Vay tín chấp và vay thế chấp: So sánh ưu nhược điểm

Vay tín chấp và vay thế chấp đều có những ưu nhược điểm riêng, tùy vào điều kiện cá nhân, nhu cầu vay và khả năng trả nợ mà khách hàng có thể lựa chọn vay tín chấp hay vay thế chấp. Hãy cùng tìm hiểu về các cách vay tín chấp và vay thế chấp, ưu nhược điểm của hai loại hình vay này để có cho mình sự lựa chọn phù hợp nhất nhé!

1. Các cách vay tín chấp và vay thế chấp

1.1. Các hình thức vay tín chấp

Vay tín chấp là hình thức vay không cần thế chấp, cầm cố tài sản để đảm bảo cho khoản vay hay cần bất cứ ai bảo lãnh. Khách hàng có thể vay một khoản tiền dựa trên sự uy tín của bản thân thông qua các loại giấy tờ chứng minh năng lực trả nợ. Do nhu cầu với các khoản vay tin chấp ngày càng tăng của khách hàng, hiện nay các ngân hàng, công ty tài chính, tổ chức tín dung đã cung cấp rất nhiều hình thức cho vay tín chấp, có thể kể đến một số cách thức vay cơ bản sau:

  • Vay tín chấp theo lương (Lương tiền mặt hoặc chuyển khoản)

  • Vay tín chấp theo CMND và sổ hộ khẩu

  • Vay tín chấp theo giấy tờ đăng ký xe ô tô

  • Vay tín chấp theo giấy tờ đăng ký xe máy

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

  • Vay tín chấp theo sim số

  • Vay tín chấp theo hóa đơn điện nước

  • Vay tín chấp theo sổ bảo hiểm nhân thọ

  • Vay tín chấp kinh doanh

​Dựa vào hình thức vay mà bạn lựa chọn, khách hàng sẽ cần cung cấp cho các đơn vị vay loại giấy tờ tín chấp tương ứng để đảm bảo cho khoản vay của bạn, đây cũng là giấy tờ chứng minh được sự uy tín của người vay để được hỗ trợ cho vay.

1.2. Các hình thức vay thế chấp, cầm cố

Vay thế chấp là hình thức vay tiền có tài sản đảm bảo hay nói cách khác là cầm cố tài sản để vay tiền. Đây là hình thức vay đã có từ lâu đời và trở nên quen thuộc với các khách hàng, đến nay rất nhiều khách hàng khi cần tiền vẫn lựa chọn hình thức vay nợ truyền thống này. Vay thế chấp thường áp dụng cho các khoản vay lớn, dài hạn sử dụng cho các mục tiêu: Đầu tư kinh doanh, xây dựng nhà cửa… Trong khi vay cầm cố thích hợp với khách hàng không muốn chuẩn bị nhiều giấy tờ thủ tục phức tạp, muốn vay nhanh chóng, dễ dàng. Khách hàng vay thế chấp có thể vay tiền bằng các tài sản đảm bảo sau:

Ngoài ra, các khách hàng vay tiền mua trả góp ô tô hay nhà cửa, đất đai tại các ngân hàng, công ty tài chính cũng có thể sử dụng chính tài sản mua trả góp để làm tài sản thế chấp. Với các khách hàng doanh nghiệp khi vay thế chấp, tài sản đảm bảo thường là máy móc thiết bị, bất động sản của chính doanh nghiệp.

các hình thức vay thế chấp

Ưu nhược điểm của vay tín chấp và vay thế chấp

2. So sánh ưu và nhược điểm của vay tín chấp và vay thế chấp

2.1. Ưu điểm và nhược điểm của vay tín chấp

- Ưu điểm: Vay tín chấp không cần tài sản đảm bảo, không cần người bảo lãnh, chỉ cần chứng minh được uy tín của bản thân và khả năng trả nợ thông qua các loại giấy tờ. Khách hàng có thể vay được tiền mà không cần đem thế chấp tài sản hiện có. Ưu điểm nổi bật của hình thức vay tín chấp là thủ tục đơn giản, tiện lợi, thời gian giải ngân nhanh có thể nhận tiền ngay trong ngày. Đặc biệt, hiện nay vay tín chấp có rất nhiều hình thức vay, đáp ứng được đầy đủ điều kiện vay và nhu cầu của khách hàng. (Ví dụ, với khách hàng là người lao động tự do có thể vay tín chấp theo giấy đăng ký xe, theo hóa đơn điện nước, bảo hiểm nhân thọ, CMND và hộ khẩu…)

- Nhược điểm: Do không có tài sản đảm bảo, lãi suất vay tín chấp là cao hơn so với vay thế chấp (Thường ở mức 13 - 21%/năm). Khoản vay tín chấp thường không lớn, chỉ có thể đáp ứng các khoản vay vừa và nhỏ trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, để đảm bảo mức độ tin cậy cao, nhiều ngân hàng có yêu cầu về điều kiện rất khắt khe đối với khách hàng vay vốn tín chấp (Phải có lương, lịch sử tín dụng không dính nợ xấu, không trả chậm…). Khi không có khả năng trả nợ, tài khoản của bạn sẽ dính nợ xấu và khả năng cao là không được vay tiền tại bất cứ đơn vị vay vốn nào trong lần vay sau.

2.2. Ưu điểm và nhược điểm của vay thế chấp

- Ưu điểm: Do có tài sản đảm bảo, lãi suất vay thế chấp thấp hơn so với vay tín chấp (Thường ở mức: 10 - 13%/năm), đặc biệt mức lãi suất thường có xu hướng giảm dần theo các kỳ thanh toán. Hạn mức vay cao (75 - 90% giá trị tài sản, nhiều ngân hàng áp dụng hạn mức 100% nhu cầu khách hàng), thời gian vay dài hạn, linh hoạt (Có thể kéo dài đến 20 - 25 năm). Khách hàng vay thế chấp có thể vay được khoản tiền đủ để mua nhà, mua ô tô, xây sửa nhà... Đối với dịch vụ cầm cố, thủ tục lại tương đối đơn giản, chỉ cần trao tài sản, ký hợp đồng và nhận tiền.

- Nhược điểm: Vay thế chấp sổ đỏ, ô tô thường áp dụng cho các khoản vay lớn, vay dài hạn do đó thủ tục vay vốn thường phức tạp hơn, tốn nhiều thời gian giao dịch dẫn đến việc giải ngân chậm, có thể mất từ 3 - 7 ngày. Khách hàng vay thế chấp thường phải chuẩn bị đến 4 loại hồ sơ bao gồm: Hồ sơ tài sản đảm bảo, hồ sơ tín chấp, hồ sơ mục đích vay, hồ sơ phương an trả nợ, vô cùng phức tạp.

Với vay cầm cố, khách hàng cho vay phải chấp nhận sự thiếu vắng của tài sản thế chấp, điều này có thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, đặc biệt là với những tài sản phục vụ cho cuộc sống như xe máy, ô tô, máy tính,... 

3. Vay tín chấp và vay thế chấp ở đâu?

vay tín chấp và vay thế chấp ở đâu

Chọn địa chỉ vay tín chấp và vay thế chấp

3.1. Địa chỉ vay tín chấp

Khách hàng cần vay tín chấp nhanh trong ngày, Tima chắc chắn sẽ là lựa chọn phù hợp dành cho bạn với những ưu điểm nổi bật sau:

- Sản phẩm vay ưu việt: Không cung cấp nhiều hình thức vay khác nhau, nhưng 2 gói vay của Tima đã có thể đáp ứng được hầu hết nhu cầu của người vay. Cụ thể, khách hàng vay tín chấp qua Tima có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức sau:

​Với việc hầu hết người lao động tại Việt Nam đều sử dụng xe máy/ô tô để đi lại, khách hàng có thể dễ dàng đăng ký vay tiền tại Tima

- Vay tín chấp cực nhanh: Chỉ mất 30 giây đăng ký khoản vay, 30 phút duyệt vay và nhận tiền ngay trong ngày. Tima ứng dụng công nghệ hiện đại 4.0 giúp quy trình vay trở nên đơn giản, nhanh chóng, chính xác với sự bổ trợ của công nghệ AI.

- Vay tín chấp lãi suất thấp: Chỉ với 18%/năm lãi suất, đây được xem là mức lãi suất ưu đãi nếu so sánh với các đơn vị vay tín chấp nhanh trên thị trường

- Vay tín chấp cực dễ: Bạn sẽ được tiếp cận một dịch vụ vay vốn vô cùng đơn giản, Tima hạn chế thẩm định nhà ở, nơi làm của khách hàng.

Tỷ lệ duyệt vay tại Tima hiện nay lên đến 95% khách hàng đăng ký, bạn chỉ cần đang sinh sống tại Hà Nội, TP.HCM, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc (bất kể hộ khẩu ở đâu), thu nhập từ 3-4 triệu/tháng trở lên là đã có thể vay.

3.2. Địa chỉ vay thế chấp

địa chỉ cho vay thế chấp uy tín

Giới thiệu địa chỉ vay tín chấp và vay thế chấp

Với hình thức vay thế chấp để kinh doanh hay xây mới, sửa nhà, mua nhà, mua ô tô, một lựa chọn phù hợp nhất dành cho bạn đó là Ngân hàng. Người vay cũng cần xác định phải chuẩn bị nhiều thủ tục cũng như đảm bảo đáp ứng đủ điều kiện về: Tài sản đảm bảo, mức thu nhập, năng lực trả nợ... để được Ngân hãng hỗ trợ cho vay một khoản tiền lớn.

Các ngân hàng thường chỉ áp dụng hình thức vay thế chấp cho vay mua nhà, mua ô tô, vay thế chấp sổ đỏ, BĐS với hạn mức vay cao 75 - 90% giá trị tài sản, thời hạn vay tối đa lên tới 10 - 25 năm. Ngân hàng sẽ phân chia các gói vay thế chấp theo mục đích vay vốn của khách hàng, mỗi gói vay sẽ có mức lãi suất khác nhau. Một số ngân hàng uy tín, cho vay thế chấp với lãi suất thấp mà bạn có thể tham khảo dưới đây: VP Bank (Vay mua xe ô tô - 4,9%/năm), VietcomBank (Vay mua nhà - 5%/năm), OCB (Vay mua nhà - 5,99%/năm), VIB (Cầm cố sổ đỏ - 8,4%)...

Tuy nhiên cần lưu ý, lãi suất vay thế chấp sẽ được ưu đãi trong thời gian đầu (trong 6 - 12 tháng) sau đó sẽ tăng lên và thay đổi dựa trên lãi suất tiết kiệm của Ngân hàng cộng với biên độ dao động, thường rơi vào mức từ 10 - 13%/năm.

Hy vọng thông tin chúng tôi cung cấp đã cho bạn cái nhìn tổng quan về vay tín chấp và vay thế chấp. Để được hỗ trợ vay vốn ngay trong ngày, quý khách vui lòng để lại thông tin theo mẫu đăng ký dưới đây và đợi tổ tư vấn của Tima liên hệ!

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

Tin liên quan