Chậm đáo hạn ngân hàng có sao không? Những vấn đề cần lưu ý

Chậm đáo hạn ngân hàng có sao không? Là câu hỏi rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là đối với những người đang vay ngân hàng.

Với câu hỏi chậm đáo hạn ngân hàng có sao không? Là một trong những câu hỏi của khá nhiều người, khi đang có một khoản nợ gần đến ngày cần phải thanh toán. Và đương nhiên câu trả lời sẽ là có rồi. Bởi đây là hành vi vi phạm hợp đồng vay vốn, và chính điều này sẽ mang lại cho bạn không ít phiền toái. Hãy cùng tôi tìm hiểu và lý giải những rủi ro gặp phải cho tình huống  chậm đáo hạn này nhé!

1. Đáo hạn ngân hàng là gì?

Đáo hạn ngân hàng được hiểu một cách đơn giản, đây là việc xin gia hạn thêm thời gian vay vốn ngân hàng của khách hàng. Hay còn được xem là hình thức tái vay vốn khoản vay cũ khi đã đến hạn nhưng không có khả năng trả nợ. Với hình thức đáo hạn bạn có thể thêm thời gian nợ, để thuận tiện cho công việc của mình mà không bị áp lực nhiều về tài chính.

Đáo hạn ngân hàng là gì?

Theo quy định của luật pháp Việt nam, thì đây là một hành vi xấu nhằm che đậy nợ khó đòi. Tuy nhiên, đây là một trong những trường hợp khách hàng muốn tận dụng nguồn vốn này cho việc phát triển kinh doanh.

Theo hợp đồng vay vốn, đền ngày khách hàng cần phải thanh toán cả gốc và lãi các khoản vay, nhưng chưa trả được thì sẽ phải thực hiện đáo hạn. Hiện có một số hình thức đáo hạn đó là đáo hạn tại chỗ, đáo hạn chuyển vùng, đáo hạn lấy từ nguồn vốn ngoài,..

>>> Bạn cần vay tiền gấp? Đăng ký vay ngay tại đây:

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

2. Chậm đáo hạn là gì?

Chậm đáo hạn là một khái niệm thường được sử dụng trong lĩnh vực tài chính và kế toán, để chỉ việc không thanh toán nghĩa vụ tài chính vào thời hạn đã đặt ra theo hợp đồng. Nó thường được sử dụng để nói về tình trạng khi một cá nhân hoặc tổ chức không thực hiện trả khoản nợ cũ vào ngày đáo hạn hoặc trước ngày đáo hạn một khoảng thời gian nhất định.

Chậm đáo hạn là gì?

Việc chậm đáo hạn mang lại rất nhiều vấn đề cho khách hàng, bao gồm phải trả tiền phạt do trễ ngày hoặc sẽ chịu lãi suất cao, làm giảm điểm uy tín tín dụng và nhiều hậu quả tài chính tiêu cực khác. Riêng đối với doanh nghiệp, nếu chậm đáo hạn sẽ gây ra khó khăn trong việc quản lý dòng tiền, và ảnh hưởng đến các đối tác, mối quan hệ kinh doanh.

3. Nếu chậm đáo hạn ngân hàng có sao không?

Vẫn còn rất nhiều khách hàng thắc mắc tại sao cần thực hiện đáo hạn đúng hạn? Điều đó là hiển nhiên và dễ hiểu ai cũng lường trước được rằng, nếu bạn trễ ngày đáo hạn khoản vay thì sẽ phải chịu những hình phạt từ phía ngân hàng, nhằm đảm bảo rằng bạn thực hiện theo đúng cam kết trong hợp đồng vay vốn.

Chậm đáo hạn ngân hàng có sao không?

Cụ thể những rắc rối mà bạn gặp phải khi chậm hạn đáo hạn đó là:

- Khách hàng chậm đáo hạn sẽ bị ngân hàng liên tục thúc giục thanh toán nợ bằng cách gọi điện thoại, gửi tin nhắn thông báo, gặp mặt trực tiếp hoặc thông qua một bên thứ ba nào đó. Việc đòi nợ từ ngân hàng sẽ khiến cho bạn gặp vô vàn rắc rối, thậm chí một số ngân hàng còn áp dụng những biện pháp cứng rắn, mạnh tay như gửi thông báo tới nơi làm việc, gia đình, địa phương, người thân quen và bạn bè…Việc này sẽ khiến cho khách hàng xấu hổ và phiền toái.

- Đối với khoản vay quá hạn mà chưa trả, ngân hàng sẽ tính lãi phạt chậm đáo hạn với mức lãi suất khá cao thường là 150% lãi vay theo quy định. Từ đó khoản lãi phạt này đội lên một con số lớn, đối với các doanh nghiệp hay cá nhân thì đây sẽ là khoản chi phí phát sinh tương đối là lớn, làm  ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả kinh doanh.

- Khi quá hạn 10 ngày, khoản vay này sẽ bị chuyển sang nhóm nợ 2 và quá 90 ngày sang nhóm nợ 3 (nhóm nợ xấu). Khi bị rơi vào nhóm nợ 3 (nợ xấu) bạn đã có lịch sử xấu và tất cả các ngân hàng sau này đều có thể tra ra được thông tin của bạn trên CIC. Bạn hầu như không thể vay thêm khoản vay nào nếu có lịch sử nợ xấu như vậy.

Vậy chậm đáo hạn có sao không? Và đương nhiên câu trả lời là “CÓ” rồi phải không. 

Ví dụ cụ thể về chậm đáo hạn ngân hàng:

Giả sử bạn có một khoản vay từ ngân hàng với thỏa thuận bạn phải thanh toán số tiền này vào ngày 1 tháng 5. Tuy nhiên, do khó khăn tài chính hoặc quản lý không tốt, bạn không thể thanh toán vào ngày đó. Thay vào đó, bạn thanh toán số tiền vào ngày 15 tháng 5. Trong trường hợp này, bạn đã chậm đáo hạn 15 ngày.

Vậy là bạn đã vi phạm vào hợp đồng vay vốn. Số ngày chậm đáo hạn này bạn phải chịu mức lãi khá cao, nếu bạn tiếp tục không đảo hạn hay không thanh toán lãi và gốc của khoản vay cũ, có thể bạn sẽ bị ngân hàng tố kiện.

4. Kinh nghiệm xử lý khi chậm đáo hạn

Xử lý tình trạng chậm đáo hạn có thể đòi hỏi sự linh hoạt, chủ động và tư duy sáng tạo. Dưới đây là một số kinh nghiệm và gợi ý để giúp bạn xử lý tình huống chậm đáo hạn tốt nhất:

Kinh nghiệm xử lý khi chậm đáo hạn

  • Thận trọng và chủ động thông báo với ngân hàng

Khi nhận thấy được rằng mình sẽ chậm đáo hạn, hãy thông báo ngay lập tức cho bên ngân hàng mà bạn vay vốn. Việc này sẽ cho họ biết rằng bạn là người chủ động và có ý định giải quyết vấn đề. Không trốn tránh trách nhiệm.

  • Chủ động đề xuất giải pháp không làm chậm đáo hạn

Khi thông báo với ngân hàng về khả năng mình sẽ bị chậm đáo hạn, bạn không chỉ giải thích về tình hình mà còn đề xuất các giải pháp cụ thể, phù hợp với tính huống. Có thể là thương lượng kỳ hạn mới, xem xét phương thức thanh toán khác nhau, hoặc đề xuất một kế hoạch trả nợ linh hoạt.

  • Tìm hiểu về chính sách chậm đáo hạn của ngân hàng bạn vay

Một số ngân hàng có thể sẽ có chính sách linh hoạt cho tình huống chậm đáo hạn. Nếu bạn nắm vững các chính sách và quy định của ngân hàng, hãy thương lượng với đơn vị bạn vay để có thể gia hạn thêm hoặc tìm cách đáo hạn đúng hạn cho bạn.

  • Kiểm soát chi tiêu tài chính cá nhân, doanh nghiệp

Kiểm soát tài chính cá nhân hoặc doanh nghiệp để tránh chậm đáo hạn với ngân hàng

Hãy kiểm soát tài chính, kế hoạch tài chính rõ ràng, xác nhận nguyên nhân dẫn đến chậm đáo hạn của bạn. Có thể cần cắt giảm chi tiêu hay tìm nguồn thu nhập mới ổn định, hoặc có kế hoạch chi tiêu rõ ràng, tránh chi tiêu lạm phát nhằm đảm bảo tính ổn định chi tài chính. Điều này sẽ giúp bạn trả nợ đúng hạn.

  • Hợp tác và xây dựng mối quan hệ tích cực với ngân hàng

Hãy thể hiện sự hợp tác và ý chí cộng tác để giải quyết vấn đề. Xây dựng mối quan hệ tích cực tạo sự tin tưởng hiểu thông và sẵn sàng giúp đỡ từ phía ngân hàng.

  • Học từ kinh nghiệm và điều chỉnh kế hoạch tài chính của mình

Hãy học hỏi kinh nghiệm từ những người từng gặp phải tình trạng chậm đáo hạn, hoặc có thể học từ chính bản thân. Từ đó rút ra kinh nghiệm cho mình từ những sai lầm. Cố gắng điều chỉnh chi tiêu để tránh rơi vào tình trạng tương tự xảy ra sau này.

  • Mỗi cá nhân/ doanh nghiệp hãy duy trì tính chân thật và trung thực

Tiếp tục phát huy tính chân thật và trung thực trong quá trình xử lý chậm đáo hạn với ngân hàng, từng bước xây dựng niềm tin từ phía đơn vị, luôn giữ cho mình mối quan hệ lành mạnh.

5. Lợi ích của việc đáo hạn đúng ngày là gì?

Mặc dù đáo hạn ngân hàng không phải là điều mà mọi người mong muốn làm, nhưng trong trường hợp phải đáo hạn thì việc này cũng mang đến những lợi ích nhất định cho khách hàng:

Lợi ích của việc đáo hạn đúng ngày

  • Ngân hàng sẽ cho nhân viên tư vấn về tài chính cho bạn. Từ đó đưa ra những hướng giải quyết hợp với tình huống của khách hàng nhất.

  • Đáo hạn sẽ giúp bạn thoát khỏi nỗi lo về tài chính, tạo điều kiện để tiếp tục thực hiện công việc kinh doanh mà không bị gián đoạn.

  • Không bị rơi vào tình trạng nợ xấu nếu bạn kịp đáo hạn ngân hàng.

  • Khoản vay mới này sẽ được duyệt nhanh chóng và dễ dàng hơn khoản vay ban đầu.

  • Bạn có quyền lựa chọn một đơn vị tài chính phù hợp với mức lãi suất thấp hơn ngân hàng hiện tại bạn đang vay.

6. Những hình thức đáo hạn ngân hàng mới nhất hiện nay

Hiện nay, có hai hình thức đáo hạn ngân hàng phổ biến nhất, đó là đáo hạn khoản vay ngân hàng và đáo hạn gửi tiết kiệm ngân hàng.

Đáo hạn tiết kiệm

  • Đáo hạn khoản vay 

Đáo hạn khoản vay là kết thúc quá trình vay, thời hạn vay và người vay phải trả lại số tiền cùng với lãi suất theo thỏa thuận ban đầu cho ngân hàng. Ngày đáo hạn, ngày vay sẽ được ghi rõ ràng trên hợp đồng.

Trước khi lên kế hoạch đáo hạn ngân hàng, bạn cần chuẩn bị và đảm bảo đủ tiền để trả khoản vay này. Trường hợp không chuẩn bị đủ tiền, hãy đàm phán với đơn vị cho vay để được gia hạn thêm hoặc chọn hình thức trả nợ sao cho phù hợp.

  • Đáo hạn tiết kiệm

Đáo hạn gửi tiết kiệm là kết thúc quá trình một hợp đồng gửi tiết kiệm theo thời hạn đã được định trước. Khi đến ngày đáo hạn tiết kiệm, người gửi có quyền lựa chọn rút toàn bộ số tiền gốc và lãi suất đã được tích lũy trong tài khoản tiết kiệm của mình. Hoặc ngân hàng sẽ tự động gia hạn thêm thời gian gửi tiết kiệm với kỳ hạn và mức lãi suất như cũ nếu bạn không có nhu cầu tất toán.

7. Các phương pháp đáo hạn ngân hàng nào phổ biến nhất

Có 3 phương pháp đáo hạn ngân hàng thông dụng nhất đó là: Đáo hạn tại chỗ, đáo hạn chuyển vùng, đáo hạn từ vay bên ngoài để trả nợ cho ngân hàng.

Các phương pháp đáo hạn ngân hàng nào phổ biến nhất

  • Đáo hạn tại chỗ là gì?

Với hình thức đáo hạn tại chỗ, người vay bắt buộc phải có tài sản thế chấp theo yêu cầu của ngân hàng cho vay. 

Phương pháp đáo hạn này khá đơn giản bởi được thực hiện tại ngân hàng cho vay và thích hợp đối với các khoản vay thế chấp.

Trong trường hợp đáo hạn tại chỗ, ngân hàng sẽ xem xét hồ sơ vay, đánh giá lại tình hình kinh doanh của bạn và khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng của từng đối tượng.

  • Đáo hạn chuyển vùng là gì?

Đối với phương pháp đáo hạn chuyển vùng, khi đã đến hạn thanh toán, người vay phải vay một khoản tiền mới ở một ngân hàng khác, để trả nợ cho khoản vay cũ của ngân hàng bạn đang vay. Khi vay mới thì kỳ hạn và lãi suất vay sẽ ưu đãi hơn.

  • Vay đáo hạn từ nguồn vay bên ngoài để trả nợ cho ngân hàng

Với phương thức vay đáo hạn bên ngoài, người vay sẽ tìm đến các tổ chức cá nhân hay tổ chức tín dụng ngoài để vay tiền trả cho khoản nợ ngân hàng. Thông thường khoản vay này thường có lãi suất khá cao. Sau khi đã trả nợ cho ngân hàng xong, bạn có thể quay lại vay ngân hàng để trả cho khoản nợ được vay từ tổ chức tín dụng hay cá nhân, nhằm giảm lãi suất.

8. Làm thế nào để không chậm đáo hạn ngân hàng

Để không phải lo lắng cho tình huống chậm đáo hạn ngân hàng có sao không, bạn cần tìm phương án tốt nhất sao cho không xảy ra tình huống này. Và đây là những phương án tối ưu bạn có thể tham khảo:

Làm thế nào để không chậm đáo hạn ngân hàng

  • Lập kế hoạch trả nợ chi tiết: Khi vay vốn ngân hàng, khách hàng cần lập kế hoạch trả nợ chi tiết, bao gồm số tiền cần trả mỗi tháng, thời gian trả nợ,... Kế hoạch này sẽ giúp khách hàng kiểm soát được dòng tiền và đảm bảo thanh toán khoản vay đúng hạn.

  • Tạo nguồn thu nhập ổn định: Để đảm bảo khả năng trả nợ, khách hàng cần có nguồn thu nhập ổn định. Nguồn thu nhập này có thể đến từ tiền lương, tiền công, kinh doanh,...

  • Tiết kiệm tiền: Khách hàng nên có thói quen tiết kiệm tiền để có thêm nguồn tài chính dự phòng cho trường hợp gặp khó khăn trong việc trả nợ.

  • Liên hệ với ngân hàng khi gặp khó khăn: Nếu gặp khó khăn trong việc trả nợ, khách hàng nên chủ động liên hệ với ngân hàng để tìm giải pháp giải quyết. Ngân hàng có thể xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ,... để giúp khách hàng nhanh chóng tháo gỡ khó khăn.

Vậy chậm đáo hạn ngân hàng có sao không? Với câu hỏi này hy vọng bài viết đã cho bạn câu trả lời thỏa đáng nhất. Hãy thật cẩn trọng trong chi tiêu, có kế hoạch và phương án rõ ràng để tránh làm chậm đáo hạn. Bởi điều này mang lại không ít rắc rối cho bạn. Chúc bạn may mắn!

>>> Bạn nên quan tâm: 
Phân biệt đảo nợ và đáo hạn ngân hàng - Thông tin mới nhất hiện nay

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

Tin liên quan