì các loại bảo hiểm bắt buộc gồm có:

  • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện xe cơ giới, người vận chuyển hàng không đối với hành khách.

  • Bảo hiểm trách nghiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp trong dịch vụ môi giới bảo hiểm.

  • Bảo hiểm đối với trường hợp rủi ro cháy nổ.

Như vậy trong quy định này không có nội dung bắt buộc khách hàng vay tiền ngân hàng phải tham gia bảo hiểm khoản vay. Mặt khác, trong Thông tư 39/2016/TT - NHNN quy định về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng cũng không có điều khoản nào bắt buộc phải bảo đảm khoản vay bằng việc tham gia bảo hiểm.

Việc mua hay không mua bảo hiểm khoản vay hoàn toàn là vấn đề thỏa thuận tự nguyện giữa ngân hàng và khách hàng. Mặc dù vậy việc bán bảo hiểm đang mang lại nguồn thu nhập rất lớn cho các ngân hàng cũng như nhân viên ngân hàng. Do đó nhiều ngân hàng đưa việc doanh số bán bảo hiểm như một phần chỉ tiêu của ng việc.

Khi khách vay tiền, mặc nhiên sẽ được nhân viên ngân hàng tư vấn, chào mời mua bảo hiểm. Thậm chí nếu không tham gia bảo hiểm thì khoản vay sẽ không được giải ngân. Chính điều này khiến không ít khách hàng cảm thấy bức xúc, bất mãn với chính sách của ngân hàng.

5. Ngân hàng ép khách hàng mua bảo hiểm sẽ bị xử phạt như thế nào?

Mua hay không mua bảo hiểm khi vay vốn ngân hàng hoàn toàn là quyền tự nguyện của khách hàng. Nếu ngân hàng ép khách hàng tham gia bảo hiểm sẽ là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó để bảo vệ quyền lợi của người vay tiền và tránh gây nên những bức xúc trong dư luận, pháp luật đã quy định mức xử phạt đối với hành vi ngày tại Điểm đ Khoản 2 Điều 17 Nghị định 98/2013/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 48/2018/NĐ-CP.

Cụ thể ngân hàng có hành vi ép buộc tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức đều sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Ngoài ra, phía ngân hàng còn có thể phải chịu thêm hình phạt bổ sung là bị đình chỉ hoạt động từ 02 tháng đến 03 tháng. Do đó các bạn có thể căn cứ vào điều khoản này để chủ động bảo vệ quyền lợi của mình khi tham gia vay vốn ngân hàng.

Ngân hàng không được ép khách hàng tham gia bảo hiểm khoản vay

Ngân hàng không được ép khách hàng tham gia bảo hiểm khoản vay

6. Lưu ý khi vay vốn ngân hàng để bảo vệ quyền lợi của mình

Vấn đề mua bảo hiểm khi vay tiền ngân hàng vẫn đang là vấn đề bức xúc trong dư luận và xảy ra ở hầu hết các ngân hàng. Vì thế để nhu cầu tài chính được đáp ứng kịp thời mà không phải lo lắng nhiều đến vấn đề mua bảo hiểm các bạn nên:

  • Tìm hiểu kỹ về chính sách khoản vay của các ngân hàng để tìm được đơn vị có chính sách vay tốt nhất.

  • Đọc kỹ điều khoản hợp đồng để tránh bị “qua mặt” trong việc mua bảo hiểm.

  • Yêu cầu nhân viên ngân hàng giải thích rõ tất cả các nội dung, điều khoản mà bạn cảm thấy khó hiểu. Đồng thời nên ghi âm lại nội dung này để đối chứng khi cần thiết.

  • Trích dẫn điều khoản quy định của pháp luật về vấn đề bảo hiểm khoản vay. Cương quyết từ chối mua bảo hiểm nếu bị ép buộc. Trong trường hợp ngân hàng cố tình gây khó dễ bạn nên từ chối vay hoặc trình báo cơ quan ng an để xử lý theo đúng quy định.

7. Giải pháp tài chính linh hoạt không phải mua bảo hiểm

Mặc dù pháp luật đã có quy định rõ về việc xử phạt ngân hàng có hành vi ép buộc tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm khi vay tiền. Nhưng thực tế tình trạng này vẫn còn diễn ra và chưa được xử lý triệt để. Nếu có nhu cầu tài chính mà không muốn bị áp đặt mua bảo hiểm các bạn có thể tham khảo sản phẩm tài chính của ng ty Cổ phần Tập đoàn Tima.

Sản phẩm tài chính của Tima hướng tới phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng với các đặc điểm ưu việt như:

  • Sản phẩm vay hỗ trợ mọi khách hàng là ng dân Việt Nam trong độ tuổi từ 18 - 60 tuổi không bị giới hạn năng lực hành vi dân sự.

  • Hạn mức vay cao lên đến 2 tỷ đồng không cần tài sản thế chấp chỉ cần có giấy đăng ký xe máy/ xe ô tô.

  • Lãi suất khoản vay chỉ 1,6%/ tháng tính theo dư nợ gốc giảm dần.

  • Không yêu cầu khách hàng tham gia bảo hiểm.

  • Thời hạn vay 24 tháng và khách hàng được trả góp linh hoạt theo khả năng tài chính của mình.

Vay vốn Tima linh hoạt hạn mức cao

Vay vốn Tima linh hoạt hạn mức cao

Những thắc mắc xoay quanh vấn đề tại sao vay tiền ngân hàng phải mua bảo hiểm đã được giải đáp. Nếu cần tư vấn thêm thông tin các bạn có thể kết nối trực tiếp đến chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp miễn phí.

>>> Xem thêm: Vay tiền nhanh giải ngân sau 2h tại Tima

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

Tin liên quan