Vay tín chấp không trả có bị truy tố trách nhiệm hình sự?

Bạn đang hoang mang và lo lắng khi sắp đến hạn trả nợ nhưng tình hình kinh tế không đủ khả năng đáp ứng. Vay tín chấp theo lương không trả liệu có bị truy tố trách nhiệm hình sự và phải giải quyết như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay!

Vay tín chấp nhanh, có thể là con dao hai lưỡi

Vay tín chấp hay còn gọi là vay không thế chấp là hình thức vay phổ biến nhất hiện nay do điều kiện vay vốn đơn giản, thủ tục nhanh chóng, tiện lợi lại có cơ hội nhận được khoản vay ngay trong thời gian ngắn. Khách hàng chỉ cần chứng minh được uy tín của bản thân tương đương với năng lực trả nợ thông qua các loại giấy tờ tín chấp như: Bảng sao kê lương/Giấy xác nhận lương/Hợp đồng lao động hoặc hóa đơn điện nước, sổ bảo hiểm nhân thọ, giấy đăng ký xe... là có đủ điều kiện để được vay tín chấp theo lương với hạn mức lên đến 500 triệu tại các ngân hàng, công ty tài chính.

Tuy nhiên, sự dễ dàng này cũng là con dao hai lưỡi khi có nhiều khách hàng không tính toán đến khả năng kinh tế để trả nợ, hay xảy ra những rủi ro trong cuộc sống như: Mất việc, ốm đau bệnh tật,… dẫn đến việc không trả được nợ cho các đơn vị vay vốn khi đến hạn.

Vay tín chấp theo lương không trả, có bị truy tố trách nhiệm hình sự?

Vay tín chấp theo lương quá dễ là con dao hai lưỡi

Anh Quang Khải ở Đồng Nai cho biết: “Tôi ở Đồng Nai có vay tín chấp theo lương nhưng do mất việc nên không có khả năng trả nợ. Mấy hôm bên ngân hàng gọi nhưng tôi không để ý. Hôm nay họ nhắn tin bảo sẽ kiện làm tôi giật mình. Ai cho ý kiến xem nên làm thế nào đây?”

Rơi vào trường hợp như vậy, chắc chắn bất cứ ai cũng cảm thấy hoang mang, lo lắng. Tự hỏi sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? Liệu có bị kiện và phải vào tù không? Nhất là khi nhân viên tài chính cứ liên tục gọi điện và gửi tin nhắn đe dọa sẽ kiện ra tòa. Vậy, vay tín chấp theo lương không trả, liệu có bị truy tố trách nhiệm hình sự không và làm cách nào để giải quyết khi gặp phải tình huống này?

Vay tín chấp theo lương không trả nợ, có bị truy tố và vào tù không?

Vay tín chấp theo lương không trả liệu có bị truy tố trách nhiệm hình sự

Vay tín chấp theo lương không trả liệu có bị truy tố trách nhiệm hình sự

Hiện nay, theo quy định của pháp luật, chưa có nội dung nào đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự với những đối tượng khách hàng vay tín chấp theo lương không trả được nợ do khó khăn về tài chính. Thay vào đó, khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự theo điều 474 Bộ luật Dân sự:

  • Bên vay có trách nhiệm trả đủ số tiền khi đến hạn.

  • Trường hợp đến hạn chưa thanh toán, bên vay phải có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ cả lãi và nợ gốc + lãi nợ quá hạn theo quy định của bên cho vay vốn.

Tuy nhiên, trách nhiệm mà quý khách phải chịu, sẽ còn phụ thuộc vào hành vi mà bạn thực hiện, có thể xem xét đến 2 trường hợp sau:

  • Trường hợp 1: Khách hàng vay tín chấp theo lương không trả nhưng vẫn giữ liên lạc với bên vay vốn, có thái độ hợp tác thì bên vay vốn có thể hỗ trợ kéo dài hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng yêu cầu khách hàng hoàn trả tài sản. Nhưng nếu khách hàng kéo dài thời gian vay quá lâu, bên vay vốn có quyền kiện người cho vay ra tòa để buộc hoàn trả lại số tiền vay. Sau khi tòa án xét xử, người cho vay vẫn không hợp tác trả tiền thì sẽ có cơ quan cưỡng chế thi hành án, có thể kê biên, phong tỏa tài sản,… để thu hồi số nợ.

  • Trường hợp 2: Khách hàng vay tín chấp theo lương không trả nhưng không giữ liên lạc với bên vay vốn và bỏ trốn khỏi nơi cư trú, chính quyền địa phương không thể triệu tập được hoặc khách hàng sử dụng khoản tiền vay vào các mục đích bất hợp pháp dẫn đến không trả được nợ thì sẽ bị truy tố hình sự về tội: “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 140 Bộ Luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009

Như vậy, việc vay tín chấp theo lương không trả, bạn hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm hình sự hay phải đi tù, trừ khi vướng phải tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” khi bỏ trốn hay dùng tiền vào các việc làm phi pháp.

Nghĩa vụ và trách nhiệm đối với bên cho vay vốn, bạn cần phải biết

Người đi vay khi đến kỳ hạn không trả được tiền thường có tâm lý chấp nhận mọi đòi hỏi và yêu cầu hoặc chịu đựng những hành vi của bên vay vốn. Tuy nhiên, bên cho vay cũng có những trách nhiệm và nghĩa vụ phải thực thi theo quy định mà người đi vay cần nắm được, như sau:

  • Mọi hành vi đe dọa, siết nợ, cưỡng chế trả nợ đều không hợp pháp

  • Thời gian gọi nhắc nợ chỉ từ 7 giờ - 21 giờ

  • Lãi suất phạt quá hạn chỉ được tính trên nợ gốc, không tính trên tổng số tiền cả gốc và lãi vay.

  • Thời hạn khởi kiện về HĐ dân sự (quy định tại Điều 427 Bộ luật Dân sự) là 02 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm.

Vay tín chấp theo lương không trả, phải giải quyết như thế nào?

Vay tín chấp theo lương không trả và cách giải quyết

Vay tín chấp theo lương không trả và cách giải quyết

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vay tín chấp theo lương không trả, do khả năng kinh tế không đáp ứng được, do những rủi ro trong cuộc sống như mất việc, ốm đau, bệnh tật, mất mát tài sản… Khi đến hạn vẫn chưa trả nợ, trước hết bạn không nên mất bình tĩnh, cắt mọi liên lạc với bên vay vốn hay tìm cách bỏ trốn khỏi khoản nợ mà nên cùng bên vay vốn tìm cách giải quyết để nhận được sự thông cảm và hỗ trợ tốt nhất từ họ. Hãy tham khảo hướng giải quyết sau:

  • Sau khi nắm bắt được tình hình kinh tế không thể đáp ứng được việc trả nợ đúng hạn, hãy liên hệ với bên vay vốn càng sớm càng tốt, trình bày về khó khăn của bạn để cùng tìm hướng giải quyết.

  • Tốt nhất bạn nên đàm phán với bên vay vốn cho phép kéo dài hợp đồng để tránh được phần lãi suất phạt và bảo vệ lịch sử tín dụng của tài khoản.

  • Hãy đưa ra một lộ trình kế hoạch trả nợ chi tiết cho khoản vay. Nêu rõ nguồn thu nhập đến từ đâu (Vay mượn bạn bè, người thân, cầm cố tài sản, kinh doanh…), số tiền có thể trả được trong tháng đầu tiên và các tháng tiếp theo, và thời hạn dự tính trả hết nợ là bao lâu.

  • Nếu bên vay vốn không muốn kéo dài hợp đồng mà quyết định chấm dứt hợp đồng và đề nghị bạn thanh toán toàn bộ khoản vay, hãy cố gắng đàm phán để nhận được mức phí phạt thấp hơn so với quy định để giảm gánh nặng tài chính và nhanh chóng trả được nợ. Hãy cho đối tác vay vốn thấy được, quyết định này là có lợi đối với họ.

  • Không nên xoay vốn trả nợ từ những tổ chức tín dụng đen, bởi đây là những hình thức vay tiền không hợp pháp, có thể dẫn tới những tình huống siết nợ, đe dọa trả nợ như xã hội đen…

  • Cuối cùng, quan trọng nhất, tuyệt đối đừng nghĩ đến việc bỏ trốn nếu bạn không muốn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Lưu ý: Khi khoản vay của bạn chưa thể hoàn trả trong một thời gian dài, tài khoản của bạn sẽ rơi vào nhóm nợ chú ý rồi đến nợ xấu do CIC phân loại, cụ thể:

  • Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn (là các khoản nợ có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Nhưng nếu quá hạn từ 1 đến dưới 10 ngày, vẫn nằm trong nhóm đủ tiêu chuẩn)

  • Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý (là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày)

  • Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn (là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày)

  • Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ (là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày)

  • Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn (là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày)

Xem thêm: Dư nợ là gì? Tất tần tật về dư nợ tín dụng

Khi tài khoản nằm trong nhóm nợ xấu là các nhóm 3, 4, 5, bạn sẽ rất khó có cơ hội được tiếp tục vay vốn trong lần sau tại bất cứ cơ quan, tổ chức tín dụng nào. Do đó, hãy cố gắng tìm cách trả nợ trước khi quá hạn 3 tháng nhé!

Hy vọng thông tin trong bài viết phần nào giúp bạn gỡ bỏ nỗi lo lắng khi vay tín chấp theo lương không trả và tìm được hướng giải quyết đúng đắn nhất!

Nguồn: https://tima.vn

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

Tin liên quan