Thực trạng nợ xấu tại Việt Nam
Bối cảnh kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng gặp nhiều thách thức đã ảnh hưởng đến nhiều các hoạt động kinh tế, trong đó có tình trạng nợ xấu tại các ngân hàng và tổ chức tín dụng có những biến động liên tục, nhất là từ những năm đại dịch covid 2020 đến nay.
Trong những năm năm, quá trình xử lý nợ xấu tại các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cũng đã đạt được những thành công. Tuy nhiên, với tình trạng nợ xấu có những thay đổi qua các năm khác nhau, biến động thất thường nên quá trình xử lý còn gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp thiếu đầu ra. Để giải quyết tình trạng này, cần có những biện pháp cần được thực hiện và triển khai để tạo điều kiện cho việc xử lý nợ xấu một cách thuận lợi nhất. Vậy đâu là giải pháp? Thực trạng nợ xấu tại Việt Nam đang như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây.
>>> Bạn cần vay tiền gấp? Đăng ký vay ngay tại đây:
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân
Thực trạng nợ xấu tại Việt Nam
Tình hình nợ xấu tại Việt Nam có những biến động và thay đổi liên tục qua các năm, các quý và hàng tháng.
Theo thống kê từ số liệu báo cáo tài chính quý III/2024 của 29 ngân hàng cho thấy. Tính từ ngày 30/9/2024 tức là hết quý III/2024 đã có đến 11 ngân hàng đang có tỷ lệ nợ xấu cho vay trên mức 3%. Trong đó có các ngân hàng gồm: Ngân hàng SHB, ABBank, VietBank, PVcomBank, VIB, OCB, BVBank, VPbank, BaoVietBank, NCB, PGBank.
Trong số các ngân hàng trên, có ngân hàng PVcomBank trong suốt 9 tháng đầu năm 2024, nhà băng này đã ghi nhận lợi nhuận trước thuế gần 89 tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ năm ngoài 74,3%. Theo báo cáo tài chính cho thấy, ngân hàng PVcomBank đang có tổng cộng 3.775 tỷ đồng nợ xấu vào cuối quý III/2024. Điều đáng quan tâm và chú ý của ngân hàng ở đây là khoản nợ xấu có khả năng mất vốn ở mức 2.851 tỷ đồng, chiếm đến 75,5% nợ xẩu. Hiện tỷ lệ nợ xấu cho vay ở mức 3.69%.
Ngoài ra, ngân hàng PVcomBank đang có 7.750 tỷ đồng nợ xấu dưới dạng trái phiếu và công ty Quản lý tài sản VAMC đã trích lập 865 tỷ đồng cho khoản vay. Điều này cho thấy thực trạng nợ xấu tại Việt Nam đang ở mức lo lắng và gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, cũng có những nhà băng khác đang có tỷ lệ nợ xấu dưới mức 3%. Trong thời gian 9 tháng của quý III/ 2024 ghi nhận nợ xấu dưới tiêu chuẩn, nợ có khả năng không thu hồi được vốn tăng cao.
Tại MSB, tỷ lệ nợ xấu đang ở mức xấp xỉ 2.88% tổng dư nợ, tăng hơn so với mức 2.86% từ thời điểm cuối năm 2023 lên hơn 3.088 tỷ đồng, đồng thời cũng thời điểm ghi nhận giảm nhẹ nợ nhóm 3 và nợ nhóm 4.
Chúng ta dễ dàng đánh giá được chất lượng tại ngân hàng TPBank khi số liệu cho thấy ngân hàng này có dấu hiệu đi xuống rõ rệt. Tổng nợ xấu tăng 28% so với đầu năm, lên đến mức 5.369 tỷ đồng. Trong số đó, ngân hàng có khả năng mất vốn giảm nhẹ 10%, còn hơn 1.000 tỷ đồng. Ngược lại, nợ dưới tiêu chuẩn lại tăng lên đến 63% lên hơn 2.709 tỷ đồng và nợ nghi ngờ tăng lên 16% lên hơn 1.659 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng TPBank tăng từ 2.05% từ thời điểm đầu năm lên đến 2.29%.
Ngoài các ngân hàng trên, ngân hàng Bac A Bank cũng ghi nhận nợ xấu nội bảng tăng mạnh hơn 50% so với đầu năm, đạt 1.375 tỷ đồng do nợ có khả năng không thu hồi được vốn tăng xấp xỉ 57% và nợ nghi ngờ tăng hơn 73%. Tỷ lệ nợ xấu thống kê đến cuối tháng 9/2024 đạt 1.33%, trong khi đầu năm chỉ ở mức 0.92%.
Cũng giống các ngân hàng trên, ngân hàng BIDV có tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh trong kỳ qua, 49% là mức tăng nợ xấu tại ngân hàng này. Hiện số nợ xấu đạt 33.386 tỷ đồng và hiện đang là ngân hàng có quy mô nợ xấu lớn nhất hệ thống xét theo con số tuyệt đối. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng BIDV đã đạt mức 1.71%. Đây cũng là thực trạng nợ xấu tại Việt Nam đang khiến Chính phủ đang rất quan tâm.
Tỷ lệ nợ xấu bảo phủ ngày càng cao của các ngân hàng cũng cho thấy các ngân hàng cũng có những chuẩn bị tốt chó các rủi ro và có những ảnh hưởng đến lợi nhuận. Chính vì thế, các ngân hàng, tổ chức tài chính đều có những tính toán nhằm giữ tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức hợp lý để vừa dự phòng được nợ xấu, đồng thời cũng đảm bảo được lợi nhuận cho mình.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng thực trạng nợ xấu tại Việt Nam trong kỳ qua đang có dấu hiệu tăng và cần có những giải pháp can thiệp kịp thời. Đặc biệt là từ phía Chính phủ, vậy đó là những giải pháp nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay phần sau đây.
Các giải pháp xử lý nợ xấu của Chính phủ
Trước thực trạng nợ xấu tại Việt Nam hiện nay, để điều chỉnh lại sự gia tăng về nợ xấu tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng, Chính phủ cũng đã có những giải pháp nhất định.
-
Chính phủ cũng đang đưa ra những phương án xây dựng hệ thống pháp luật chặt chẽ và chi tiết cho hoạt động mua bán nợ, đa dạng hóa các loại hàng hóa và phương thức mua bán nợ. Yêu cầu các ngân hàng, tổ chức tín đưa ra các thông tin minh bạch về khoản nợ, về bên mua, bên bán…Đồng thời, luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu, xử lý tài sản đảm bảo để tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng thu hồi nợ được an toàn, hiệu quả.
-
Chính phủ cho phép ngân hàng nhà nước chỉ đạo các ngân hàng triển khai các biện pháp cơ cấu lại nợ và xử lý nợ xấu theo chương trình giai đoạn 2021 - 2025, tiếp tục kiểm soát và hạn chế nợ xấu mới phát sinh, nâng cao chất lượng tín dụng và giám sát chặt chẽ các hoạt động tín dụng, tình hình xử lý nợ xấu.
-
Với thực trạng nợ xấu tại Việt Nam, Chính phủ chỉ đạo ngân hàng nhà nước kiểm soát hoạt động cấp tín dụng cho các ngân hàng thông qua đánh giá xếp hạng của các chỉ số. Các ngân hàng có chất lượng tài sản tốt, trích lập đầy đủ, phòng ngừa rủi ro cao được ưu tiên cấp tăng trưởng tín dụng cao hơn.
-
Với sự kiểm soát về thực trạng nợ xấu tại Việt Nam, qua sự chặt chẽ này sẽ hạn chế được những trường hợp ngân hàng đang có rủi ro, nhưng lại được cấp tín dụng quá nhiều, điều này làm phát sinh nợ xấu tăng lên, gây nên những áp lực cho cả hệ thống về sau.
Dự báo về nợ xấu trong tương lai
Trước thực trạng nợ xấu tại Việt Nam về sự gia tăng của 9 tháng đầu năm 2024. Hiện tại dự báo về kết quả kinh doanh quý IV/2024, theo SSI Research do cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng cao, NIM sẽ thu hẹp trong 3 tháng cuối năm 2024. Tuy nhiên Quý IV là quý cuối cùng của năm, thường những thời điểm này các ngân hàng sẽ mở rộng tăng trưởng tín dụng, trích lập dự phòng và xử lý nợ xấu. Vì thế, dự báo tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng đến những tháng cuối năm này sẽ giảm còn 1.89%. Dự tính tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 14.5% trong 3 tháng cuối năm 2024.
Lời kết
Bài viết trên đây nêu rõ thực trạng nợ xấu tại Việt Nam. Từ đó giúp bạn có những nhìn nhận đúng đắn hơn về tình hình cho vay cũng như tình hình nợ xấu tại các ngân hàng hiện nay. Trước những khó khăn đó, Chính phủ cũng đã áp dụng và đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế sự tăng trưởng của nợ xấu trong thời gian này mà sau đó.
>>> Bạn nên quan tâm:
Các biện pháp phòng ngừa và quản lý nợ xấu
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân