Vay thế chấp là gì? Những điều cần nhớ khi vay thế chấp để tránh rủi ro
Hiện nay nhu cầu vay thế chấp ngân hàng để mua nhà ngày càng nhiều, tuy nhiên điều kiện đối với bên thế chấp và bên nhận thế chấp là gì, quy trình vay thế chấp mua nhà ra sao và cần lưu ý điều gì là điều mọi người quan tâm.
Với sự bùng nổ của ngân hàng điện tự, việc đăng ký vay thế chấp đã dễ dàng hơn, các giao dịch được thực hiện online nhanh chóng từ quản lý đến thanh toán nợ. Hình thức vay vốn thế chấp ngân hàng là sự lựa chọn khi cần huy động vốn an toàn nhất khi cần vốn khi doanh hoặc phục vụ nhu cầu tài chính, được đông đảo người Việt tin tưởng sử dụng. Tìm hiểu về đặc điểm, lợi ích và các hình thức vay thế chấp qua bài viết dưới đây của chúng tôi.
1. Tìm hiểu vay thế chấp là gì?
Vay thế chấp là hình thức vay tiền có tài sản đảm bảo và người đi vay phải có quyền sở hữu với tài sản đó hoặc có người bảo lãnh/uỷ quyền.
Hiểu đơn giản, vay thế chấp là vay tiền của ngân hàng cần có điều kiện tài sản thế chấp nhằm đảm bảo khoản vay của mình. Khi bạn làm đơn đăng ký vay vốn thế chấp, ngân hàng sẽ kiểm tra, xét duyệt hồ sơ của bạn đã đủ điều kiện hay chưa. Đồng thời họ sẽ định giá tài sản của bạn thế chấp như nhà, xe, đất đai, kim cương, vàng,... Dựa trên cơ sở đó họ sẽ quyết định cho bạn vay hay không.
1.1. Những lợi ích khi vay thế chấp tại ngân hàng
Vay thế chấp là hình thức vay tiền ngân hàng trả góp được nhiều người Việt lựa chọn, lý do bởi:
-
Hạn mức vay lớn: bạn có thể vay tiền ngân hàng lên đến hàng tỷ đồng tuỳ thuộc vào giá trị tài sản thế chấp của bạn được định giá bao nhiêu. Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng như mua xe, mua đất, mua nhà, đầu tư, kinh doanh, sửa chữa nhà cửa, du học,...
-
Lãi suất thấp: Hiện nay có rất nhiều ngân hàng cạnh tranh với lãi suất ưu đãi từ 6-8%/năm hoặc 10-12%/năm. Lãi suất giảm dần và thời gian vay có thế kéo dài lên đến 25 năm. Qua đó, khách hàng có thêm thời gian để cân đối, ổn định tài chính của mình và tất toán khoản nợ cho ngân hàng.
-
Hình thức trả nợ linh hoạt: Khách hàng có thể lựa chọn trả lãi theo tháng, theo quý, theo năm, trả một lần hoặc trả dần tiền gốc.
-
Tài sản vẫn là của bạn: Mặc dù tài sản của người vay đã được thế chấp với ngân hàng, nhưng người vay vẫn có quyền sở hữu, sử dụng tài sản đó. Ngân hàng chỉ giữ là các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản để làm bằng chứng đảm bảo khoản vay.
>>> Đăng ký vay tiền nhanh tại đây:
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân
1.2. Đặc điểm và hình thức vay tiền thế chấp
Thứ nhất, người đi vay vẫn có quyền sở hữu tài sản
Như đã nói ở trên, ngân hàng chỉ giữ lại các giấy tờ chứng minh sở hữu tài sản, còn tài sản thế chấp vẫn thuộc quyền sở hữu của người đi vay và bạn vẫn có quyền được sử dụng tài sản đó.
Thứ 2, tài sản thế chấp đa dạng
Tài sản thế chấp hay tài sản đảm bảo là những tài sản có giá trị, được ngân hàng thẩm định như: sổ đỏ, kim cương, ô tô, máy móc, hàng hoá luân chuyển,.... Tất cả các tài sản do bạn là chủ sở hữu và có giá trị thì đều có thể đăng ký vay vốn ngân hàng bất cứ lúc nào.
>>> Gợi ý xem thêm: Thế chấp sổ đỏ là gì?
Thứ 3, thời hạn vay linh hoạt
Tùy theo nhu cầu của khách hàng mà có thể vay 2 năm, 5 năm, 10 năm…..và kéo dài lên đến 25 năm.
Thứ 4, lãi suất thấp
So với các hình thức vay khác như: vay tín chấp, vay “tín dụng đen”,... thì mức lãi suất vay thế chấp ưu đãi hơn, số tiền lãi phải trả sẽ thấp hơn rất nhiều và an toàn.
Thứ 5, hạn mức vay lớn
Hạn mức vay có thể lên đến 70 -100% giá trị tài sản thế chấp. Vì vậy, hình thức vay tiền thế chấp phù hợp đa dạng các đối tượng khách hàng khác nhau, nhất là khách hàng cần vốn đầu tư lớn, chủ kinh doanh,...
Một trong những hình thức vay tiền khác của ngân hàng cũng thường xuyên được nhắc đến đo là vay tín chấp. Vậy cho vay thế chấp và vay tín chấp khác nhau như thế nào?
Tiêu chí so sánh |
Vay thế chấp |
Vay tín chấp |
Tên gọi khác |
Vay có tài sản đảm bảo |
Vay không tài sản đảm bảo |
Đặc điểm |
Là hình thức vay tiền cần có tài sản thế chấp và tài sản thế chấp phải thuộc quyền sở hữu của người đi vay, được thẩm định giá trị bởi ngân hàng |
Là hình thức vay tiền không cần tài sản thế chấp mà dựa trên sự uy tín và năng lực trả nợ của người đi vay |
Điều kiện |
Phải có tài sản đảm bảo theo quy định |
Không bắt buộc |
Lãi suất |
Lãi suât thấp hơn và giảm dần |
Cao hơn |
Hạn mức |
70 - 100% giá trị tài sản đảm bảo |
Thấp hơn |
Thời gian xét duyệt |
Thời gian xử lý giao dịch lâu |
Xét duyệt nhanh, giải ngân nhanh chóng, có thể vay ngay trong ngày |
Thủ tục đăng ký |
Cần có đầy đủ các loại giấy tờ, thủ tục phức tạp |
Thủ tục đơn giản |
Có thể thấy, vay tín chấp hay vay thế chấp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tuy nhiên thế chấp vẫn được nhiều người lựa chọn, nhất là những người cần vốn đầu tư lớn. Còn tín chấp thường phù hợp với những khách hàng uy tín, muốn vay ít và vay gấp để chi trả. Vì vậy, khi muốn vay vốn ngân hàng, bạn cần phải xác định mục đích vay của mình là gì để lựa chọn hình thức vay tiền phù hợp.
>>> Có thể bạn quan tâm: Vay tín chấp và Vay thế chấp - So sánh ưu nhược điểm
2. Các loại lãi suất vay thế chấp và phương thức tính lãi
Hiện nay, các ngân hàng thường tính theo 3 lãi suất vay thế chấp là: lãi suất cố định, lãi suất thả nổi và lãi suất hỗn hơn. Cách tính lãi suất của từng loại như sau:
2.1. Lãi suất cố định
Lãi suất cố định là lãi suất vay thế chấp luôn cố định theo một mức và không bị thay đổi theo biến động của thị trường. Hiểu đơn giản, người vay sẽ trả số tiền lãi mỗi tháng/quý/năm cố định như nhau.
Lãi suất cố định tính theo công thức sau:
Số tiền lãi mỗi tháng = Số tiền vay x Lãi suất cố định ( %/năm )/12
Chẳng hạn: Khách hàng vay thế chấp 300.000.000 VNĐ, lãi suất cố định là 12%/năm, thời hạn vay 1 năm. Suy ra mỗi tháng số tiền lãi là 300.000.000 x 12%/12 = 3.000.000 VND
2.2. Lãi suất thả nổi
Lãi suất thả nổi là lãi suất thay đổi theo quy định và chính sách của ngân hàng tuỳ theo từng thời kỳ. Thông thường, các ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất vay theo định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng 1 lần.
Lãi suất thả nổi được tính theo công thức sau:
Lãi suất thả nổi = Lãi suất cơ sở + Biên độ lãi suất
Số tiền lãi mỗi tháng = Số tiền vay x Lãi suất thả nổi ( %/tháng )
Trong đó:
-
Lãi suất cơ sở là lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng, 24 tháng lĩnh lãi cuối kỳ.
-
Biên độ lãi suất cố định trong thời kỳ vay vốn sẽ được ghi rõ trong hợp đồng vay, tuỳ theo từng thời điểm mà biên độ lãi suất có thể thay đổi theo thị trường.
Chẳng hạn: Khách hàng vay 300.000.000 VNĐ với thời gian 1 năm, lãi suất thả nổi, biên độ lãi suất là 0.2%/tháng.
-
Trong 3 tháng đầu (tháng 1 đến tháng 3), lãi suất cơ sở là 0.8%/tháng => lãi suất thả nổi là 0.8 + 0.2 = 1%/tháng. Suy ra số tiền lãi mỗi tháng trong thời gian này là 300.000.000 x 1% = 3.000.000 VND
-
Trong 3 tháng tiếp theo ( từ tháng 3 đến tháng 6), lãi suất cơ sở là 0.6%/tháng => lãi suất thả nổi là 0.6 + 0.2 = 0.8%/tháng. Suy ra số tiền lãi mỗi tháng trong thời gian này là 300.000.000 x 0.8% = 2.400.000 VNĐ.
-
Từ tháng 6 - tháng 9, lãi suất cơ sở là 1%, => lãi suất thả nổi là: 1 + 0.2 = 1.2%/tháng. Suy ra số tiền lãi mỗi tháng trong thời gian này là 300.000.000 x 1.2% = 3.600.000 VNĐ.
Có thể thấy, lãi suất thả nổi luôn biến động theo xu hướng thị trường, tuỳ theo từng thời điểm có thể tăng hoặc giảm theo chính sách của ngân hàng trong thời gian đỏ. Nếu bạn là người đầu tư và muốn thế chấp tài sản bằng hình thức lãi suất thả nổi thì khoản vay thế chấp đó có thể gặp nhiều rủi ro.
2.3. Lãi suất hỗn hợp
Lãi suất hỗn hợp là lãi suất bao gồm cả lãi suất thả nổi và lãi suất cố định được áp dụng trong một thời gian thỏa thuận nhất định. Hiện nay, các ngân hàng thường áp dụng lãi suất cố định theo thời hạn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng….tuỳ theo từng gói vay. Sau đó áp dụng tính theo lãi suất thả nổi.
Tùy theo từng thời điểm khác nhau mà công thức tính lãi suất hỗn hợp sẽ tính theo công thức tính lãi suất thả nổi hoặc công thức lãi suất cố định.
Chẳng hạn: Khách hàng vay thế chấp ngân hàng 300.000.000 VNĐ, thời gian là 12 tháng (1 năm) với lãi suất hỗn hợp. Thì trong 6 tháng đầu, khoản vay được tính theo lãi suất cố định là 1% / tháng và 6 tháng sau sẽ áp dụng tính theo lãi suất thả nổi với biên độ lãi 0.2%/tháng.
-
Đối với lãi suất cố định trong 6 tháng đầu. người đi vay sẽ phải trả tiền lãi cho ngân hàng được tính như lãi suất cố định ở mục trên là 3.000.000 VNĐ.
-
Đối với lãi suất thả nổi trong 6 tháng sau, người đi vay sẽ phải trả tiền lãi cho ngân hàng được tính như lãi suất thả nổi ở mục trên là 3.000.000 hoặc 2.400.000 hoặc 3.600.000 VNĐ/ tháng….phụ thuộc vào biến động của thị trường và chính sách của ngân hàng.
Có thể thấy, lãi suất hỗn hợp có tính chất vừa ổn định nhưng cũng vừa rủi ro. So với lãi suất thả nổi thì lãi suất hỗn hợp có rủi ro thấp hơn, còn so với lãi suất cố định độ rủi ro lãi suất hỗn hợp lại cao hơn.
3. Vay thế chấp tại ngân hàng hiện nay có những hình thức nào?
Vay thế chấp là hình thức khá phổ biến tại Việt Nam, bởi hầu hết các ngân hàng đều triển khai nhiều gói vay đa dạng. Dưới đây là một số hình thức vay thế chấp mà bạn có thể tham khảo.
3.1. Vay kinh doanh
Vay kinh doanh là hình thức vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp hoặc các hộ gia đình/cơ sở muốn phát triển kinh doanh hàng hoá.
Hình thức vay kinh doanh có các đặc điểm:
-
Mục đích vay vốn đa dạng: Đầu tư tài sản, mở rộng cơ sở sản xuất, phát triển kinh doanh, bổ sung vốn kinh doanh lưu động…
-
Không bắt buộc phải có minh chứng đăng ký kinh doanh.
-
Có nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn - nhà hàng.
-
Vay vốn thế chấp ngân hàng có thể đáp ứng tối đa đến 100% nhu cầu vốn và tối đa 10 tỷ đồng.
-
Hạn mức cho vay lớn lên đến 85% giá trị tài sản thế chấp.
-
Phương thức trả nợ linh hoạt, thời hạn vay vốn kinh doanh lên đến 10 năm.
Ngân hàng |
Lãi suất (%) |
Mức vay tối đa |
Thời hạn vay tối đa |
Vietinbank |
7,7%/năm |
80% nhu cầu |
7 năm |
VPBank |
7,9%/năm |
80% giá trị TSBĐ |
10 năm |
BIDV |
6%/năm |
Linh hoạt |
5 năm |
Sacombank |
6%/năm |
Không giới hạn |
Linh hoạt |
ABBank |
6,9%/năm |
90% nhu cầu |
10 năm |
MSB |
6,99%/năm |
5 tỷ |
7 năm |
Vietcombank |
7,5%/năm |
100% nhu cầu |
Linh hoạt |
Agribank |
7,5%/năm |
90% nhu cầu |
Linh hoạt |
MBBank |
7,9%/năm |
90% nhu cầu |
15 năm |
Techcombank |
8,29%/năm |
5 tỷ |
7 năm |
3.2. Vay thế chấp nhà
Đối với khách hàng đang có nhu cầu mua nhà chung cư hay nhà đất nhưng chưa đủ tiền thì hình thức vay thế chấp nhà chính là gợi ý dành cho bạn. Hình thức này tại các ngân hàng thường sẽ được hỗ trợ 100% nhu cầu về vốn, 75% giá trị căn hộ/nhà ở và hỗ trợ tối đa lên đến 20 tỷ đồng. Về thời hạn vay mua nhà hoặc căn hộ tối đa từ 25 đến 35 tuỳ theo từng dự án và có thể hoàn vốn, thanh toán công nợ cho chủ bán nhà tối đa 12 tháng kể từ ngày ra sổ.
Ngân hàng |
Lãi suất (%) |
Mức vay tối đa |
Thời hạn vay tối đa |
Sacombank |
7,5%/năm |
100% giá trị mua |
25 năm |
TPBank |
6,4%/năm |
90% giá trị nhà |
20 năm |
Agribank |
7%/năm |
85% giá trị nhà |
25 năm |
NCB |
6,5%/năm |
90% nhu cầu |
25 năm |
BIDV |
7,2%/năm |
100% TSĐB |
20 năm |
Vietcombank |
7,5%/năm |
70 % TSĐB |
15 năm |
MBBank |
7,9%/năm |
80% nhu cầu |
20 năm |
VIB |
8,3%/năm |
80% nhu cầu |
30 năm |
Techcombank |
8,29%/năm |
5 tỷ |
20 năm |
3.3. Vay thế chấp xe ô tô/ xe máy
Ô tô hay xe máy là phương tiện đi lại thiết yếu cũng được các ngân hàng, tổ chức tín dụng chấp nhận làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay. Hầu hết các thủ tục vay cầm cố/thế chấp xe tại các ngân hàng khá nhanh chóng và tiện lợi.
Vay thế chấp xe ô tô hay xe máy là hình thức vay dành cho các khách hàng đang có nhu cầu mua xe ô tô/ xe máy để đi lại hoặc kinh doanh. Lãi suất thế chấp giữa ô tô với xe máy cũng cạnh tranh khá cao, dao động từ 7 đến 12%/năm và thời gian vay tối đa lên đến 96 tháng với ô tô mới và 84 tháng đối với ô tô đã qua sử dụng. Hạn mức cho vay cao tới 85% giá trị tài sản và khách hàng có thể trả nợ linh hoạt.
Ngân hàng |
Lãi suất (%) |
Mức vay tối đa |
Thời hạn vay tối đa |
PVcombank |
7,49%/năm |
85% giá trị xe |
6 năm |
MBBank |
6,7%/năm |
75% giá trị xe |
7 năm |
Vietcombank |
7,5%/năm |
100% giá trị xe |
5 năm |
Sacombank |
7,5%/năm |
100% nhu cầu |
10 năm |
ACB |
7,5%/năm |
Linh hoạt |
84 tháng |
TPBank |
7,1%/năm |
90% giá trị xe |
6 năm |
Agribank |
7,5%/năm |
85% tổng chi phí |
Linh hoạt |
Vietinbank |
7,7%/năm |
80% giá trị xe |
5 năm |
BIDV |
7,3%/năm |
90% giá trị xe |
5 năm |
Techcombank |
8,29%/năm |
80% giá trị xe |
7 năm |
3.4. Vay thế chấp tài sản đảm bảo
Vay vốn bằng thế chấp tài sản đảm bảo là hình thức vay giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn lớn, đáp ứng các yêu cầu tiêu dùng như: trang trí nội thất, mua sắm, khám chữa bệnh….Thường được đáp ứng 100% với số vốn tối đa lên đến 3 tỷ đồng và thời hạn 10 năm.
3.5. Vay thế chấp sổ tiết kiệm
Vay thế chấp sổ tiết kiệm là gói vay mà khách hàng sẽ thế chấp sổ tiết kiệm của mình cho ngân hàng để vay một khoản vốn nhất định. Đối với vay tiền thế chấp sổ tiết kiệm có thời hạn vay dài hơn, thủ tục vay đơn giản, nhanh chóng. Đặc biệt khách hàng có thể vay số tiền lên đến vài tỷ đồng, tương ứng với số tiền trong sổ tiết kiệm của khách hàng và phương thức trả lãi linh hoạt.
Tuỳ thuộc vào từng ngân hàng mà lãi suất vay thế chấp sổ tiết kiệm sẽ khác nhau. Trung bình sẽ nằm trong khoảng từ 6.5% đến 8%/năm.
4. Vay thế chấp cần những điều kiện, thủ tục và hồ sơ gì?
Hiện nay, tất cả các ngân hàng đều triển khai nhiều gói vay trả góp với lãi suất rất ưu đãi.. Vậy vay thế chấp cần những điều kiện và thủ tục hồ sơ như thế nào?
Điều kiện:
-
Là công dân quốc tịch Việt Nam hoặc Việt kiều
-
Có hộ khẩu và đang sinh sống, làm việc tại khu vực có chi nhánh của ngân hàng hoặc địa phương gần nơi có chi nhánh cho vay
-
Có tài sản thế chấp có giá trị, phù hợp với quy định và chính sách của ngân hàng.
-
Có thu nhập ổn định và đảm bảo khả năng chi trả nợ.
-
Không có nợ xấu.
Hồ sơ vay:
-
Các giấy tờ tùy thân: chứng minh thư, căn cước công dân, sổ hộ khẩu, hộ chiếu
-
Giấy tờ chứng minh thu nhập: bản kê khai lương có xác nhận của cơ quan hay các giấy tờ chứng minh thu nhập như kinh doanh, cho thuê nhà, thuê xe,...
-
Các giấy tờ có liên quan đến mục đích vay vốn
-
Đơn đề nghị vay vốn & trả nợ do ngân hàng bạn vay cấp.
-
Giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp: sổ đỏ, giấy tờ xe, vàng, kim cương,.... có giá trị.
Quy trình vay vốn ngân hàng
Bước 1: Thu thập thông tin khách hàng
Nhân viên ngân hàng sẽ thu thập các thông tin cơ bản của khách hàng như nhu cầu vay, tài sản đảm bảo, mục đích vay, thu nhập của khách hàng….
Bước 2: Nhân viên ngân hàng hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ
Khi đã tiến hành thu thập các thông tin của khách hàng xong, dựa trên điều kiện thực thế của khách hàng mà nhân viên ngân hàng sẽ hướng dẫn khách về các thủ tục hồ sơ chi tiết.
Bước 3: Thẩm định tài sản thế chấp
Song song với quá trình khách hàng chuẩn bị hồ sơ kết hợp với các thông tin đã có mà khách hàng cung cấp trước đó, nhân viên ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định khách hàng. Tức là, ngân hàng sẽ xem xét lại toàn bộ các hồ sơ mà khách hàng cung cấp, đánh giá thông tin, đánh giá thực tại nơi ở và nơi làm việc của khách hàng. Đồng thời kết hợp các biện pháp nghiệp vụ xác minh, đối chiếu thông tin để xác định sự phù hợp với các điều kiện của ngân hàng và khách hàng.
Bước 4: Phê duyệt khoản vay
Khi đã thẩm định xong, nhân viên ngân hàng sẽ lập các đề xuất tín dụng và chuyển hồ sơ lên phòng có thẩm quyền xét duyệt.
Bước 5: Phê duyệt quyết định và giải ngân
Khi hồ sơ của bạn được xét duyệt thành công thì đến bước cuối cùng đó là làm thủ tục giải ngân và đợi thông báo tiếp theo của Ngân hàng.
>>> Đăng ký vay tiền nhanh tại đây:
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân
5. Top các ngân hàng cho vay thế chấp lãi suất rẻ nhất 2022
Nếu bạn đang có ý định vay thế chấp ngân hàng thì chắc chắn bạn phải tìm hiểu kỹ càng các thông tin cho vay cũng như lãi suất vay phải không nào? Tham khảo top các ngân hàng cho vay thế chấp lãi suất rẻ nhất năm 2022 ngay dưới đây.
5.1. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Agribank
Agribank là ngân hàng lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Hiện nay, mạng lưới chi nhánh ngân hàng phủ sóng rộng khắp cả nước, từ thành thị đến nông thôn với các sản phẩm vay vốn đa da dạng và ưu đãi từ 7 - 8%/năm.
Điều kiện vay thế chấp tài sản ngân hàng Agribank:
-
Là công dân có quốc tịch Việt Nam hoặc Việt Kiều đang sinh sống và làm việc tại các khu vực tỉnh thành có chi nhánh ngân hàng Agribank
-
Khách hàng thuộc độ tuổi trong khoảng từ 18 - 55 tuổi
-
Có công việc và thu nhập ổn định từ 3.000.000 VNĐ trở lên.
-
Khách hàng không có tiền án tiền sự, không nợ xấu các tổ chức tín dụng khác.
-
Có tài sản bảo đảm có giá trị như: sổ đỏ/sổ hồng, giấy tờ xe máy/ô tô…
5.2. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank
Ngân hàng Vietcombank hiện nay cũng đang triển khai rất nhiều các gói vay thế chấp với hạn mức vay cao lên đến 75% tài sản thế chấp. Thời hạn vay lên đến 25 năm và mức lãi suất giao động từ 7.2-8%/năm (cố định 1 - 2 năm đầu) và những năm sau từ 3 - 3.5%.
Điều kiện vay vốn thế chấp tài sản ngân hàng Vietcombank
-
Là công dân quốc tịch việt Nam, độ tuổi trong khoảng từ 18 đến 55 tuổi.
-
Có hộ khẩu, sinh sống và làm việc tại khu vực có hỗ trợ vay vốn của ngân hàng Vietcombank.
-
Có tài sản thế chấp có giá trị: giấy tờ xe, sổ đỏ, …
-
Có công việc và thu nhập ổn định hàng tháng, đảm bảo khả năng chi trả nợ.
-
Khách hàng không có tiền án tiền sự, không nợ xấu các tổ chức tín dụng khác.
5.3. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín -Sacombank
Sacombank cũng được xếp vào top các ngân hàng có nhiều sản phẩm cho vay thế chấp với mức lãi suất ưu đãi từ 7% - 8.5%/ năm với thời hạn lên đến 25 năm.
Điều kiện vay thế chấp tài sản ngân hàng Sacombank:
-
Khách hàng là công dân quốc tịch Việt Nam, độ tuổi trong khoảng từ 18 đến 60 tuổi.
-
Có tài sản đảm bảo có giá trị như: ô tô, nhà, đất, xe máy, kim cương…hoặc được bảo lãnh bởi bên thứ ba
-
Có thu nhập hàng tháng ổn định và đảm bảo khả năng chi trả nợ.
-
Không có tiền án tiền sự và không nợ xấu.
-
Có hộ khẩu và sinh sống tại khu vực có chi nhánh ngân hàng Sacombank.
5.4. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VP Bank
VPBank là một trong những ngân hàng đầu tiên triển khai các gói vay với mức ưu đãi từ 4.9%/năm. Thời hạn vay có thể kéo dài lên đến 25 năm, thủ tục nhanh gọn, không rườm rà.
Điều kiện vay thế chấp tài sản ngân hàng VPBank:
-
Là công dân có quốc tịch Việt Nam hoặc Việt Kiều đang sinh sống và làm việc tại các khu vực tỉnh thành có chi nhánh ngân hàng VPBank.
-
Khách hàng thuộc độ tuổi trong khoảng từ 18 - 60 tuổi
-
Khách hàng có công việc và thu nhập ổn định, có khả năng chi trả khoản nợ.
-
Khách hàng không có tiền án tiền sự, không nợ xấu các tổ chức tín dụng khác.
-
Có tài sản bảo đảm có giá trị như: sổ đỏ/sổ hồng, giấy tờ xe máy/ô tô…hoặc được bảo lãnh bất động sản từ một bên thứ 3.
5.5. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Techcombank
Techcombank cũng được đánh giá cao về cách chăm sóc khách hàng, chú trọng đến nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là các sản phẩm vay thế chấp. Thời hạn vay kéo dài lên đến 25 năm với các sản phẩm vay vốn mức lãi suất ưu đãi chỉ từ 6%/năm
Điều kiện vay thế chấp tài sản ngân hàng Techcombank:
-
Khách hàng là công dân có quốc tịch Việt Nam và đang trong độ tuổi lao động
-
Có thu nhập ổn định và khả năng chi trả khoản nợ.
-
Không có tiền án tiền sự, không nợ xấu bất cứ tổ chức tín dụng nào khác.
-
Có tài sản đảm bảo như: sổ đỏ, xe, kim cương,...
-
Có hộ khẩu tại khu vực có chi nhánh ngân hàng Techcombank hoạt động.
>>> Có thể bạn quan tâm: Thông tin LÃI SUẤT - ĐIỀU KIỆN - QUY TRÌNH CHUẨN gói vay trả góp Techcombank
5.6. Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - VIB Bank
Một trong các ngân hàng có đa dạng các gói vay với lãi suất thấp không thể không nhắc đến VIB. Các sản phẩm vay vốn như: vay kinh doanh, vay thế chấp nhà, xe ô tô,.... với lãi suất ưu đãi chỉ từ 6.09%/năm trở lên. Thời hạn vay dài, thủ tục nhanh chóng, giải ngân nhanh.
Điều kiện vay thế chấp tài sản ngân hàng VIB:
-
Khách hàng là công dân quốc tịch Việt Nam, độ tuổi trong khoảng từ 18 đến 60 tuổi.
-
Có tài sản đảm bảo có giá trị như: ô tô, nhà, đất, xe máy, kim cương…hoặc được bảo lãnh bởi bên thứ ba
-
Có thu nhập hàng tháng ổn định và đảm bảo khả năng chi trả nợ.
-
Không có tiền án tiền sự và không nợ xấu.
-
Có hộ khẩu và sinh sống tại khu vực có chi nhánh ngân hàng VIB..
5.7. Ngân hàng TMCP Á Châu - ACB
Ngân hàng ACB hiện là ngân hàng đang triển khai rất nhiều các sản phẩm vay thế chấp như: Vay xây nhà, sửa nhà, bất động sản; vay kinh doanh sản xuất, vay mua xe,.... với lãi suất chỉ từ 7.5% - 9.8%/ năm. Hạn mức vay cao, hỗ trợ tối đa nhu cầu khi mua xe và có thể vay lên tới 10 tỷ đồng cho các mục đích khác và lãi suất trả góp theo tháng trên dư nợ giảm dần.
Điều kiện vay thế chấp tài sản ngân hàng ACB:
-
Khách hàng là công dân có quốc tịch Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên
-
Có đầy đủ các giấy tờ chứng minh thu nhập, mục đích vay và phương án trả nợ
-
Khách hàng không có tiền án tiền sự, không nợ xấu các tổ chức tín dụng khác.
-
Hiện đang sinh sống và làm việc tại khu vực có ngân hàng ACB.
-
Có tài sản vay thế chấp như sổ hồng, sổ đỏ, xe ô tô,...
5.8. Ngân hàng chính sách
Ngân hàng chính sách được xếp vào ngân hàng có mức lãi suất thấp nhất tại Việt Nam nhưng đối tượng vay khá hạn chế. Đó là những đối tượng theo quy định nhà nước và vay với mục đích an sinh xã hội. Hạn mức vay cao, có thể lên tới 100% giá trị tài sản chỉ với 1.2 - 9%/năm và kỳ hạn vay tối đa 25 năm.
Điều kiện vay thế chấp tài sản ngân hàng chính sách:
-
Đối tượng: người dân tộc thiểu số, gia đình hộ nghèo, người khuyết tật, ….
-
Độ tuổi vay: từ 25 tuổi đến 65 tuổi.
-
Có tài sản thế chấp có giá trị theo quy định của ngân hàng.
-
Có mục đích chính đáng và phương án trả nợ.
5.9. Ngân hàng quân đội - MB bank
Ngân hàng quân đội MB Bank đang triển khai nhiều gói vay thế chấp với mức lãi suất vô cùng hấp dẫn từ 7%/năm. Hạn mức vay cao tới 80% giá trị tài sản và thời hạn vay kéo dài 20 năm.
Điều kiện vay thế chấp tài sản ngân hàng MB bank:
-
Là công dân có quốc tịch Việt Nam hoặc Việt Kiều đang sinh sống và làm việc tại các khu vực tỉnh thành có chi nhánh ngân hàng MB bank
-
Độ tuổi trong khoảng từ 18 - 55 tuổi
-
Có công việc và thu nhập ổn định tối thiểu từ 3.000.000 VNĐ trở lên.
-
Không có tiền án tiền sự, không nợ xấu các tổ chức tín dụng khác.
-
Có tài sản bảo đảm có giá trị như: sổ đỏ/sổ hồng, giấy tờ xe máy/ô tô…
5.10. Ngân hàng TMCP Tiên Phong - TP Bank
Cũng giống với các ngân hàng khác, TP Bank hiện đang triển khai rất nhiều gói vay vốn, cho vay thế chấp với mức lãi suất ưu đãi chỉ từ 6.8%/năm. Thời hạn vay dài và đa dạng các hình thức lãi suất như: lãi suất cố định, lãi suất thả nổi và lãi suất hỗn hợp.
Điều kiện vay thế chấp tài sản ngân hàng TP Bank:
-
Là công dân quốc tịch Việt Nam, tuổi từ 18 đến 55 tuổi
-
Có hộ khẩu đăng ký tại địa điểm có hỗ trợ vay vốn của ngân hàng TP Bank
-
Có tài sản đảm bảo có giá trị như đất đai, căn hộ, nhà ở, xe, …
-
Khách hàng có thu nhập ổn định và có khả năng trả các khoản nợ
-
Không nợ xấu các tổ chức tín dụng khác.
>>> Gợi ý xem thêm: So sánh lãi suất vay thế chấp các khối ngân hàng
5.11. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - BIDV
Là một trong những ngân hàng lớn tại Việt Nam, BIDV đưa ra nhiều chương trình vay thế chấp phù hợp với đa dạng các đối tượng khác nhau, thu hút đông đảo lượng khách hàng quan tâm. Mức lãi suất thấp chỉ từ 7%/năm và hạn mức vay vốn lớn lên tới 90% giá trị tài sản đảm bảo.
Điều kiện vay thế chấp tài sản ngân hàng BIDV:
-
Khách hàng là công dân Việt Nam, có hộ khẩu, làm việc và sinh sống tại khu vực hỗ trợ vay vốn của ngân hàng BIDV.
-
Độ tuổi được hỗ trợ là từ 18 tuổi trở lên
-
Không nợ xấu các tín dụng tổ chức khác.
-
Có tài sản có giá tị theo định giá nhà nước và không có tình trạng tranh chấp, là tài sản chính chính chủ hoặc có sự bảo lãnh từ bên thứ 3.
-
Khách hàng có thu nhập ổn định và đảm bảo khả năng trả nợ.
5.12. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Vietinbank
Ngân hàng Vietinbank là ngân hàng uy tín tại Việt Nam, đang triển khai nhiều gói vay thế chấp ưu đãi, hấp dẫn nhất hiện nay.
Điều kiện vay ngân hàng Vietinbank
-
Khách hàng là công dân có quốc tịch Việt Nam từ 18 đến 55 tuổi.
-
Không có tiền án tiền sự và không nợ xấu tổ chức tín dụng khác.
-
Có chứng minh thu nhập ổn định
-
Có tài sản đảm bảo có giá trị.
6. Các câu hỏi thường gặp khi vay thế chấp
Vay thế chấp là hình thức không còn quá xa lạ tại Việt Nam, tuy nhiên vẫn có nhiều khách hàng chưa hiểu hết về vay vốn thế chấp. Dưới đây là các câu hỏi thường gặp nhất và các câu trả lời đến từ chuyên gia tài chính mà bạn có thể tham khảo.
Câu hỏi 1: Vay thế chấp có những loại phí nào?
Trả lời: Khi vay thế chấp, khách hàng cần phải trả những chi phí như: phí trả nợ trước hạn, phí công chứng thế chấp, phí thẩm định tài sản đảm bảo, phí đăng ký giao dịch đảm bảo tài sản thế chấp, phí phạt trả nợ tiền quá hạn, phí bảo hiểm nhân thọ, phí bảo hiểm vật chất,....
Câu hỏi 2: CIC là gì?
Trả lời: CIC là cách viết tắt của từ Credit Information Center. Nói cách khác là Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam - tổ chức sự nghiệp Nhà nước thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đây là nơi lưu giữ các thông tin của khách hàng vay vốn tại việt Nam. Tất cả các hồ sơ đều được gửi lên CIC để kiểm tra xem khách hàng có nợ xấu hay không trước khi ngân hàng đồng ý xét duyệt khoản vay.
Câu hỏi 3: Nếu đến hạn tất toán khoản vay mà tôi chưa kịp thanh toán thì có bị phạt không?
Trả lời: Có. Khi đến hạn tất toán khoản nợ, nếu bạn thanh toán muộn sẽ bị mất một khoản phí trước hạn. Tuỳ vào từng ngân hàng sẽ có mức phạt khác nhau.
Câu hỏi 4: Nếu tôi thanh toán sớm có bị mất phí không?
Trả lời: Tuỳ vào từng thời điểm trả nợ trước hạn và ngân hàng cho vay mà khách hàng có thể thanh toán phí trả nợ trước hạn hoặc không và mức phí này sẽ do ngân hàng đó quy định.
Câu hỏi 5: Tôi nộp hồ sơ sau bao lâu sẽ được xét duyệt?
Trả lời: Thời gian vay thế chấp ở mỗi ngân hàng là khác nhau, có thể là vài ngày đến vài tuần tuỳ vào từng gói vay.
Câu hỏi 6: Nếu không chứng minh được thu nhập thì có thể vay thế chấp được không?
Trả lời: Không. Nêu không chứng minh được thu nhập cá nhân thì ngân hàng khó có thể hỗ trợ bạn được bởi rủi ro nợ xấu sẽ rất lớn.
Câu hỏi 7: Vay thế chấp sổ đỏ của người thân có được không?
Trả lời: Có. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng sổ đỏ của người thân như: bố mẹ, ông bà…để vay tiền tại ngân hàng nếu đã được chủ sở hữu đồng ý tự nguyện và họ sẵn sàng bảo lãnh cho bạn vay tại ngân hàng. Ngân hàng không chấp nhận vay thế chấp sổ đỏ của người thân khi bạn có động cơ bất thường, muốn chiếm đoạt tài sản.
Câu hỏi 8: Tôi có thể vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng khác tỉnh được không?
Trả lời: Trường hợp này cũng có thế. Tuy nhiên vay vốn thế chấp ngân hàng khác tỉnh sẽ khó khăn hơn rất nhiều, người vay cần phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, thủ tục và kiên trì chờ đợi phản hồi của ngân hàng. Bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện sau:
-
Giấy tờ đăng ký thường trú nơi đang sinh sống và làm việc.
-
Có tài sản bảo lãnh là sổ đỏ để thế chấp tại khu vực đang sinh sống và làm việc
-
Có công việc và đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng.
-
Phải có mục đích, phương án sử dụng hợp lý và phương án trả nợ cho ngân hàng rõ ràng.
Câu hỏi 9: Thời hạn giải ngân khi vay thế chấp sổ đỏ là bao lâu?
Trả lời: Thời hạn ngân hàng giải ngân khoản vay cho khách hàng là từ 3 đến 5 ngày kể từ khi đã nộp đầy đủ hồ sơ và hồ sơ đã được xét duyệt. Tuy nhiên có nhiều trường hợp được giải ngân muộn hơn do gặp vấn đề như: thiếu hồ sơ, thông tin sai, thẩm định lâu,....thì thời gian sẽ mất từ 10 đến 12 ngày.
Câu hỏi 10: Lãi suất vay thế chấp được tính như thế nào?
Trả lời: Hầu hết các ngân hàng hiện nay đang đưa ra 2 hình thức tính lãi suất vay trả góp thế chấp: tính theo dư nợ giảm dần vào dư nợ gốc.
-
Đối với dư nợ giảm dần: số tiền lãi phải trả hàng tháng sẽ giảm dần theo số tiền gốc.
-
Đối với dư nợ gốc: số tiền lãi hàng tháng sẽ luôn cố định.
Như vậy, có thể thấy, vay thế chấp là hình thức huy động vốn an toàn, hiệu quả, bảo đảm lợi ích và người đi vay và người cho vay. Mong rằng với các thông tin trên, bạn đã hiểu hơn về vay vốn thế chấp cũng như các điều kiện, thủ tục khi vay bằng hình thức này tại ngân hàng.
>>> Xem thêm biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự khi vay thế chấp : Tại đây
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân