[Cập nhật 10/2024] Tổng hợp lãi suất vay tiền các ngân hàng mới nhất
Lãi suất cho vay của các ngân hàng hiện nay là bao nhiêu? Toàn bộ thông tin cho vay của các ngân hàng được chúng tôi liên tục cập nhật trong bài viết dưới đây.
1. Lãi suất vay ngân hàng là gì?
Lãi suất là mức tỷ lệ mà người vay tiền phải trả để sử dụng một khoản vốn vay trong một khoảng thời gian xác định (thông thường sẽ là 3 tháng - 6 tháng - 9 tháng - 12 tháng - 24 tháng - 36 tháng ). Người đi vay hay người cho vay ở đây có thể là cá nhân hoặc pháp nhân (doanh nghiệp, tổ chức, ngân hàng…).
Lãi suất vay ngân hàng là số tiền phí mà khách vay phải trả cho ngân hàng trong thời gian sử dụng vốn vay. Là giá của tiền vay được tính thể dưới hình thức tỉ lệ phần trăm trên số tiền vay theo khoảng thời gian xác định. Mức lãi suất vay được ngân hàng và khách hàng thỏa thuận trước khi diễn ra giao dịch vay tiền và khoản phí này cũng phải phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký hợp đồng vay vốn.
Trong kinh doanh ngân hàng, lãi suất cho vay cần phù hợp với các yêu cầu của Ngân hàng nhà nước tại thời điểm kí kết hợp đồng tín dụng. Thế nên lãi suất cho vay là nội dung bắt buộc các bên phải thỏa thuận khi kí kết hợp đồng tín dụng.
>>> Bạn cần vay tiền gấp ngay bây giờ? Đăng ký vay ngay tại đây:
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân
2. Lãi suất vay tiền ngân hàng thương mại do nhà nước làm chủ
Mặc dù có nhiều yêu cầu và khá khó khăn trong việc duyệt vay nhưng không thể phủ nhận lãi suất của các ngân hàng nhà nước luôn ổn định và tương đối ưu đãi.
3. Lãi suất vay tiền ngân hàng thương mại cổ phần
Lãi suất vay tiền ngân hàng thương mại cổ phần do Ngân hàng Nhà nước quản lý vận hành cũng đã có chiều giảm sau các quyết định ban hành của ngân hàng nhà nước
Có thể thấy mức lãi suất vay ngân hàng không có sự chênh lệch đáng kể chỉ có sự chênh lệch giữa gói vay tín chấp và gói vay thế chấp. Qua bảng này bạn sẽ có cái nhìn khái quát nhất về lãi suất cho vay của các ngân hàng CPTM hiện nay.
>>> Bạn cần vay tiền gấp ngay bây giờ? Đăng ký vay ngay tại đây:
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân
4. Lãi suất cho vay ngân hàng 100% vốn nước ngoài
Có thể thấy các ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài này này có biên độ dao động của lãi suất tương đối rộng và khá cạnh tranh nhất là các gói vay tín chấp. Nguyên nhân có thể từ việc đa dạng gói vay để đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng nhằm thu hút và tiếp cận nhiều khách hơn.
5. Lãi suất vay mua nhà ngân hàng nào thấp nhất
Lãi suất vay mua nhà tháng trước giảm đáng kể, đến tháng này mức lãi suất tiếp tục được giữ ở mức tốt có thể thấy nhóm Big 4 gồm Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank cũng đang có mức cho vay rất ưu đãi.
Có một lưu ý là mức lãi suất trong bảng là lãi suất ưu đãi trong năm đầu tiên một số ngân hàng có mức lãi suất năm đầu rất thấp nhằm thu hút khách hàng tham gia vay như Maritime Bank, PVcombank. Tuy nhiên cũng cần lưu ý đến các chỉ số khác như thời gian, biên độ lãi suất hay lãi phạt trả trước hạn.
>>> Xem thêm: Lãi suất vay mua nhà
Thị trường có nhiều biến động nên một số ngân hàng cũng đã tăng lãi vay so với các năm trước như Shinhan Bank đã tăng lãi vay mua nhà lên 8,2%/năm trong năm đầu tiên trong khi mức lãi suất trước đó chỉ 4,9%/năm gần như thấp nhất thị trường.
6. Các quy định về lãi suất cho vay tại Việt Nam theo Ngân hàng Nhà nước
Lãi suất chính là giá mà khách hàng phải trả để sử dụng vốn của ngân hàng. Do đó, lãi suất cũng sẽ tuân theo những quy luật về cung cầu và rủi ro trên thị trường cũng như quy định của ngân hàng nhà nước đưa ra để giúp ổn định thị trường. Một số chú ý cơ bản về lãi suất khách hàng cần chú ý như sau:
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác…
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Chính phủ có nguồn vốn hỗ trợ cho những người có thu nhập thấp thông qua việc cho vay mua nhà ở xã hộ với lãi suất khoảng 5 – 6% tùy từng giai đoạn. Tuy nhiên để được hưởng lãi suất ưu đãi này, khách hàng phải có đầy đủ căn cứ chứng minh thu nhập thấp.
Nếu khoản vay được ngân hàng đánh giá là có rủi ro cao, khoản vay đó sẽ được áp dụng mức lãi suất cao để bù đắp lại khả năng mất vốn.
Ngân hàng thắt chặt các điều kiện cho vay thì sẽ áp dụng lãi suất thấp do đã loại bỏ được bớt những rủi ro từ phía khách hàng. Ngược lại, nếu điều kiện cho vay dễ dàng thì lãi suất áp dụng sẽ cao hơn để bù đắp tổn thất có thể xảy ra.
Với những khoản vay trả góp, khách hàng có thể lựa chọn trả lãi trên số dư giảm dần hoặc trả đều bằng một khoản tiền cố định trong suốt thời gian vay. Những cách thức trả lãi này sẽ được ngân hàng tính toán kỹ lưỡng kết hợp với dự đoán thay đổi về lãi suất trong tương lai.
Khoản vay dài hạn chứa đựng nhiều rủi ro hơn so với khoản vay ngắn hạn, ví dụ như rủi ro về biến động lãi suất trên thị trường, rủi ro khách hàng không trả được nợ, … Do đó, lãi suất dài hạn sẽ cao hơn lãi suất ngắn hạn.
7. Công thức tính lãi suất vay ngân hàng theo tháng chính xác nhất
Thông thường khi bạn có yêu cầu các khoản vay tại ngân hàng thì nhân viên ngân hàng sẽ thay người vay tính toán bảng dự kiến kế hoạch trả nợ theo từng hình thức mà khách trả nợ.
Công thức tính lãi suất tiền vay ngân hàng
Tuy vậy cách tính lãi suất vay tín chấp của các ngân hàng là như nhau chỉ có sự khác biệt về lãi suất nên để chủ động cho các kế hoạch tài chính của mình khách hàng có thể dễ dàng tính được mức lãi suất và số tiền phải trả của tất cả các ngân hàng theo công thức dưới đây.
7.1 Lãi suất theo dư nợ gốc
Lãi suất dựa trên dư nợ gốc là cách tính lãi suất chỉ dựa vào số nợ ban đầu. Theo đó, mỗi kỳ thanh toán, khách hàng cần trả một số tiền lãi như nhau, không đổi theo thời gian.
Công thức thức tính lãi:
Tiền lãi hàng tháng = Dư nợ gốc x Lãi suất vay/Thời gian vay
Ví dụ:
7.2 Lãi suất theo dư nợ giảm dần
Lãi suất dựa trên dư nợ giảm dần là cách tính lãi suất căn cứ vào số dư nợ ở thời điểm kỳ thanh toán nợ. Theo đó, tiền lãi ở mỗi kỳ thanh toán sẽ khác nhau và giảm dần hàng kỳ.
Công thức tính lãi:
Tiền gốc hằng tháng = Số tiền vay/Số tháng vay
Tiền lãi tháng đầu = Số tiền vay x Lãi suất vay theo tháng
Tiền lãi các tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại x Lãi suất vay
Liên tục như vậy cho đến khi tất toán khoản vay.
Ví dụ: Bạn vay ngân hàng 100.000.000đ, lãi suất vay 12% trong vòng 10 tháng, lãi suất được tính:
-
Lãi tháng đầu = số tiền vay ban đầu x lãi suất vay/10 tháng= 100 triệu x 12%/12= 1.000.000 đồng.
-
Lãi tháng thứ 2 = (số tiền vay ban đầu – số tiền gốc phải trả mỗi tháng) x lãi suất vay/10 tháng = 100.000.000- 10.000.000) x 12%/10 = 1.080.000 đồng.
-
Lãi tháng thứ 3 = (số tiền vay còn lại – số tiền gốc phải trả mỗi tháng) x lãi suất vay/10 tháng = (88.920.000 đồng – 5.000.000 đồng) x 12%/10 = 947.040 đồng.
-
Các tháng tiếp theo tính tương tự tháng thứ 3.
Mặc dù cách tính, cơ chế khác nhau nhưng về cơ bản khách hàng vẫn sẽ trả khoản vay tương tự thế nên tùy vào điều kiện khách hàng có thể lựa chọn cho mình cách thanh toán phù hợp nhất mà không lo thiệt hơn.
Dùng app tính lãi suất vay ngân hàng nhanh nhất
7.3 Cách tính lãi phạt thanh toán sớm
Tại các ngân hàng mức phí phạt áp dụng có thể từ 1 – 5% tổng số tiền thực hiện tất toán trước hạn, phí phạt trả nợ trước hạn của các ngân hàng sẽ cố định theo như trong hợp đồng tín dụng đã.
Phí trả nợ trước hạn = Tỷ lệ phí trả nợ trước hạn x Số tiền trả trước
Trong đó:
-
Tỷ lệ phí trả nợ trước hạn: là tỷ lệ % được thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng vào thời điểm thực hiện ký kết hợp đồng vay giữa khách hàng và ngân hàng.
-
Số tiền trả trước: Là số tiền vay còn lại mà khách hàng thực hiện tất toán trước hạn
Ví dụ: Khách hàng ký kết hợp đồng vay vốn tại ngân hàng A với số tiền 500 triệu đồng vay, thời hạn thực hiện hợp đồng vay cam kết là 12 tháng. Phí phạt trả nợ trước hạn là 2%. Sau khi thực hiện các kỳ thanh toán và còn lại 100 triệu đồng, khách hàng lựa chọn tất toán trước thời hạn 3 tháng.
Như vậy, phí phạt tất toán trước hạn trong trường hợp này được tính như sau: 3% x 100 triệu = 3 triệu
Ngoài khoản phí phạt tất toán trước hạn một ngân hàng còn áp dụng phí cam kết rút vốn áp dụng cho những khoản vay đã làm hồ sơ vay nhưng không rút vốn.
>>> Bạn cần vay tiền gấp ngay bây giờ? Đăng ký vay ngay tại đây:
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân
7.4. Cách tính lãi phạt thanh toán chậm
Rõ ràng khi đi vay tiền thì bên vay phải có trách nhiệm trả đủ tiền khi đến hạn. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải lúc nào bên vay cũng thực hiện được thỏa thuận này. Do đóy, khi đến hạn trả nợ mà người vay không trả được nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu người vay ngoài trả khoản nợ, phải trả thêm một khoản tiền lãi chậm trả.
Thông thường các ngân hàng sẽ có điều khoản nhất định về phí phạt trả chậm ngay trên hợp đồng cho vay, với mức lãi được tính theo công thức
Tiền lãi quá hạn (tiền lãi tính trên nợ gốc quá hạn chưa trả) = nợ gốc quá hạn chưa trả x lãi suất vay theo hợp đồng vay x 1,5 x thời gian chậm trả (thời gian quá hạn).
8. Những lưu ý khi vay tiền tại ngân hàng
8.1. Vay ngân hàng không trả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Trường hợp 1: Trách nhiệm dân sự
Bên vay không trả nợ do không có khả năng chi trả và không có dấu hiệu bỏ trốn hay dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì đây sẽ là tranh chấp dân sự. Để đòi lại được tiền, bên cho vay có thể đến Tòa án dân sự để thực hiện thủ tục kiện đòi tài sản.
Trường hợp 2: Truy cứu trách nhiệm hình sự
Trường hợp này được tính nếu bên vay có thể trả nợ nhưng không trả mà cố tình dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Cụ thể, tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 quy định các hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:
1. Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
2. Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Người thực hiện một trong các hành vi trên có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi:
-
Giá trị tài sản từ 04 triệu đến dưới 50 triệu đồng;
-
Giá trị tài sản dưới 04 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản… chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng các khung hình phạt tăng nặng khác là:
-
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi: Phạm tội có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng; Dùng thủ đoạn xảo quyệt; Tái phạm nguy hiểm…
-
Phạt tù từ 05 - 12 năm khi chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng.
-
Phạt tù từ 12 - 20 năm khi chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên.
Bên cạnh đó, hình phạt bổ sung của tội này là phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
8.2. Làm thế nào để xử lý khoản vay ngân hàng đến hạn, quá hạn
Việc có vay có trả là điều hiển nhiên và được pháp luật đồng thuận. Tuy nhiên không phải ai cũng có khả năng chi trả khoản vay đúng hạn, bởi dù tính toán kỹ càng thì vẫn có những việc ngoài ý muốn khiến người vay khó có thể thanh toán khoản vay đúng hạn. Vậy trong trường hợp đến hạn mà chưa có tiền trả hoặc đã bị quá hạn khoản vay một thời gian thì phải xử lý như thế nào?
Một trong những cách thường được sử dụng đấy là đáo hạn khoản vay, hay đáo hạn ngân hàng. Trong đó, người vay có thể đáo hạn trực tiếp tại ngân hàng đang có khoản vay hoặc tại những tổ chức tài chính hỗ trợ dịch vụ này. Bằng cách thức này người vay có thể kéo dài thêm thời gian vay nợ, có nhiều thời gian hơn để thanh toán khoản vay cũng như hạn chế việc bị đưa vào danh sách nợ xấu.
9. Dùng ứng dụng tính lãi trên điện thoại
Hiện nay có rất nhiều các công cụ các ứng dụng trên điện thoại hỗ trợ cho việc tính toán lãi suất vay. Bạn chỉ tìm kiếm app tính lãi suất ngân hàng >> tải app về, sau đó nhập các thông số liên quan khoản vay như số tiền vay, thời hạn vay, lãi suất vay, loại hình vay. Hệ thống của ứng dụng sẽ tính toán và báo chính xác số tiền lãi tương ứng để bạn được biết.
Trên đây là lãi suất cho vay của tất cả các ngân hàng được chúng tôi cập nhật thường xuyên và liên tục hàng tháng. Hi vọng, những thông tin chúng tôi cung cấp là hữu ích cho bạn khi lựa chọn địa chỉ vay uy tín nhất.
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân