Tín dụng thương mại là gì? Tìm hiểu về tín dụng thương mại

Tín dụng thương mại là gì? Bản chất của tín dụng thương mại, tầm quan trọng của tín dụng thương mại đối với nền kinh tế, ưu nhược điểm của tín dụng thương mại, điểm giống và khác nhau giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng là gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

1. Tín dụng thương mại là gì?

tín dụng thương mại là gì?

Tìm hiểu tín dụng thương mại là gì?

1.1. Khái niệm tín dụng thương mại

Tín dụng thể hiện mối quan hệ “vay mượn” giữa bên vay và bên cho vay, Tín dụng thương mại là để chỉ mối quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp với nhau thông qua hình thức mua bán chịu, mua bán trả sau hoặc trả góp để mua hàng hóa.

Cụ thể, doanh nghiệp cho vay sẽ bán chịu hàng hóa cho doanh nghiệp đi vay trong một khoảng thời gian nhất định đã được hai bên thỏa thuận thống nhất. Bên vay có trách nhiệm hoàn trả số tiền vốn cần bỏ ra để mua hàng hóa kèm theo khoản lãi phí phát sinh khi vay mượn cho bên bán hàng.

Ví dụ: Doanh nghiệp thủy hải sản A cần 10.000 bao cám công nghiệp từ doanh nghiệp B để sử dụng trong tháng nhưng chưa thể xoay được vốn. Doanh nghiệp B đã cho doanh nghiệp A mua chịu cám trong 1 năm kèm theo điều kiện lãi phí đi kèm khi mua chịu. Quan hệ giữa doanh nghiệp A và doanh nghiệp B chính là tín dụng thương mại.

>>> Đăng ký nhận tư vấn khoản vay tại đây:

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

1.2. Cách thức hoạt động của tín dụng thương mại

Tín dụng thương mại là chỉ mối quan hệ vay mượn giữa hai doanh nghiệp có tham gia vào quá trình sản xuất của nhau, cụ thể bên đi vay cần hàng hóa của bên cho vay để vận hành việc sản xuất. 

Sản phẩm cho vay ở đây là hàng hóa, hàng hóa được xem là một bộ phận của vốn và thông qua hoạt động sản xuất của doanh nghiệp sẽ trở thành tiền. Việc mua chịu hàng hóa để sản xuất kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp xoay vòng được vốn. 

Tín dụng thương mại ra đời và ngày càng phát triển xuất phát từ yêu cầu khách quan của nền kinh tế sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp cần hàng hóa để phục vụ cho việc vận hành sản xuất liên tục, do đó nhu cầu vay mượn vốn để mua chịu hàng hóa trong kinh doanh là rất cao.

1.3. Tầm quan trọng của tín dụng thương mại

Tín dụng tiểu thương có vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp nói riêng và đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Tín dụng thương mại giúp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh hoạt động sản xuất hàng hóa, tạo ra các nguồn thu. Tín dụng thương mại giúp cho việc sản xuất của các doanh nghiệp không bị trì hoãn do thiếu vốn, giúp các doanh nghiệp vận hành theo đúng quy trình, đồng thời mở rộng mối quan hệ hợp tác cùng nhau phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh. 

2. Có các loại tín dụng thương mại nào?

Hiện nay tín dụng thương mại được phân chia thành hai loại như sau:

2.1. Tín dụng thương mại tự do

Tín dụng thương mại tư do là loại tín dụng diễn ra trong khoảng thời gian mà bên doanh nghiệp bán đang thực hiện chính sách chiết khấu cho loại hàng hóa bán ra.

2.2. Tín dụng thương mại có chi phí

Tín dụng thương mại có chi phí là loại tín dụng mà khi đó giao dịch mua bán không nằm trong thời gian được hưởng chiết khấu và chi phí phải trả sẽ bằng phần trăm chiết khấu hàng hóa.

3. Công cụ lưu thông trong tín dụng thương mại

Nếu như trong tín dụng ngân hàng, các tổ chức tín dụng cho các cá nhân/doanh nghiệp vay tiền thông qua hồ sơ tín chấp và hợp đồng vay vốn thì công cụ lưu thông của tín dụng thương mại là thương phiếu.

Trong đó, thương phiếu là loại giấy tờ xác nhận quyền đòi nợ của doanh nghiệp cho vay, doanh nghiệp đi vay phải có nghĩa vụ hoàn trả số vốn đã nợ khi đến hạn thanh toán khoản chi phí mua chịu hàng hóa. 

Thương phiếu do doanh nghiệp cho vay lập ra được gọi là hối phiếu, trong khi đó, thương phiếu do doanh nghiệp đi vay lập ra sẽ được gọi là lệnh phiếu

4. Ưu nhược điểm của tín dụng thương mại là gì?

tín dụng thương mại

Ưu nhược điểm của tín dụng thương mại

4.1. Một số ưu điểm của tín dụng thương mại

  • Nhờ có sự ra đời của tín dụng thương mại, quá trình sản xuất lưu thông hàng hóa của bên mua chịu diễn ra nhanh chóng hơn, chu kỳ sản xuất ngắn lại

  • Đối với bên bán hàng, tín dụng thương mại góp phần thúc đẩy thời lượng tiêu thụ hàng hóa, góp phần tăng nhanh vòng quanh vốn, mang lợi lợi ích cho hoạt động kinh doanh của toàn xã hội. 

  • Tín dụng thương mại là giao dịch diễn ra trực tiếp giữa hai bên: Doanh nghiệp mua chịu và doanh nghiệp bán chịu mà không thông qua các đơn vị trung gian, giảm bớt chi phí phát sinh

  • Thông qua việc mua bán chịu hàng hóa giữa hai bên thay vì vay vốn tại một đơn vị khác rồi chuyển tới mua hàng hóa, tín dụng thương mại giúp giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, giảm phí lưu thông xã hội, giảm sự phụ thuộc vốn vào các tổ chức tín dụng

  • Tín dụng thương mại giúp xây dựng mối quan hệ hợp tác cùng phát triển giữa các doanh nghiệp, có lợi cho hoạt động kinh doanh về sau.

4.2. Nhược điểm của tín dụng thương mại là gì?

  • Sản phẩm cho vay trong tín dụng thương mại chỉ giới hạn là các loại hàng hóa mà bên bán chịu có

  • Thời gian cho vay của tín dụng thương mại thường là ngắn hạn, chỉ tối đa trong vòng 1 năm

  • Tín dụng thương mại chỉ xảy ra khi hai doanh nghiệp đã từng có sự hợp tác và hai bên phải tin tưởng lẫn nhau

  • Tín dụng thương mại là đầu tư một chiều, không có sự cho vay ngược lại.

5. Tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng khác nhau thế nào?

tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng

So sánh tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng

5.1. Điểm chung của tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng

Đều là quá trình cho vay mượn giữa hai bên với điều kiện hoàn trả có chi phí phát sinh sau một khoảng thời gian nhất định.

Hoạt động tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng đều giúp thúc đẩy nền kinh tế khi vốn được sử dụng đúng người, đúng thời điểm.

5.2. Khác biệt của tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng

Vậy tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng có gì khác nhau? Hãy cùng so sánh theo bảng thông tin dưới đây!

So sánh Tín dụng thương mại Tín dụng ngân hàng
Bản chất Hoạt động mua bán chịu trong một khoảng thời gian nhất định giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Hoạt động vay mượn tiền giữa Ngân hàng/tổ chức tín dụng với cá nhân/tổ chức đang có nhu cầu về vốn
Đối tượng tham gia Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Ngân hàng/tổ chức tín dụng, các cá nhân/tổ chức
Sản phẩm tín dụng Hàng hóa Tiền
Thời hạn vay Ngắn hạn Ngắn, trung, dài hạn
Quy mô tín dụng Hạn chế, phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh, mối quan hệ giữa hai doanh nghiệp Quy mô lớn, không phụ thuộc vào mối quan hệ hay loại hình kinh doanh
Chi phí phát sinh Thường không mất phí Có phí sử dụng vốn gọi là lãi suất
Công cụ lưu thông Hợp đồng trả chậm, thương phiếu Hồ sơ vay vốn, hợp đồng tín dụng
 

Trên đây là mọi thông tin cần biết về tín dụng thương mại, hy vọng phần nào đã giải đáp được thắc mắc của khách hàng. Để được tư vấn chi tiết hơn, quý khách vui lòng điền thông tin theo mẫu đăng ký dưới đây để được hỗ trợ ngay trong ngày!

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

Tin liên quan