Các biện pháp phòng ngừa và quản lý nợ xấu
Việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa và quản lý nợ xấu nợ xấu giúp giảm thiểu những rủi ro, duy trì sự ổn định về tình hình tài chính cho các tổ chức tín dụng.
Nợ xấu là một trong những vấn đề được nhiều người vay và các tổ chức cho vay tài chính đặc biệt quan tâm. Khi bạn có khoản nợ xấu, sẽ ảnh hưởng đến quá trình vay tài chính tại ngân hàng và các đơn vị cho vay khác trong tương lai. Chính vì vậy bạn cần có cách quản lý tài chính và có những kế hoạch cụ thể để không bị phát sinh nợ xấu. Vậy các biện pháp phòng ngừa và quản lý nợ xấu nợ xấu như thế nào? Hãy cùng Tima tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây nhé!
>>> Bạn cần vay tiền gấp? Đăng ký vay ngay tại đây:
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân
1. Nợ xấu là gì?
Để đưa ra được các biện pháp phòng ngừa và quản lý nợ xấu nợ, chúng ta cần hiểu rõ về khái niệm nợ xấu là gì? Nợ xấu là khoản vay quá hạn của khách hàng khi vay vốn tại các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng. Nợ xấu được xác định khi khoản vay quá thời hạn thanh toán nợ từ trên 90 ngày, bị đánh giá là khoản nợ khó có thể thu hồi được tiền gốc và tiền lãi do người vay không có khả năng chi trả cho khoản vay.
Nợ xấu là một hành vi tiêu cực có tác động và ảnh hưởng xấu đến cả đơn vị cho vay và cho người vay. Những trường hợp bị nợ xấu sẽ được liệt kê vào danh sách khách hàng bị nợ xấu trên CIC - Hệ thống của Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam. Vậy làm như thế nào để hạn chế tình trạng nợ xấu, các biện pháp phòng ngừa và quản lý nợ xấu là gì?
2. Các biện pháp phòng ngừa và quản lý nợ xấu
Để không bị dính vào nợ xấu, cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa từ nhiều yếu tố và các bên khác nhau, cụ thể sau đây
2.1. Các biện pháp phòng ngừa và quản lý nợ xấu từ phía tổ chức tín dụng
Để không xảy ra tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi các tổ chức tín dụng cần áp dụng một số biện biện pháp phòng ngừa và quản lý nợ xấu sau đây:
Thẩm định khách hàng thật cẩn thận, kỹ lưỡng
Bước quan trọng và cần thiết đầu tiên trong quá trình cho vay tài chính đó chính là bước thẩm định khách hàng, để từ đó đưa ra được gói vay phù hợp cho từng trường hợp cụ thể:
-
Kiểm tra lịch sử tín dụng: Bước này, các tổ chức tài chính có thể sử dụng các báo cáo tín dụng để đánh giá được khả năng thanh toán của khách hàng.
-
Phân tích thu nhập và các chi phí của khách hàng: Dựa vào thu nhập và những chi phí chi tiêu của khách hàng, từ đó đánh giá được họ có khả năng trả nợ được khoản vay hay không.
-
Đánh giá tài sản thế chấp: Tài sản có giá trị chính là công cụ để đánh giá khả năng chi trả và có khả năng thanh khoản cao.
Quản lý và giám sát và giám sát tín dụng
Cần thiết lập quy trình quản lý và giám sát tín dụng nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu của nợ xấu:
-
Theo dõi định kỹ các khoản vay: Các tổ chức tín dụng cần kiểm tra định kỳ tình trạng của các khoản vay để phát hiện sớm các vấn đề của các khoản vay.
-
Áp dụng công nghệ: Sử dụng các phẩm mềm quản lý để theo dõi, đánh giá và phân tích dữ liệu.
-
Phân loại nhóm nợ: Thường xuyên theo dõi và phân loại nhóm nợ để có các biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời.
Áp dụng chính sách tín dụng thận trọng
-
Có quy định rõ ràng về điều kiện cụ thể, rõ ràng và nghiêm ngặt trong các khoản vay.
-
Xác định mức lãi suất phù hợp: Để giảm thiểu và bù đắp được những rủi ro, các đơn vị cho vay cần đặt mức lãi suất phù hợp.
-
Có sự điều chỉnh về chính sách khi cần thiết: Dựa vào tình hình kinh tế tại từng thời điểm để các đơn vị cho vay, tổ chức tín dụng điều chỉnh các chính sách khi cần thiết.
2.2. Các biện pháp phòng ngừa và quản lý nợ xấu từ phía khách hàng là người vay
Từ phía khách hàng vay: Nâng cao nhận thức về tín dụng, vay vốn đúng mục đích, sử dụng vốn hiệu quả, có kế hoạch trả nợ rõ ràng cụ thể như sau:
-
Xác định vay khi thật sự cần thiết: Khách hàng chỉ vay tiền từ ngân hàng hoặc vay tại tổ chức tín dụng khi có việc thật sự cần sử dụng đến tài chính. Bạn có thể hỏi vay bạn bè, người thân trước khi vay ngân hàng, nhưng đảm bảo bạn cần thanh toán khoản vay đúng hạn.
-
Nâng cao được nhận thức và tự đánh giá được khả năng trả nợ: Để có được tài chính trả nợ khoản vay, khách hàng cần đánh giá được tình hình tài chính cũng như khả năng thanh toán khoản vay của mình, hạn chế những trường hợp khi đến hạn thanh toán nhưng lại không có đủ tài chính.
-
Có kế hoạch trả nợ cụ thể: Người vay nên để dành ra khoảng 30% thu nhập để riêng cho việc trả nợ khoản vay. Ví dụ bạn có thu nhập từ 10-12 triệu mỗi tháng, bạn nên bỏ ra khoảng từ 3 - 4 triệu cho việc trả nợ vay.
-
Sử dụng vốn vay hiệu quả: Bạn cần có kế hoạch cụ thể, rõ ràng để sử dụng khoản vay thật chính đáng và hợp lý. Đảm bảo số vốn được vay cần được sử dụng đúng mục đích, tối đa hiệu quả mang lại nhiều lợi ích và có thể làm tăng nguồn thu nhập cho người vay.
-
Cần có phương án dự phòng khác để trả nợ khoản vay, nhằm đề phòng những rủi ro có thể xảy ra.
-
Cần nắm rõ được những tác động và hậu quả của nợ quá hạn: Người vay cần tìm hiểu rõ những hậu quả nếu vướng vào tình trạng nợ xấu. Từ đó giúp họ chủ động thanh toán khoản vay khi đến hạn, để không bị phát sinh thêm chi phí phạt và những ảnh hưởng cho các khoản vay trong tương lai.
-
Quản lý chi tiêu tài chính hiệu quả: Khách hàng cần có kế hoạch chi tiêu và cách quản lý tài chính rõ ràng, nghiêm chỉnh thực hiện để đạt hiệu quả tối đa trong việc sử dụng tài chính.
-
Nhờ đến sự giúp đỡ của tổ chức tín dụng khi gặp khó khăn: Khi bạn thật sự gặp khó khăn và thật sự cần thiết, hãy liên hệ với tổ chức tài chính để nhận được sự giúp đỡ từ họ. Bạn có thể xin gia hạn thêm thời gian trả nợ, xin được giảm tiền lãi suất. Lúc này, bạn cần trình bày rõ hoàn cảnh khó khăn của mình và có kế hoạch trả nợ cụ thể để nhận được sự tin tưởng và giúp đỡ từ đơn vị cho vay.
-
Người vay cần có kế hoạch chi tiết trả nợ cụ thể: Khi vay vốn bất cứ ở đâu, nhiều hay ít, vay bất cứ ai. Người vay cần lập chi tiết rõ ràng kế hoạch để trả nợ, từ đó có động lực và hạn chế những khoản chi phí không thật sự cần thiết.
2.3. Các biện pháp phòng ngừa và quản lý nợ xấu từ phía cơ quan quản lý nhà nước
Từ phía cơ quan quản lý nhà nước: Hoàn thiện khung pháp lý, tăng cường giám sát hoạt động tín dụng.
Để hạn chế và giảm tình trạng nợ xấu, cơ quan nhà nước cũng đã áp dụng một số biện pháp quan trọng được sử dụng dựa trên cơ sở các nguyên tắc quản lý nợ xấu.
Trên đây là các biện pháp phòng ngừa và quản lý nợ xấu chúng tôi muốn chia sẻ đến tất cả mọi người nắm rõ. Để giảm thiểu tình trạng nợ xấu, các biện pháp như cải thiện quản lý tín dụng, tăng cường giám sát và thúc đẩy phục hồi kinh tế đang được triển khai mạnh mẽ tại Việt Nam. Từ đó, giúp mỗi chúng ta nhìn nhận và đánh giá được khả năng tài chính và những rủi ro khi vướng vào nợ xấu.
>>> Xem thêm: Nguyên tắc 6 cái lọ - Công thức quản lý tài chính thông minh, hiệu quả
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân