Giải đáp thắc mắc người trong gia đình vay tiền có phải trả không?

Người trong gia đình vay tiền có phải trả không là chủ đề đang được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt là khi dịch vụ “đòi nợ thuê” ngày càng hung hãn và liều lĩnh.

Người trong gia đình vay tiền có phải trả không? Cần làm gì nếu người thân thường xuyên bị làm phiền và đe dọa bởi bên đòi nợ do thành viên trong gia đình nợ quá hạn? Những vấn đề đang gây nhức nhối trong xã hội hiện nay sẽ được luật sư giải đáp ngay sau đây.

>>> Bạn cần vay tiền gấp trong 2 giờ? Đăng ký vay ngay tại đây: 

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

1. Luật sư giải đáp thắc mắc người trong gia đình vay tiền có phải trả không?

Tình trạng người thân bị bên đòi nợ liên tục gọi điện, nhắn tin, làm phiền thậm chí là đe dọa uy hiếp trả nợ thay vợ/ chồng/ con cái/ bố mẹ đang xảy ra rất phổ biến. Đặc biệt vấn đề này thường gặp ở các trường hợp vay tiền qua app, vay nợ tín dụng đen hoặc vay tiền ở các đơn vị tài chính có mức lãi suất cao ngất ngưởng.

Với thắc mắc người trong gia đình vay tiền có phải trả không được chia thành 3 trường hợp và giải đáp của luật sư như sau.

1.1. Vợ/ chồng vay tiền chồng/ vợ có phải trả không?

Theo quy định hiện hành của Bộ luật dân sự năm 2015 của Nhà nước CHXHCN Việt Nam thì vợ chồng có nghĩa vụ liên đới trong quan hệ hôn nhân gia đình. Vợ và chồng sẽ cùng phải chịu trách nhiệm phát sinh từ giao dịch, hành vi của người còn lại. Điều này có nghĩa là vợ hoặc chồng vay tiền thì người còn lại cũng sẽ có trách nhiệm phải trả nợ.

Tuy nhiên, quy định này chỉ được áp dụng trong trường hợp chồng hoặc vợ vay tiền nhằm mục đích giải quyết các nhu cầu thiết yếu của gia đình. Tức là vay tiền để khám chữa bệnh, sinh hoạt thông thường, đóng học cho con cái,....

Ngược lại, nếu vợ hoặc chồng vay tiền để phục vụ nhu cầu tiêu xài cá nhân, không vì mục đích xây dựng gia đình thì người còn lại không có nghĩa vụ phải trả nợ. Khoản nợ này là nợ riêng của người trực tiếp vay tiền và phải tự chịu trách nhiệm với bên cho vay.

Vợ chồng có nghĩa vụ trả nợ chung nếu vay tiền vì mục đích sinh hoạt của gia đình

Vợ chồng có nghĩa vụ trả nợ chung nếu vay tiền vì mục đích sinh hoạt của gia đình

1.2. Con vay tiền bố mẹ có phải trả không?

Đối với vấn đề con vay tiền thì bố mẹ có phải trả nợ thay hay không được quy định rõ ở Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015. Đó là nếu con vay tiền và đã đủ từ 15 tuổi trở lên thì bố mẹ không có nghĩa vụ phải trả nợ thay. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn có thể tự nguyện trả nợ cho con. Nếu bố mẹ không đồng ý trả nợ thay chon thì bên cho vay cũng không có quyền bắt bố mẹ phải trả nợ.

Nếu con vay tiền nhưng chưa đủ 15 tuổi thì mọi giao dịch đều phải được bố mẹ đồng ý hoặc xác lập. Trong trường hợp này đương nhiên bố mẹ phải có nghĩa vụ trả nợ cho con.

1.3. Bố mẹ vay tiền con có phải trả không?

Nghĩa vụ của con cái đối với bố mẹ được quy định chi tiết ở Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Đó là con cái có bổn phận kính trọng, yêu quý, biết ơn hiếu thảo và phụng dưỡng bố mẹ.

Khi sống cùng cha mẹ, con cái có nghĩa vụ gìn giữ danh sự, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình và tham gia các công việc, sản xuất tạo ra thu nhập. Qua đó nhằm đảm bảo đời sống chung của gia đình phù hợp với khả năng của mình. Điều này có nghĩa là pháp luật không có quy định nào về việc con cái phải trả nợ tiền thay cho bố mẹ khi bố mẹ vay nợ.

Tuy nhiên, nếu con cái là người bảo lãnh khoản vay của bố mẹ thì sẽ có nghĩa vụ phải trả nợ thay khi cha mẹ trả nợ không đúng hạn. Điều này được quy định trong Điều 335 Bộ luật Dân sự năm 2015 về quyền hạn và nghĩa vụ của người bảo lãnh khoản vay cho cha mẹ. Đó là việc con cái cám kết với bên cho vay rằng sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho cha mẹ nếu họ không trả nợ theo đúng yêu cầu. Vì vậy trong trường hợp này bạn sẽ có nghĩa vụ trả nợ và thực hiện đầy đủ những cam kết đã thỏa thuận với bên cho vay.

1.4. Con cái từ chối quyền thừa kế có phải trả nợ thay cho bố mẹ?

Điều 615 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định con cái phải thực hiện nghĩa vụ tài sản cho cha mẹ để lại. Nếu cha mẹ vay nợ và mất đi thì con cái nhận di sản thừa kế theo di chúc hoặc tính theo hàng thừa kế đều phải có nghĩa vụ trả thay.

Trường hợp con cái từ chối nhận quyền thừa kế của bố mẹ thì không phải trả nợ thay. Nhưng nếu con cái từ chối nhận di sản nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ tài sản thì sẽ được coi là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy tình huống cụ thể mà pháp luật sẽ có quy định xử lý riêng về vấn đề này.

Con cái không phải trả nợ thay bố mẹ nếu từ chối quyền thừa kế di sản

Con cái không phải trả nợ thay bố mẹ nếu từ chối quyền thừa kế di sản

2. Hộ gia đình vay nợ thì ai có nghĩa vụ trả nợ khoản vay?

Vấn đề này cũng đã được quy định rõ trong quan hệ dân sự về vốn vay với ngân hàng được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2005. Khi chủ hộ vay vốn với tư cách là người đại diện hộ gia đình, nhân danh hộ gia đình thì sẽ phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự cho cả hộ gia đình.

Trong trường hợp này cả hộ gia đình sẽ phải chịu trách nhiệm thực hiện những quyền cũng như nghĩa vụ dân sự bằng tài sản chung của hộ. Nếu tài sản chung không đủ để trả nợ thì các thành viên khác phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của cá nhân. Tuy nhiên khi chủ hộ tham gia vay vốn với tư cách cá nhân thì chỉ riêng người đó phải chịu trách nhiệm trả nợ bằng tài sản của mình.

>>> Bạn cần vay tiền gấp trong 2 giờ? Đăng ký vay ngay tại đây: 

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

3. Hành vi đòi nợ người thân của người vay có vi phạm pháp luật?

Câu trả lời là CÓ. Nếu người chơ vay nợ tìm đến người thân của người vay để quấy rối, đe dọa hay tự ý tịch thu tài sản để trừ nợ thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tùy theo mức độ hành vi mà người đó sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội gây rối trật tự công cộng. Hình phạt tù cao nhất đối với hành vì này là 07 năm.

Đối với hành vi tự lấy tài sản của người thân người vay nợ sẽ bị truy cứu về tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình Sự. Khi đó chủ nợ có thể phải chịu mức phạt tù lên đến 20 năm.

Để vừa đảm bảo nhu cầu vay tiền được hỗ trợ kịp thời vừa bảo vệ người thân, gia đình cũng như bạn bè, đồng nghiệp của mình thì các bạn phải tìm hiểu, lựa chọn đơn vị tài chính uy tín. Các thông tin liên quan đến hồ sơ doanh nghiệp trên website như: tên đầy đủ của công ty, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở và các chính sách về lãi suất vay phải được cập nhật công khai, rõ ràng. Điều này sẽ giúp các bạn tránh được rủi ro sập bẫy vay nợ của tín dụng đen và các tổ chức tài chính không uy tín khác.

Hành vi đòi nợ người thân của người vay là vi phạm pháp luật

Hành vi đòi nợ người thân của người vay là vi phạm pháp luật

4. Cần làm gì khi bị cưỡng chế trả nợ thay người trong gia đình?

Tình trạng bị quấy rối, khủng bố tin nhắn, khủng bố tinh thần ép trả nợ thay người thân đang xảy ra rất phổ biến. Hiện tại cơ quan chức năng chưa thể xử lý triệt để vấn đề này một phần do chính người vay và người thân vẫn giấu diếm và sợ bị “trả thù” nên không trình báo cơ quan công an. 

Do đó để tránh xảy ra tình huống tương tự và chủ động bảo vệ chính quyền lợi của mình thì mọi người nên thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Bình tĩnh tiếp nhận cuộc gọi hoặc gặp trực tiếp bên cho vay để giải thích về việc người thân không có nghĩa vụ phải trả nợ thay người trong gia đình. Hãy dẫn chứng theo các quy định, điều khoản của pháp luật để chứng minh.

  • Hỏi rõ người đòi nợ về các thông tin về khoản vay, hợp đồng vay. Trong quá trình đối thoại hoặc nhắn tin bạn nên ghi âm hoặc lưu lại tin nhắn để làm bằng chứng khi cần thiết.

  • Thông báo với người thân, bạn bè, đồng nghiệp về rắc rối đang gặp phải để tránh bị làm phiền. Nhắc nhở họ cảnh giác và đề phòng với các chiêu trò bên có vay có thể thực hiện để cưỡng đoạt thu hồi nợ. Chủ động khóa hết tính năng tương tác với người lạ trên tất cả các ứng dụng mạng xã hội.

  • Trình báo cơ quan Công an gần nhất nếu tình trạng bị khủng bố, đe dọa vẫn tiếp diễn làm ảnh hưởng đến cuộc sống của mình. Đồng thời cung cấp các chứng cứ thu thập được để Cơ quan Công an có biện pháp xử lý hiệu quả nhất.

Người dân hãy trình báo cơ quan Công an nếu bị khủng bố trả nợ thay

Người dân hãy trình báo cơ quan Công an nếu bị khủng bố trả nợ thay

5. Giải pháp tài chính an toàn không lo “đòi nợ thuê”

Như vậy thắc mắc người thân trong gia đình vay tiền có phải trả hay không còn tùy trường hợp cụ thể. Nhưng trong thực tế nếu người vay nợ nợ quá hạn hay cố tình trốn nợ thì chính họ và người thân đều gặp những rắc rối, phiền phức không mong muốn.

Do vậy nếu có nhu cầu tài chính tốt nhất các bạn nên lựa chọn địa chỉ uy tín, mức lãi suất thấp và chỉ nên vay với số tiền cần thiết. Tránh việc vay nợ lãi cao, vay tín dụng đen, vay vượt quá khả năng chi trả,... dẫn đến mất khả năng thanh toán.

Trong trường hợp đến hạn trả nợ mà chưa thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo thỏa thuận thì bạn nên thương lượng với bên cho vay để kéo giãn thời gian trả nợ. Không nên trốn tránh hay cố tình bùng nợ vừa gặp nhiều phiền phức vừa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu bên cho vay khởi kiện.

Hiện tại công ty Cổ phần Tập đoàn Tima đang có chương trình vay vốn tiêu dùng lãi suất chỉ 1,6% trong thời hạn 2 năm với hạn mức vay tối đa lên đến 2 tỷ đồng. Sản phẩm tài chính của Tima không yêu cầu khách hàng phải thế chấp tài sản bảo đảm và hỗ trợ giải ngân ngay trong ngày.

Nếu bạn đang cần gấp tiền vốn mà không đủ điều kiện vay ngân hàng có thể tham khảo sản phẩm này để khắc phục nhanh khó khăn mà không phải lo lắng về rủi ro liên quan đến vấn đề đòi nợ.

Tima cung cấp dịch vụ tài chính uy tín lãi suất thấp

Tima cung cấp dịch vụ tài chính uy tín lãi suất thấp

Trên đây là một số chia sẻ về vấn đề người trong gia đình vay tiền có phải trả không và giải pháp tài chính linh hoạt nhất hiện nay. Nếu còn điều gì vấn tư vấn hoặc cần hỗ trợ thủ tục vay vốn tại Tima các bạn có thể kết nối trực tiếp đến chúng tôi để được giải đáp miễn phí.

>>> Xem thêm: Vay tiền Online lãi suất thấp, Giải ngân trong ngày tại TIMA

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

Tin liên quan