ROE là gì - Tổng hợp thông tin về cách tính - Ý nghĩa - Hạn chế của ROE

ROE là chỉ số cơ bản và quan trọng để các nhà đầu tư đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp, xem xét xem có nên đầu tư vào đó không? Vậy ROE là gì?

 ROE là chỉ số cơ bản và quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Thông thường, các nhà đầu tư hay dùng chỉ tiêu này để tham khảo khi quyết định đầu tư vào một mã cổ phiếu nào đó.

1. ROE là gì?

ROE dịch sang tiếng Việt có nghĩa là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. ROE là thước đo sử dụng vốn hiệu quả của một công ty.

Nói một cách đơn giản trong đầu tư, ROE là tỷ lệ lợi nhuận / vốn đầu tư. Khi nhà đầu tư bỏ vốn đang có (không bao gồm vốn vay và huy động) để sáng lập doanh nghiệp và sau một khoảng thời gian sẽ thu được lợi nhuận.

Với các nhà đầu tư tiềm năng, ROE là chỉ số rất cần thiết. Các nhà đầu tư muốn xem các công ty sẽ dùng số tiền họ đầu tư để tạo ra lợi nhuận như thế nào. ROE cũng là tỷ số thể hiện mức độ mạnh hay yếu của một doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác trong ngành và thị trường lớn hơn.

roe là gì

ROE là thước đo sử dụng vốn hiệu quả của một công ty

2. Lợi ích của ROE

Những lợi ích của ROE là:

  • Tóm tắt được tỷ lệ lợi nhuận nhận được của các cổ đông.

  • Giúp các nhà đầu tư dễ dàng so sánh hiệu suất của các khoản đầu tư cổ phiếu khác nhau. 

  • Đánh giá được khả năng tạo ra giá trị cho cổ đông

  • Giúp doanh nghiện nhận diện được thế cạnh tranh bền vững của mình

>>> Đầu tư an toàn nhận lãi suất cao: 

VUI LÒNG NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN TƯ VẤN
Nếu bạn không có nhu cầu đầu tư mà muốn vay tiền tại Tima vui lòng đăng ký tại đây.

3. Tính chỉ số ROE trực tiếp thông qua báo cáo tài chính

Bạn có thể tính toán ROE từ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp được công bố vào hàng tháng và hàng năm.

Chẳng hạn: Tính ROE  năm 2018 cho Vietnam Airlines (HVN).

3.1.Bước 1: Xác định lợi nhuận chỉ số sau thuế

Tổng Công Ty Hàng không Việt Nam - CTCP báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2018 (tiếp theo) 

Mẫu B02 - DN/HN

(Ban hành theo Thông tư số 202/2014/TT-BTC

Ngày 22/12/2014)

 

Nội dung

Mã số

Thuyết Minh

2018 VNĐ

2017 VNĐ

Lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40

50

 

3.311.904.838.740

3.154.759.487.817

Chi phí thuế TNDN hiện hành

51

35

695.812.381.497

471.377.611.879

Chi phí thuê TNDN hoãn lại

52

35

17.583.288.959

24.268.611.881

Lợi nhuận sau thuế TNDN (60=50-51-52)

60

 

2.598.509.158.284

2.659.113.264.054

 

Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta thấy lợi nhuận sau thuế năm 2018 của HVN là 2.598 tỷ đồng.

3.2.Bước 2: Xác định vốn chủ sở hữu bình quân

 

Mã số

Thuyết Minh

31/12/2018 VNĐ

1/1/2018 VNĐ

Vốn chủ sở hữu (400=410)

400

 

18.672.423.412.233

17.432.919.723.530

Vốn chủ sở hữu

410

23

18.672.423.412.233

17.432.919.723.530

Vốn cổ phần

411

24

14.182.908.470.000

12.275.337.780.000

- Cổ phiếu pổ thông có quyền biểu quyết

411a

 

14.182.908.470.000

12.275.337.780.000

Thặng dư vốn cổ phần

412

 

1.220.852.256.541

1.220.852.256.541

Vốn khác của chủ sở hữu

414

 

241.355.237.827

241.355.237.827

Chênh lệch đánh giá lại tài sản

416

 

(1.153.004.222.954)

(1.153.004.222.954)

Chênh lệch tỷ giá hối đoái

417

 

240.638.053.339

209.681.632.811

Qũy đầu tư phát triển

418

 

21.447.164.147

21.447.164.147

Qũy hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp

419

 

-

1.068.628.929.237

Qũy khác thuộc vốn chủ sở hữu

420

 

2.024.298.861

2.024.298.861

Lợi nhuận sau thuế chua phân phối

421

 

3.365.259.327.410

2.907.620.288.230

- LNST chưa phân phối lũy kể đến cuối năm trước

421a

 

1.040.944.409.576

553.738.204.303

-LNST chưa phân ph ốinăm nay

421b

 

2.324.314.917.834

2.353.882.083.927

Lợi ích cổ đông không kiểm soát

429

26

550.942.827.062

638.976.358.830

Tổng nguồn vốn (440=300 + 400)

440

 

82.390.256.747.144

88.550.485.875.585

LNST phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh cả năm 2018.

Vì thế, chỉ lấy nguồn vốn chủ sở hữu ở lúc 31/12/2018 không thể phản ánh chính xác tính chất thay đổi của nguồn vốn công ty ở cả năm.

Trong bước này, chúng tôi dùng vốn chủ sở hữu đầu năm và cuối năm để tính toán vốn chủ sở hữu bình quân cho cả năm 2018 theo công thức:

3.3.Bước 3: Tính ROE

4. Ý nghĩa chỉ số ROE

4.1.Kết quả hoạt động kinh doanh

ROE giúp cho người lãnh đạo của công ty có thể thấy được khả năng sử dụng vốn của công ty để  mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhờ vậy, có kế hoạch và chiến lược kinh doanh hợp lý.

4.2.Lợi thế cạnh tranh

ROE cho thấy doanh nghiệp hoạt động rất tốt. Không chỉ có nguồn vốn dồi dào mà hoạt động trên số vốn đó còn rất hiệu quả. Nếu ROE phát triển, thị phần của công ty có thể mở rộng.

4.3.Công cụ hỗ trợ quyết định

  • Đối với doanh nghiệp: Tùy theo thời điểm và chiến lược kinh doanh khác nhau, lãnh đạo công ty có thể đưa ra các quyết định huy động vốn để tăng hoặc giảm ROE dựa trên mục đích kinh tế.

  • Đối với ngân hàng: ROE đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình huy động vốn của doanh nghiệp. Ngân hàng sẽ quyết định có hợp tác với doanh nghiệp hay không dựa trên ROE. Nếu ROE càng cao thì khả năng thanh toán và khả năng luân chuyển vốn của công ty càng ổn định.

  • Đối với các nhà đầu tư: Dùng ROE để phân tích cổ phiếu của công ty và tránh đầu tư sai lầm.

roe có ý nghĩa gì

Ý nghĩa chỉ số ROE là kết quả hoạt động kinh doanh, lợi thế cạnh tranh,...

5. Chỉ số ROE bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

Bằng cách phân tích mô hình DuPont, có 3 thành phần là:

  • Tỷ suất lợi nhuận ròng (TSLNR): Thành phần này cho thấy được lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được từ khoản đầu tư ban đầu. Tỷ suất lợi nhuận tăng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã có được lợi nhuận cao và được tính theo công thức sau:

TSLNR = (Lợi nhuận sau thuế / Bán hàng)

  • Vòng quay tài sản (VQTS): Thành phần này được coi là bảng tính của các doanh nghiệp sử dụng tài sản có hiệu quả hay không. Nếu vòng quay tài sản tăng có nghĩa là doanh nghiệp đang tạo ra lợi nhuận nhiều hơn so với tài sản mà công ty có.
    Công thức tính là:

VQTS = (Tổng thu nhập / Tổng tài sản)

  • Đòn bẩy tài chính (DBTC) : Thành phần này phản ánh mối quan hệ giữa tài sản và vốn khả dụng của công ty, doanh nghiệp. Nếu đòn bẩy tài chính tăng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã vay một lượng lớn vốn từ bên ngoài khi hoạt động sản xuất kinh doanh. Và được tính theo công thức sau:

DBTC = (Tổng tài sản / Vốn chủ sở hữu)

các yếu tố ảnh hưởng tới roe

Có 3 yếu tố ảnh hưởng tới ROE

6. Những hạn chế của chỉ số ROE 

Tóm lại ta có thể thấy rằng, ROE cao nhiều lúc không phải là dấu hiệu tốt. Do đó, khi tìm hiểu ROE, bạn chú ý những hạn chế của chỉ số này. ROE cũng có thể làm sai lệch hoặc thay đổi do thua lỗ dài hạn, các khoản nợ lớn,...

Một hạn chế nữa là ROE có thể loại tài sản vô hình khỏi vốn chủ sở hữu của cổ đông. Đó là, bằng sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền và các mục phi tiền tệ khác. Do đó, ROE có thể bị sai và khó so sánh với các công ty có tài sản vô hình.

Hầu như, mỗi nhà đầu tư đều tính toán ROE một cách khác nhau vì họ sử dụng các thành phần khác nhau trong công thức: sử dụng vốn chủ sở hữu bình quân hai kỳ, đầu kỳ, cuối kỳ,... Việc này khiến các quyết định đầu tư không đồng nhất với nhau và đối với mỗi nhà giao dịch việc đầu tư sẽ khác nhau.


roe có những hạn chế nào

Hạn chế của chỉ số ROE là nó có thể làm sai lệch hoặc thay đổi do thua lỗ dài hạn,...

7. Mối quan hệ giữa ROE và ROA

ROA cũng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thế nhưng hơi khác là ROE được tính dựa trên nguồn vốn của chủ sở hữu, ROA được tính dựa trên tổng tài sản.

Mối quan hệ giữa ROE và ROA được xem xét thông qua tỷ số nợ và nợ càng ít càng tốt. Điều này là lý tưởng nếu tỷ số giữa nợ trên vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 1.

Theo như tiêu chuẩn quốc tế thì nếu ROE của doanh nghiệp trên 15% và ROA trên 7,5% có nghĩa là doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính.

8. Chỉ số ROE trong đầu tư chứng khoán

ROE là dấu hiệu mà nhà đầu tư cần để ý đến trước khi quyết định đầu tư vào cổ phiếu. Mọi người đều mong rằng các công ty phát hành cổ phiếu sẽ ngày càng lớn mạnh, giá trị cổ phiếu càng cao thì lợi nhuận thu về cho nhà đầu tư càng nhiều. Vì vậy, làm thế nào để bạn biết nếu một doanh nghiệp đang phát triển hoặc suy giảm? Vai trò của ROE trong đầu tư chứng khoán là gì?

Nhân ROE với tỷ lệ duy trì của công ty sẽ giúp bạn tính được tốc độ tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp. Tỷ lệ duy trì là tỷ lệ phần trăm thu nhập ròng mà công ty giữ lại để tái đầu tư nhằm tài trợ cho sự tăng trưởng sau này mà không phải vay vốn.

  • Nếu hai công ty có ROE giống nhau nhưng tỷ lệ duy trì khác nhau, thì SGR sẽ khác nhau.

  • Một cổ phiếu tăng trưởng với tốc độ chậm hơn SGR có nghĩa là cổ phiếu đó bị định giá thấp hơn hay cũng có nghĩa là thị trường để ý đến rủi ro hơn là phần thưởng.

Nhiều nhà đầu tư trên thị trường dựa vào ROE để chọn cổ phiếu yêu thích của họ. Các công ty có ROE âm hoặc cao bất thường là dấu hiệu cảnh báo và nên nghiên cứu cẩn thận. Ngoài ra, một số trường hợp hiếm hoi mà ROE âm vẫn tốt: ROE tăng khi mẫu số giảm do chương trình mua lại cổ phiếu từ dòng tiền của công ty, doanh nghiệp.

ứng dụng roe vào đầu tư chứng khoán

ROE là dấu hiệu mà nhà đầu tư cần để ý đến trước khi quyết định đầu tư vào cổ phiếu.

>>> Xem thêm: Có nên đầu tư vào chứng khoán?

9. Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?

Trên thị trường có nhiều ngành nghề kinh doanh và mỗi ngành nghề kinh doanh sẽ có ROE bình quân riêng.

Bạn không nên dùng ROE của một công ty trong lĩnh vực lợi ích cộng đồng so với mức trung bình của các công ty trong ngành xuất nhập khẩu.

  • Nguyên tắc chung: Hãy chỉ nên để ý vào các tổ chức có ROE bằng hoặc cao hơn mức trung bình của ngành mà công ty hoạt động.

  • Một số nhà đầu tư coi lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu gần với mức trung bình dài hạn của S&P 500. Khi đó 14% là tỷ lệ chấp nhận được và dưới 10% là tỷ lệ kém.

10. Lưu ý khi chỉ số ROE quá cao

một vài lưu ý khi chỉ số roe quá cao

ROE trung bình và ROE cao được yêu thích hơn ROE thấp. Tuy nhiên, ROE cao không chắc là một dấu hiệu tốt, đặc biệt là khi nó trên mức trung bình đối với các công ty cùng ngành.

Nếu thu nhập ròng lớn hơn so với vốn chủ sở hữu thì ROE cao là một dấu hiệu tốt và công ty đang tăng trưởng rất mạnh. Nhưng nếu tài khoản vốn chủ sở hữu nhỏ hơn thu nhập ròng thì rủi ro là cao.

  • Các khoản lãi nhỏ có thể là do công ty thua lỗ dài hạn và những khoản này được cập nhật là "lỗ" trên bảng cân đối kế toán. Theo thời gian, họ sẽ làm giảm vốn chủ sở hữu của công ty.

  • Nếu công ty tăng trưởng và có lãi trở lại thì kết quả ROE sẽ cao bất ngờ vì mẫu số quá thấp. Thật sai lầm khi nghĩ rằng công ty đang hoạt động và tăng trưởng mạnh mẽ.

Ngoài ra, nếu công ty có dư nợ quá nhiều, vốn chủ sở hữu cũng giảm theo sự gia tăng của nợ (vốn chủ sở hữu = tài sản - nợ phải trả). Cuối cùng, các tính toán ROE cũng cao bất thường.

Ở trên, chúng tôi đã giới thiệu rất chi tiết về ROE. Mong rằng, khi đọc bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nó.

>>> Xem thêm:   https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%A3i_nhu%E1%BA%ADn_tr%C3%AAn_v%E1%BB%91n#:~:text=ROE%20l%C3%A0%20vi%E1%BA%BFt%20t%E1%BA%AFt%20c%E1%BB%A7a,%2C%206%20th%C3%A1ng%20cu%E1%BB%91i%20n%C4%83m).

 

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

Tin liên quan