3 cách hướng dẫn kiểm tra nợ xấu chính xác nhất năm 2024
Tìm hiểu các bước hướng dẫn kiểm tra nợ xấu cũng như các thông tin liên quan đến nợ xấu
Kiểm tra nợ xấu là một quá trình quan trọng trong quản lý tài chính cá nhân. Nợ xấu có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, từ ảnh hưởng đến khả năng vay vốn đến sự suy giảm của điểm tín dụng và thậm chí là mất tài sản. Để tránh những tình huống không mong muốn này, việc hiểu cách kiểm tra nợ xấu và đối phó với nó là điều vô cùng quan trọng. Đây là các bước hướng dẫn kiểm tra nợ xấu rất rõ ràng, dễ hiểu sẽ không làm mất quá nhiều thời gian của bạn.
1. Nợ xấu là gì? Tại sao lại bị mắc nợ xấu?
Nợ xấu (hay còn gọi là nợ quá hạn hoặc nợ không trả được) là khoản nợ không thể trả được khi đã đến hạn trả theo hợp đồng trước đó. Hoặc nói cách khác khoản nợ đã quá 90 ngày mà không thể trả.
Nợ xấu là gì? Tại sao lại bị mắc nợ xấu?
Khi bạn loạt vào danh sách nợ xấu CIC(hệ thống tin tín dụng quốc gia), thì việc muốn vay vốn ở bất kỳ ngân hàng hay tổ chức, công ty tín dụng khác sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Từ đó sẽ làm ảnh hưởng đến kế hoạch của bạn lúc đầu.
Việc kiểm tra nợ xấu sẽ giúp người vay biết mình đang thuộc nợ xấu nhóm nào, để có những phương án dự phòng cho lần vay tiếp theo.
Bên cạnh đó, khi kiểm tra biết mình có dính nợ xấu, người vay sẽ biết cụ thể khoản nợ và thời hạn để lên kế hoạch trả nợ.
Do đó việc hướng dẫn kiểm tra nợ xấu đến khách hàng là vô cùng quan trọng. Dưới đây chúng tôi sẽ đưa đầy đủ các bước kiểm tra tới các bạn.
2. Hướng dẫn kiểm tra nợ xấu từ A đến Z cho người mới bắt đầu
Việc tự kiểm tra nợ xấu có thể bạn cho rằng sẽ đối mặt với những khó khăn, nhưng thực chất nó không hề khó như bạn nghĩ. Nếu bạn là người mới bắt đầu và muốn nắm bắt cách thực hiện kiểm tra nợ xấu một cách dễ dàng. Dưới đây là một trong những hướng dẫn kiểm tra nợ xấu đơn giản và nhanh chóng:
2.1 Hướng dẫn kiểm tra nợ xấu bằng CMND/ CCCD
Đối với việc kiểm tra nợ xấu bằng cách này thì bạn cần phải trực tiếp đến Tima để chúng tôi hỗ trợ bạn. Các bước cụ thể như sau:
-
Bước 1
Bạn cần cung cấp CCCD hoặc Chứng minh nhân dân của mình cho tổ chức tín dụng.
-
Bước 2
Tổ chức tín dụng sẽ giúp bạn tiến hành kiểm tra xem bạn có đang nợ xấu ngân hàng hay không. Sau đó sẽ thông báo kết quả chi bạn biết.
2.2 Kiểm tra nợ xấu trên trang Website online
Khi bạn truy cập vào trang website CIC là hoàn toàn miễn phí, khách hàng có thể tự kiểm tra lịch sử tín dụng của mình xem có nợ xấu hay không. CIC - Là trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam, nơi lưu trữ mọi thông tin tín dụng của khách hàng. Các bước kiểm tra trên hệ thống CIC như sau:
-
Bước 1
Trước tiên bạn cần truy cập vào trang website theo đường link này https://cic.gov.vn/. Để đăng ký/ đăng nhập tài khoản.
Truy cập vào trang website
-
Bước 2
Trang web sẽ yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân để xác minh danh tính của bạn. Thông tin này thường bao gồm số CMND/CCCD, họ tên, ngày sinh và các thông tin khác.
Trong đó tại mục ảnh CMND/CCCD, bạn cần chụp mặt trước/ mặt sau/ ảnh chân dung.
Kiểm tra nợ xấu trên trang website online
Lưu ý cho bạn: Những mục đánh dấu (*) bắt buộc phải điền không được bỏ trống.
-
Bước 3
Bạn sẽ nhận được mã OTP gửi về số điện thoại mà ban đầu bạn đăng ký. Nhập mã OTP để hoàn tất thủ tục đăng ký của bạn.
Nhập mã OTP
-
Bước 4
Thời gian đợi xác nhận thông tin là từ 1 đến 3 ngày. Khi nhận được xác nhận thông tin, hệ thống sẽ gửi mail thông báo đến cho bạn.
Chú ý: Khi đăng ký khách hàng nên đăng ký bằng email và số điện thoại chính chủ để trực tiếp nhận thông báo từ hệ thống.
-
Bước 5
Lúc này bạn có thể thực hiện đăng nhập vào hệ thống CIC rồi đó. Vào mục “ Khai thác báo cáo” để tự kiểm tra nợ xấu của mình.
CIC - Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam
2.3 Kiểm tra nợ xấu bằng cách thông qua ứng dụng CIC
Cách kiểm tra nợ xấu được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Tải/ cài đặt ứng dụng CIC trên điện thoại
Tải ứng dụng CIC về điện thoại của bạn như CH Play( Android), App Store (IOS).
Tải và cài đặt ứng dụng CIC
-
Bước 2: Đăng ký tài khoản
Nếu bạn đã có sẵn tài khoản thì chỉ cần đăng nhập là có thể kiểm tra được. Trường hợp chưa có thì bạn cần đăng ký, cung cấp thông tin cá nhân, số CMND/CCCD, và một số thông tin khác để đăng ký tài khoản.
Đăng nhập CIC kiểm tra nợ xấu
-
Bước 3: Xác minh tài khoản
Đăng ký xong bạn sẽ cần xác minh tài khoản của mình. Quá trình xác minh này có thể yêu cầu bạn cung cấp thông tin bổ sung hoặc xác thực qua tin nhắn SMS hoặc cuộc gọi điện thoại. Thời gian chờ phê duyệt khoảng từ 1 đến 3 ngày( không tính ngày lễ và chủ nhật).
-
Bước 4: Xem kết quả
Bạn đăng nhập vào hệ thống, bấm chọn “ Khai thác báo cáo” để kiểm tra. Ứng dụng CIC sẽ hiển thị báo cáo tín dụng của bạn, trong đó bao gồm thông tin về các khoản nợ, nợ xấu, lịch sử thanh toán và điểm tín dụng.
Xem kết quả nợ xấu trên CIC
Trên đây là những cách hướng dẫn kiểm tra nợ xấu dành cho bạn tự kiểm tra. Nhưng ngoài ra, chúng ta có thể nhờ nhân viên của ngân hàng, tổ chức, đơn vị tín dụng kiểm tra giúp mình trong quá trình làm thủ tục vay vốn. Nhưng để chủ động hơn trong kế hoạch của mình, bạn nên tự kiểm tra trước khi quyết định vay vốn.
3. Nguyên nhân chủ quan/ khách quan làm bạn dính vào nợ xấu
Ở phần bài viết trên là hướng dẫn kiểm tra nợ xấu tại nhà cho người mới. Vậy bạn đã biết nguyên nhân phổ biến nào đã đẩy bạn rơi vào tình trạng nợ xấu chưa? Dưới đây là những nguyên nhân cơ bản phải kể đến là:
Nguyên nhân chủ quan/ khách quan làm bạn dính vào nợ xấu
3.1 Khả năng tài chính không đảm bảo
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do tài chính không đảm bảo. Có thể do mất việc làm hoặc thu nhập bị giảm sút, người vay có thể gặp khó khăn trong việc trả nợ.
Hoặc đầu tư không thành công, kém hiệu suất có thể làm giảm thu nhập và gây ra nợ xấu.
3.2 Không có kế hoạch quản lý tài chính rõ ràng, phù hợp
Khoản nợ xấu phát sinh này có thể do bạn không có kế hoạch tài chính rõ ràng, nguồn tiền chi tiêu không phù hợp, chi tiêu không kiểm soát dẫn đến mất khả năng trả nợ.
3.3 Bất ổn nền kinh tế toàn cầu
Những biến động trong nền kinh tế toàn cầu có thể ảnh hưởng đến người vay thông qua việc làm và thu nhập. Nền kinh tế bị suy thoái, những khó khăn gặp phải làm giảm hiệu quả trong kinh doanh cũng làm cho cá nhân, doanh nghiệp rơi vào nợ xấu.
3.4 Thay đổi trong lãi suất
Sự thay đổi trong lãi suất có thể làm tăng gánh nặng trả nợ đối với những người có khoản vay dựa trên lãi suất biến đổi.
Những chính sách, tiêu chuẩn khi ngân hàng thay đổi trong quá trình cho vay, nếu như doanh nghiệp không kịp thời bắt nhịp sẽ có thể gặp khó khăn trong việc trả nợ rơi và vào nợ xấu.
3.5 Sự thiếu thông tin và giáo dục tài chính
Thiếu kiến thức về quản lý tài chính hoặc không biết cách xây dựng kế hoạch tài chính có thể dẫn đến lựa chọn tài chính không tốt.
>>> Bạn cần vay tiền gấp trong 2 giờ? Đăng ký vay ngay tại đây, địa chỉ vay tiền chấp nhận nợ xấu
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân
4. Phân loại nhóm và tác hại của nợ xấu
Nợ xấu được chia thành 5 nhóm(Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN). Tùy vào từng nhóm mà có những tác hại tương ứng, cụ thể là:
4.1 Nhóm 1 là nhóm nợ đủ tiêu chuẩn
Hay còn gọi là nợ trong hạn, là khoản nợ được thu hồi đầy đủ(lãi và gốc), thời gian quá hạn không vượt quá 10 ngày.
Tác hại
Đây là nhóm có mức độ rủi ro thấp nhất so với 4 nhóm còn lại. Nhưng nếu việc chậm thanh toán diễn ra thường xuyên thì trễ hạn 5 đến 7 ngày cũng có khả năng rơi vào nhóm nợ thứ 2.
Nhưng, nếu khách hàng vẫn thanh toán đúng hạn trong khoảng thời gian đó thì không ảnh hưởng gì đến những lần vay tiếp theo, cũng không dính vào danh sách nợ xấu.
4.2 Nhóm 2 là nhóm nợ cần chú ý
- Thời hạn nợ: Quá hạn trong khoảng thời gian từ 10 đến 90 ngày.
- Những khoản nợ ngân hàng điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán lần 1.
Tác hại
Nếu bạn ở nhóm nợ 2 thì sẽ gặp những khó khăn sau đây:
- Gặp khó khăn cho những lần duyệt hồ sơ vay tiếp theo. Nếu như ngân hàng hay tổ chức tín dụng đó có những yêu cầu khắt khe liên quan đến nợ xấu.
- Để được trở về nhóm 1 yêu cầu bắt buộc, bạn phải thanh toán các khoản nợ hiện tại.
- Nếu như khoản nợ hiện tại không trả hết thì rơi vào nhóm nợ 3 là điều không tránh khỏi.
Do đó khách hàng cần phải thanh toán các khoản nợ sớm, không kéo dài để tránh bị đẩy lên nhóm nợ cao hơn.
4.3 Nhóm 3 nợ là nhóm nợ dưới tiêu chuẩn
- Thời gian nợ: Kéo dài từ 91 đến 180 ngày.
- Dù các khoản nợ được gia hạn nhưng vẫn vượt quá 30 ngày
- Những khoản nợ vẫn còn trong thời gian gia hạn lần đầu.
- Các khoản nợ giảm, miễn của khách hàng không trả được theo thỏa thuận
4.4 Nhóm nợ 4 là nhóm nợ nghi ngờ
- Thời gian nợ: Quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.
- Bao gồm những khoản nợ đã được điều chỉnh nhưng vẫn quá hạn 30 đến 90 ngày.
- Hoặc các khoản vay được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán lần thứ 2 do tổ chức tín dụng.
4.5 Nhóm 5 là nhóm nợ có nhiều khả năng mất vốn
- Thời gian nợ: Quá hạn trên 360 ngày.
- Khoản vay đã được tổ chức tín dụng điều chỉnh kỳ hạn trả nợ nhưng vẫn quá hạn trên 90 ngày.
- Các khoản vay được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần thứ 2 nhưng vẫn quá hạn.
- Các khoản vay được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ từ lần thứ 3 trở lên.
Tác hại nợ xấu ở nhóm 3,4,5
Khi bạn thuộc vào nhóm nợ này, thì khách hàng trong quá trình vay đã khó nay càng khó hơn. Các ngân hàng, tổ chức tín dụng đều đưa ra quy định từ chối hồ sơ vay tiền.
Bên cạnh đó, khi rơi vào nhóm nợ gây ra trực tiếp đến người thân khi có nhu cầu vay vốn. Theo quy định, trong hộ khẩu có người thân đã dính vào nợ xấu thì hồ sơ duyệt dường như không đạt.
5. Hướng dẫn kiểm tra nợ xấu bằng ứng dụng CIC có thật sự an toàn?
Ứng dụng CIC ra đời trên nền tảng điện thoại thông minh, có tác dụng cung cấp các dịch vụ tài chính cho người sử dụng. Nhằm cải thiện dịch vụ trong tài chính cũng như tạo sự minh bạch thông tin trong tín dụng.
Hướng dẫn kiểm tra nợ xấu có thật sự an toàn
Từ đó, tạo cho cá nhân, doanh nghiệp bình đẳng và thuận lợi trong tiếp cận vốn. Đồng thời giảm được vấn đề sử dụng tín dụng đen. Khi sử dụng CIC, bạn hoàn toàn có thể yên tâm, tính bảo mật, an toàn được pháp luật bảo vệ. Mọi thông tin cá nhân của bạn không bị đánh cắp khi sử dụng dịch vụ.
Hiện nay, nhiều ứng dụng giả mạo CIC nhằm gây bất lợi cho người dùng. Vì vậy mà bạn cần cảnh giác và biết cách phân biệt ứng dụng chính thống, để bảo vệ thông tin cá nhân và tránh bị ăn cắp lợi dụng gây thiệt hại cho bản thân.
6. Tima - Đơn vị tài chính cho vay uy tín nhất tại Việt Nam
Nếu bạn đang băn khoăn, lo lắng không biết chọn đơn vị tài chính nào uy tín chất lượng, đáng tin cậy thì hãy tìm hiểu qua Tima.
Tima - đơn vị tài chính cho vay uy tín nhất tại Việt Nam
Tima là đơn vị cho vay uy tín và thuận tiện nhất hiện nay. Với các ưu điểm như: Nhanh chóng, đơn giản, tiết kiệm thời gian đã thu hút nhiều khách hàng quan tâm.
Tima có quy trình đơn giản, thuận tiện không rườm rà, nhanh chóng. Bạn chỉ cần đăng ký trên website hay ứng dụng và làm theo hướng dẫn các bước để hoàn thành hồ sơ.
Tima cung cấp lãi suất linh hoạt, phù hợp với mọi đối tượng.
Bên cạnh đó mọi thông tin của khách hàng được hoàn toàn bảo mật, đảm bảo an toàn cho người vay.
Việc kiểm tra nợ xấu rất quan trọng để duy trì lịch sử tín dụng và bảo đảm điều kiện vay vốn cho những lần vay tiếp theo. Có nhiều cách giúp bạn có thể kiểm tra nợ xấu, từ các công cụ trực tuyến đến các chuyên gia tư vấn tài chính là bạn có thể kiểm tra nợ xấu của mình. Nếu có thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ hướng dẫn kiểm tra nợ xấu.
Bài viết ở trên đã tổng hợp đầy đủ các bước hướng dẫn kiểm tra nợ xấu cũng như các thông tin liên quan đến nợ xấu. Mong rằng qua đây đã giúp bạn có thêm hiểu biết và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính của mình.
>>> Xem thêm: Tima địa chỉ uy tín hỗ trợ cho vay 100 triệu tiền mặt bằng giấy tờ xe ô tô có nợ xấu
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân