Tầm quan trọng của điểm tín dụng (Credit score). Bí quyết cải thiện điểm tín dụng
Điểm tín dụng là yếu tố để ngân hàng xem xét có đủ điều kiện để được vay tiền hay không. Vì thế khi muốn vay vốn với hình thức nào thì đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng.
Điểm tín dụng là yếu tố quan trọng cho việc đánh giá cách quản lý và chi tiêu của mỗi cá nhân và tổ chức kinh doanh. Chính vì thế, ngày này có rất nhiều đơn vị cho vay chú trọng đến điều này trước khi quyết định có cho vay vốn hay không. Từ đó, điểm tín dụng đã trở thành tiêu chí quan trọng để đánh giá người vay có thể được vay vốn và lãi suất áp dụng. Vậy điểm tín dụng là gì? Tầm quan trọng của điểm tín dụng (Credit score) và bí quyết cải thiện điểm tín dụng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây nhé!
>>> Bạn cần vay tiền gấp? Đăng ký vay ngay tại đây:
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân
Điểm tín dụng là gì?
Điểm tín dụng là chỉ số dùng để đánh giá mức độ uy tín của khách hàng dựa vào lịch sử vay vốn và hoạt động tài chính tài các ngân hàng hoặc đơn vị cho vay tài chính. Điểm tín dụng thường sẽ được đánh giá dựa trên yếu tố gồm việc trả nợ đúng hạn, số tiền đã vay và các khoản hiện có. Đây chính là tiêu chí đánh giá đến khả năng trả nợ khoản vay và đánh giá được rủi ro tín dụng của người vay.
Điểm tín dụng của mỗi cá nhân sẽ đều được Trung tâm Tín dụng quốc gia Việt Nam - gọi tắt là CIC đánh giá và ghi nhận. Đây là đơn vị thuộc quyền giám sát và quản lý của cơ quan Nhà nước.
Khi khách hàng có điểm các nhân càng càng, điểm tín dụng tốt đồng nghĩa với khả năng được vay có hơn, với mức lãi suất được ưu đãi hơn và khả năng thanh toán nợ đúng hạn cao. Ngược lại, nếu khách hàng có điểm cá nhân thấp, khả năng được đánh giá và chấp nhận khoản vay thấp, khó khăn hơn trong việc vay vốn, hoặc có thể được vay nhưng với mức lãi suất không được như mong muốn. Hầu hết các ngân hàng hay đơn vị cho vay tài chính đều sẽ có mức độ tin tưởng thấp đối với những khách hàng có điểm tín dụng thấp.
Chính vì thế, điểm tín dụng chính là tiêu chí đầu tiên để các ngân hàng và đơn vị cho vay xem xét khách hàng có đủ điều kiện được vay vốn hay không, hồ sơ có được duyệt không và mức lãi suất áp dụng là bao nhiêu.
Tầm quan trọng của điểm tín dụng
Điểm tín dụng đóng vai trò quan trọng cho người có nhu cầu vay tài chính, khả năng được vay và mức lãi suất tương ứng.
Điểm tín dụng quan trọng vì những nó có những ảnh hưởng sau đây:
-
Ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng: Các ngân hàng và đơn vị cho vay sẽ dựa vào điểm tín dụng để đánh giá về khả năng vay tài chính của bạn. Nếu bạn có điểm tín dụng cao, chứng tỏ bạn có lịch sử tín dụng tốt, khả năng thanh toán nợ đúng hạn cao. Điều này, giúp tăng khả năng vay tiền của bạn tại ngân hàng và các đơn vị tài chính.
-
Ảnh hưởng đến lãi suất vay: Điểm tín dụng có ảnh hưởng đến mức lãi suất vay mà bạn đã áp dụng. Với những người có điểm tín dụng tốt, khả năng vay tài chính với mức lãi suất thấp hơn. Vì điều đó chứng tỏ họ có khả năng trả nợ đúng hạn và rủi ro tín dụng thấp. Ngược lại, những khách hàng có điểm tín dụng thấp thì mức lãi suất sẽ cao hơn.
-
Các ưu đãi và tiện ích: Nếu bạn có điểm tín dụng cao sẽ mang đến các ưu đãi và tiện ích khác. Bạn có thể được vay với mức lãi suất ưu đãi, giới hạn tín dụng cao và khả năng cao được chấp thuận dễ dàng hơn khi xin các sản phẩm tài chính như vay mua nhà hay thẻ tín dụng. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp dịch vụ khác cũng sẽ xem xét điểm tín dụng của bạn để quyết định và đưa ra việc cung cấp dịch vụ và giá cả cho bạn.
Từ những lý do trên cho thấy điểm tín dụng rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến khả năng vay tiền, lãi suất vay. Đồng thời đó cũng là cơ hội cho những người có điểm tín dụng tốt sẽ được hưởng các ưu đãi và tiện ích từ các tổ chức tài chính và các nhà cung cấp dịch vụ khác.
Các yếu tố ảnh hưởng đến điểm tín dụng
Điểm tín dụng của mỗi khách hàng sẽ được dựa trên những quy chuẩn của Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam để đánh giá. Sau đây là 5 yếu tố ảnh hưởng đến điểm tín dụng:
Lịch sử trả nợ ( 35%)
Lịch sử trả nợ là yếu tố chiếm tỷ lệ cao nhất, quan trọng nhất trong 5 yếu tố để đánh giá điểm tín dụng. Thông qua điểm tín dụng sẽ biết được lịch sử thanh toán nợ, phản ánh được quá trình thanh toán nợ có đúng hạn hay không, bao gồm cả khoản vay đã thanh toán trước đó và khoản vay đang trả. Nếu bạn có lịch sử tín dụng tốt thì điểm tín dụng của bạn sẽ cao, khi đó khả năng xét duyệt hồ sơ vay vốn của bạn cho các khoản vay trong tương lai sẽ cao hơn. Chính vì vậy dù bạn có vay tài chính ở bất kỳ ngân hàng hàng hay đơn vị cho vay tín dụng nào cũng thế, việc trả nợ đúng hạn là yếu tố rất quan trọng.
Các khoản nợ tín dụng tính đến thời điểm cần vay ( 30%)
Các khoản nợ tín dụng tính đến thời điểm cần vay chiếm đến 30% trong 5 yếu tố có ảnh hưởng đến điểm tín dụng. Yếu tố này bao gồm các thông tin về số lượng và số tiền của các khoản vay mà bạn đang có và đã có trước đó, cùng với hạn mức và mức nợ trên thẻ tín dụng. Nó đánh giá được tổng số nợ bạn đang phải chịu, tỷ lệ nợ so với hạn mức tín dụng. Nếu bạn đang sử dụng một tỷ lệ cao của hạn mức tín dụng, điều này có thể nói là rủi ro cao, ảnh hưởng tiêu cực đến điểm tín dụng của bạn. Nếu số nợ này duy trì ở mức trung bình thì hồ sơ vay tài chính của bạn mới được chấp thuận.
Thời gian mở tài khoản tín dụng ( 10%)
Thời gian mà bạn đã mở các tài khoản tín dụng cũng sẽ được xem xét. Yếu tố này để đánh giá xem thời gian bạn mở tài khoản đã được thời gian bao lâu. Thường những tài khoản đã được mở lâu dài có ảnh hưởng tích cực đến điểm tín dụng vì điều đó cho thấy bạn có kinh nghiệm quản lý nợ theo thời gian. Với những ai có lịch sử tín dụng dài hạn, ổn định sẽ là một lợi thế cho chỉ số tín dụng của bạn.
Loại tín dụng ( 10%)
Loại tín dụng là yếu tố chiếm 10% có ảnh hưởng đến điểm tín dụng. Yếu tố này xem xét sự đa dạng các loại hình tín dụng mà bạn đang sở hữu. Đó là có thể là thẻ tín dụng, các khoản vay mua nhà, vay mua ô tô và một số loại hình tín dụng khác. Sự đa dạng trong các loại tài khoản tín dụng , cho thấy bạn có khả năng quản lý nhiều loại nợ khác nhau một cách có trách nhiệm. Đối với chỉ số tín dụng đây được xem là yếu tố tích cực.
Mở tài khoản tín dụng mới (10%)
Khi bạn mở một tài khoản tín dụng mới, việc quản lý và sử dụng tài khoản cũng sẽ ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn. Yếu tố này đánh giá số lượng tài khoản tín dụng mà bạn mới mở trong thời gian gần đây. Nếu trong thời gian ngắn mà bạn mở quá nhiều tài khoản tín dụng có thể được xem là yếu tố rủi ro, gây tác động xấu đến điểm tín dụng của bạn. Điều này, nói lên rằng bạn đang tìm cách vay nhưng lại không có khả năng trả nợ. Chính vì thế, khi càng mở nhiều tài khoản tín dụng trong thời gian ngắn thì điểm tín dụng của bạn càng thấp.
Cách tính điểm tín dụng
Điểm tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định đến khả năng vay vốn của khách hàng. Thông qua điểm tín dụng có thể đánh giá được khả năng tài chính cũng như độ uy tín của cá nhân hoặc tổ chức cần vay vốn. Cách tính điểm sẽ được dựa vào các yếu tố sau đây:
-
Kiểm tra thông tin cá nhân: Bước quan trọng đầu tiên trong quá trình tính điểm tín dụng, cần đảm bảo các thông tin cá nhân và lịch sử tín dụng của khách hàng cần được cập nhật đầy đủ và chính xác.
-
Xem xét lịch sử tín dụng: Đó bao gồm tất cả các khoản nợ đã từng được vay trước đây, lịch sử thanh toán khoản vay và cả thời gian mà khoản vay được giữ.
-
Tính toán tỷ lệ nợ so với hạn mức tín dụng: Tỷ lệ này sẽ được tính như sau: Lấy tổng số tiền nợ hiện tại chia cho tổng hạn mức tín dụng có sẵn.
-
Đánh giá số lượng và loại tài khoản tín dụng: Đánh giá qua các loại tài khoản khác nhau như, vay mua nhà, thẻ tín dụng, vay mua ô tô có thể sẽ khác nhau và ảnh hưởng đến điểm số tín dụng.
-
Thời gian trả nợ tín dụng và lịch sử trả nợ: Nếu bạn có thời gian lịch sử sử dụng một tài khoản tín dụng dài hạn có trách nhiệm, có thể sẽ cải thiện được điểm tín dụng.
Bạn cúng cần lưu ý rằng quá trình trả nợ, thanh toán nợ đúng hạn, số tiền nợ giảm và cách sử dụng các loại tín dụng cũng sẽ làm tăng hoặc giảm điểm tín dụng.
Điểm tín dụng cao mang lại những lợi ích gì?
Khi duy trì được điểm tín dụng ở mức cao sẽ mang lại nhiều lợi ích khác nhau cho cá nhân và doanh nghiệp. Điểm tín dụng cao là cơ hội để tiếp cận với các nguồn vốn với điều kiện vay thuận lợi, lãi suất thấp và nhận được nhiều ưu đãi từ các tổ chức tài chính.
Sau đây là những lợi ích mà bạn nhận được khi có điểm tín dụng cao:
-
Dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm tài chính: Người có điểm tín dụng cao sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với các sản phẩm tài chính như vay mua xe ô tô, vay mua nhà và các loại thẻ tín dụng với hạn mức cao.
-
Điều kiện vay thuận lợi: Điểm tín dụng cao là một lợi thế khi thực hiện các khoản vay sẽ có các điều kiện thuận lợi hơn như lãi suất ưu đãi, thời hạn trả nợ lâu hơn.
-
Uy tín cá nhân và doanh nghiệp được cải thiện: Điểm tín dụng là yếu tố đánh giá khả năng sử dụng tài chính và mức độ uy tín của người vau. Vì thế khi điểm tín dụng cao, phản ánh được sự tin cậy và khả năng tài chính của bạn đối với các đối tác và nhà cung cấp. Từ đó, giúp cải thiện và tăng độ uy tín của cá nhân và doanh nghiệp.
-
Tăng khả năng đàm phán tốt hơn: Nếu điểm tín dụng cao sẽ làm tăng khả năng đàm phán tốt hơn với các ngân hàng và các tổ chức tài chính. Từ đó, đạt được những điều khoản về vay mượn tốt hơn.
-
Tiết kiệm chi phí: Khi điểm tín dụng tốt bạn sẽ được vay vốn với mức lãi suất ưu đãi, đó cũng là một trong những lợi ích nhìn thấy rõ ràng. Khi lãi suất thấp, chắc chắn bạn sẽ tiết kiệm được chi phí từ lãi suất vay. Số tiền tiết kiệm này, bạn có thể sử dụng vào được nhiều mục đích khác nhau như tiết kiệm để đầu tư, chi tiêu, mua sắm hoặc chi tiêu cá nhân khác.
-
Có nhiều sự lựa chọn hơn: Khi điểm tín dụng tốt, bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn, có cơ hội để sử dụng các sản phẩm tài chính phù hợp hơn với nhu cầu và mong muốn của mình. Các tổ chức cũng có nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn đặc biệt hơn với những khách hàng có điểm tín dụng cao.
Ngoài ra, điểm tín dụng tốt sẽ giúp bạn có khả năng thành công khi muốn vay vốn cho nhu cầu cá nhân hoặc kinh doanh, giúp bạn tiết kiệm được thời gian và chi phí trong quá trình vay mượn.
Bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về cách tăng điểm tín dụng hiệu quả? Mời bạn tham khảo bài viết sau:
Điểm tín dụng: Bật mí cách tăng điểm tín dụng hiệu quả
Điểm tín dụng CIC và xếp hạng tại Việt Nam
Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam - Ngân hàng nhà nước Việt Nam ( CIC) chia điểm tín dụng và xếp hạng theo 10 hạng bậc điểm cơ bản sau đây:
-
Hạng 1: Từ 645 đến 706 điểm
-
Hạng 2: Từ 622 đến 644 điểm.
-
Hạng 3: Từ 606 đến 621 điểm
-
Hạng 4: Từ 588 đến 605 điểm
-
Hạng 5: Từ 572 đến 587 điểm
-
Hạng 6: Từ 545 đến 571 điểm
-
Hạng 7: Từ 480 đến 544 điểm
-
Hạng 8: Từ 455 đến 479 điểm
-
Hạng 9: Từ 430 đến 454 điểm
-
Hạng 10: Từ 403 đến 429 điểm
Với một khách hàng có số điểm trung bình, tức là từ hạng 5 trở lên, có thể vay tín chấp, vay trả góp với khả năng được vay cao.
Với những khách hàng đang có số điểm ở mức thấp hơn trung bình đang có nợ chậm thì rất khó được duyệt cho các khoản vay mới.
Những khách hàng đang thuộc hạng 9 và hạng 10 bị nợ xấu, đang có khả năng mất vốn.
Số điểm CIC này sẽ được cập nhật hàng tháng dựa vào quá trình sử dụng và những biến động về thông tin tín dụng của khách hàng.
Cách tra cứu điểm tín dụng nhanh chóng, chính xác
Có hai cách để tra cứu điểm tín dụng đó là tra cứu tại quầy giao dịch hoặc tra cứu online. Cụ thể như sau;
Cách tra cứu điểm tín dụng tại quầy giao dịch
Khách hàng đến trực tiếp tại quầy giao dịch của các ngân hàng để đăng ký hồ sơ mở tín dụng. Nhân viên tại quầy giao dịch sẽ có trách nhiệm hỗ trợ khách hàng tra cứu điểm số tín dụng theo đầy đủ các bước sau đây:
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký khoản vay cho nhân viên ngân hàng tại quầy giao dịch và yêu cầu được kiểm tra lịch sử tín dụng cá nhân của mình.
Bước 2: Dựa vào các thông tin các nhân trên CCCD/CMND, nhân viên tại quầy giao dịch sẽ tra được lịch sử tín dụng và trả kết quả đến cho khách hàng.
Mỗi một khách hàng sẽ được tra cứu miễn phí 1 lần/năm. Từ những lần tiếp theo, nếu bạn muốn tra cứu sẽ phải nộp mức phí 30.000 đồng/ lần nếu muốn được tra cứu điểm tín dụng.
Hướng dẫn tra cứu điểm tín dụng online
Phương thức tra cứu online là khách hàng tư tra cứu điểm tín dụng của mình trên website của Trung tâm Thông tin quốc gia Việt Nam. Để tra cứu bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Bước đầu tiên, bạn cần truy cập vào website của Trung tâm Thông tin quốc gia đúng địa chỉ: https://cic.gov.vn/
Bước 2: Đăng ký tài khoản cá nhân trên website bằng cách điền đầy đủ các thông tin của mình bao gồm: Họ và tên,ngày tháng năm sinh, số CCCD/CMND, số điện thoại sử dụng, ảnh CCCD/CMND cả mặt trước và mặt sau, ảnh chân dung, địa chỉ nhà cụ thể nơi bạn đang sinh sống. Sau đó nhập mật khẩu và xác nhận thông tin.
Bước 3: Sau khi tài khoản đã được xác thực bằng mã OTP, khi đó tài khoản của bạn đã được kích hoạt và bạn đã có thể đăng nhập được vào hệ thống.
Bước 4: Sau khi đăng nhập thành công vào hệ thống, bạn tiến hành thực hiện tra cứu điểm tín dụng của mình và biết được chính xác số điểm của mình.
Bí quyết tăng điểm tín dụng hiệu quả
Để quá trình vay vốn của mình thuận lợi, được hưởng nhiều lợi ích và ưu đãi khác nhau từ đơn vị cung cấp dịch vụ, khi đó bạn cần có điểm tín dụng tốt. Chính vì thế bạn cần biết cách xây dựng và kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để tăng điểm tín dụng của mình lên. Sau đây là một vài bí quyết giúp tăng điểm tín dụng hiệu quả:
-
Thanh toán các khoản nợ vay đúng hạn: Bạn cũng biết rằng, lịch sử trả nợ chiếm đến 35% tỷ lệ đánh giá điểm tín dụng. Vì thế, việc trả nợ đúng hạn là rất quan trọng. Việc trả nợ chậm hay bỏ lỡ bất cứ khoản vay nào đều cũng ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn. Điều này thể hiện được ý thức trả nợ, giúp tăng điểm tín dụng của bạn.
-
Giảm số nợ hiện tại: Nếu bạn đang có nợ hãy tập trung để trả bớt nợ càng sớm càng tốt. Hạn chế việc làm tăng số nợ và quản lý các chi tiêu tài chính của mình một cách tốt nhất. Việc giữ tỷ lệ nợ trên hạn mức tín dụng thấp sẽ giúp cải thiện được số điểm tín dụng của bạn.
-
Không mở quá nhiều tài khoản tín dụng mới: Mở quá nhiều tài khoản mới trong thời điểm ngắn có thể cho thấy có nhiều rủi ro ở bạn, bạn chỉ có mở mới mà không có khả năng trả nợ. Khi đó, có khả năng điểm tín dụng của bạn sẽ bị giảm. Tài khoản chỉ được mở khi thật sự cần thiết, vì thế bạn cần cân nhắc lại.
-
Kiểm tra điểm tín dụng thường xuyên: Để biết được điểm tín dụng của bạn đang ở mức nào, bạn cần kiểm tra điểm tín dụng thường xuyên. Việc này cũng rất quan trọng và ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn, nếu kiểm tra phát hiện ra có những sai sót thì việc điều chỉnh được sớm và tốt hơn.
-
Giữ lịch sử tín dụng lâu dài: Khi bạn duy trì một khoản tín dụng trong một thời gian dài và ổn định. Điều này sẽ đánh giá được sự uy tín, trách nhiệm và ổn định của bạn đối với khoản vay.
-
Không nên vay hộ người thân, bạn bè, đồng nghiệp: Mặc dù là vay hộ những người thân nhưng vẫn tiềm ẩn những rủi ro không thể biết trước được. Khi người thật sự vay tiền không trả nợ đúng hạn hoặc bùng nợ thì người bị ảnh hưởng điểm tín dụng lại chính là bạn.
Như vậy, bí quyết để tăng điểm tín dụng của bạn là bằng cách tuân thủ các nguyên tắc trên một cách có trách nhiệm. Thường xuyên theo dõi và cập nhật điểm tín dụng của mình để điều chỉnh chi tiêu để không bị vượt quá mức, từ đó cũng phát hiện được những sai sót và có sự điều chỉnh kịp thời.
Một số câu hỏi thường gặp về điểm tín dụng
Đã có nhiều câu hỏi và thắc mắc mà nhiều người vẫn chưa biết về điểm tín dụng cần được giải đáp chính xác và dễ hiểu nhất.
Lịch sử tín dụng thế nào sẽ có lợi cho người vay?
Khi bạn thanh toán khoản vay đúng hạn, số dư nợ thấp và không có nợ xấu thì đó là một tín dụng có lịch sử tốt. Điều này chứng tỏ bạn là người có trách nhiệm với khoản vay, giúp tăng khả năng chấp thuận với những điều khoản thuận lợi cho khoản vay.
Điểm tín dụng thấp có vay được ngân hàng không?
Nếu điểm tín dụng của bạn ở mức thấp, ngân hàng đánh giá về mức độ rủi ro cao, vì thế bạn sẽ không được vay hoặc vay với mức lãi suất cao. Có một số ngân hàng cũng sẽ có các sản phẩm vay dành cho những người thuộc nhóm tín dụng thấp, nhưng họ sẽ phải chịu mức lãi suất cao hơn.
Điểm tín dụng có thời hạn sử dụng không?
Điểm tín dụng sẽ không có thời hạn sử dụng cố định. Tuy nhiên, chỉ số tín dụng có thể sẽ thay đổi theo thời gian dựa vào báo cáo tín dụng. Thông tin tiêu cực như nợ xấu thường sẽ giữ trong báo cáo tín dụng trong khoảng thời gian 5 năm.
Kiểm tra điểm tín dụng bằng cách nào?
Bạn có thể kiểm tra điểm tín dụng của mình thông qua Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia ( CIC) hoặc dịch vụ chấm điểm chỉ số tín dụng trực tuyến.
Lời kết
Bài viết trên đây chỉ rõ tầm quan trọng của điểm tín dụng (Credit score), là yếu tố quan trọng trong việc quản lý chi tiêu cá nhân. Quản lý tốt ddiemr tín dụng bạn sẽ có được cơ hội tiếp cận với những sản phẩm tài chính đa dạng và tiết kiệm chi phí khi vay vốn. Vì thế, bạn hãy luôn duy trì mức tín dụng tốt để nâng cao uy tín của mình.
>>> Bạn nên quan tâm:
Tăng hạn mức tín dụng trên app vay online như thế nào?
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân