Tìm hiểu về nhân viên tín dụng? Nhiệm vụ chính của nhân viên tín dụng?

Bạn hiểu thế nào là một nhân viên tín dụng? Nhân viên tín dụng của các công ty tài chính thường phụ trách những công việc gì? Làm thế nào để trở thành một nhân viên tín dụng giỏi? Hãy cùng tham khảo ngay thông tin trong bài viết sau.

1. Tìm hiểu về nhân viên tín dụng 

Nhân viên tín dụng

Tìm hiểu về nhân viên tín dụng. Nhân viên tín dụng là ai?

Nhân viên tín dụng được xem là công việc khá đặc thù của riêng ngành tài chính, không đơn thuần chỉ là một nhân viên kinh doanh tiếp xúc và chăm sóc khách hàng, công việc của một nhân viên tín dụng yêu cầu người làm phải hài hòa giữa tiếp thị, tạo mối quan hệ với khách hàng, mở rộng tập khách hàng và kiểm soát rủi ro cũng như tránh mọi cám dỗ liên quan đến các mối quan hệ cá nhân và tiền bạc. Đó là lý do, người làm công việc này phải có sự mềm dẻo, tâm lý vững vàng và chịu được áp lực mà không phải bất cứ ai cũng làm được.

Yêu cầu đầu vào của nhân viên tín dụng ngân hàng rất khắt khe, đòi hỏi rất nhiều tiêu chí: Ngoại hình, học vấn, khả năng giao tiếp, khả năng phân tích, thẩm định hồ sơ, tâm lý vững vàng,... Nhưng khi vào ngành, áp lực còn lớn hơn, bao gồm áp lực từ khách hàng, cấp trên, áp lực từ việc giải ngân, rủi ro, nợ xấu và chỉ tiêu đặt trên đầu mỗi tháng. 

>>> Cần hỗ trợ vay tiền nhanh trong ngày, vui lòng điền thông tin theo mẫu đăng ký dưới đây, nhân viên tư vấn sẽ gọi điện ngay cho bạn!

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

2. Nhân viên tín dụng làm những công việc gì?

Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều đơn vị cho vay vốn từ ngân hàng, công ty tài chính, khách hàng cá nhân cho vay hay tiệm cầm đồ do đó cạnh tranh trong ngành tín dụng đang ngày càng trở nên gay gắt, gánh nặng đặt lên vai những nhân viên tín dụng, đòi hỏi họ phải chủ động tiếp cận khách hàng, mang về những đơn vay cho ngân hàng.

Mỗi công ty/ngân hàng sẽ có những cơ chế riêng tuy nhiên nhìn chung nhân viên tín dụng tại các tổ chức cho vay vốn thường phải làm những nhiệm vụ sau:

Nhân viên tín dụng

Nhân viên tín dụng làm những công việc gì?

  • Tiếp thị và tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Là nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng của mỗi nhân viên tín dụng, giúp mang về doanh thu cho ngân hàng cũng như thu nhập cho chính họ. Khách hàng ở đây là những cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế… có nhu cầu vay vốn hoặc các khách hàng đang sử dụng dịch vụ của ngân hàng (Thẻ ATM, thẻ tín dụng, gửi tiết kiệm,...) nhưng chưa biết rõ về dịch vụ vay vốn ngân hàng cung cấp.

  • Trực tiếp làm việc và tư vấn cho khách hàng

Căn cứ vào nhu cầu của khách hàng, khả năng đáp ứng của khách hàng cũng như khả năng cung ứng dịch vụ theo chế độ của ngân hàng để tư vấn, hướng dẫn khách hàng về mọi thủ tục cần thiết. Khâu này cần có sự chuẩn bị kỹ càng, làm việc rõ ràng, minh bạch, thao tác xử lý nhanh chóng để mang lại hài lòng cho khách hàng. Nếu xét thấy khách hàng không đủ điều kiện để vay vốn tại ngân hàng, hãy thông báo lại ngay để tránh việc chờ đợi, làm mất thời gian của hai bên.

  • Thẩm định hồ sơ khách hàng

Để đảm bảo khách hàng có đủ điều kiện để vay tiền không, nhân viên tín dụng phải tiến hành thẩm định người vay dựa trên các tiêu chí: Độ tin cậy của khách hàng, mức lương, khả năng tài chính, mục đích vay vốn, phương án trả nợ, khả năng trả nợ cả gốc và lãi hàng tháng, thẩm định tài sản đảm bảo…

Với một số đơn vay đặc biệt, cần lập tờ trình thẩm định hoặc báo cáo thẩm định theo quy trình của ngân hàng và trình các cấp xét duyệt cho vay hoặc từ chối cho vay. Tuy nhiên nên hạn chế thực hiện bước này để không làm mất thời gian của khách hàng.

  • Lập hồ sơ giải ngân cho khách hàng

Sau khi hoàn tất thẩm định, nhân viên tín dụng hỗ trợ khách hàng hoàn tất các thủ tục vay vốn, lập các loại hợp đồng theo quy định của ngân hàng: Hợp đồng vay vốn, hợp đồng thế chấp, các loại hồ sơ pháp lý, hồ sơ mục đích vay, hồ sơ tài sản tích lũy… Tiến hành giải ngân và thông báo cho khách hàng.

  • Kiểm tra việc sử dụng vốn vay

Sau khi giải ngân thành công, nhân viên tín dụng cần kiểm tra tình trạng sử dụng vốn vay của khách hàng theo quy định của ngân hàng và theo dõi việc trả nợ gốc và lãi có đủ và đúng hạn theo quy định của hợp đồng.

  • Chuyển nhóm nợ cho khách hàng khi đến kỳ hạn 

Tiến hành phân loại và chuyển nhóm nợ của khách hàng tùy thuộc vào tình hình trả nợ của họ. Xử lý thu hồi nợ trước hạn, gọi điện đôn đốc khách hàng trả nợ với những khoản vay quá hạn, phát sinh nợ xấu, nợ chú ý. Kiểm tra đề xuất đối với khoản vay xin gia hạn, lập các thủ tục đáo hạn và tham gia khởi kiện đối với các khoản nợ xấu.

  • Tất toán hợp đồng vay cho khách

Tất toán hợp đồng vay cho khách hàng, giải chấp cho tài sản đem thế chấp và trao lại cho khách hàng, xóa đăng ký giao dịch đảm bảo. Với khách hàng tất toán trước hạn hoặc sau hạn, tiến hành thu các loại phí theo quy định hợp đồng.

>>> Xem thêm: Vay tín chấp không trả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự

3. Thế nào là một nhân viên tín dụng giỏi?

Nhân viên tín dụng

Một nhân viên tín dụng giỏi phải có phẩm chất gì?

Là một công việc áp lực, đòi hỏi nhiều kỹ năng và kinh nghiệm, đặc biệt phải tránh được những cám dỗ về tiền và các mối quan hệ cá nhân để làm việc một cách minh bạch nhất, để trở thành một nhân viên tín dụng giỏi không phải là điều dễ dàng.

Thứ nhất, bạn cần chuẩn bị tâm lý chấp nhận mọi rủi ro. Rủi ro trong tín dụng là điều không thể tránh khỏi và cũng chính là những hành trang giúp bạn trở thành một nhân viên tín dụng giỏi. Nếu thường xuyên sợ hãi hay lo lắng về những rủi ro xảy đến, việc chuyển ngành chỉ là sớm muộn.

Thứ hai, nhân viên tín dụng giỏi phải là người nắm chắc kiến thức và hiểu sâu về kiến thức. Bạn là người làm việc và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, là người đang thuyết phục họ tin tưởng để vay vốn, do đó bạn phải mang đến cho họ niềm tin và sự vững chắc. Bạn nói hay, nói nhiều, cư xử niềm nở, đó là những kỹ năng của giao tiếp của một nhân viên Sales, nhưng với 1 nhân viên tín dụng, như vậy là chưa đủ. Những điều bạn nói cần phải đúng, chính xác và sâu sắc để có thể giải đáp đúng, nhanh mọi thắc mắc của khách hàng với ngân hàng, với dịch vụ.

Thứ ba, là một nhân viên tín dụng, bạn cần tập thói quen lắng nghe kỹ càng lời nói của khách hàng, lời nói của sếp, như vậy mới có thể hiểu sâu, hiểu rõ ràng và tiến hành mọi việc một cách thuận lợi.

Cuối cùng, để hạn chế tối đa rủi ro trong tín dụng, người nhân viên tín dụng cần “làm chắc” tất cả các khâu, theo đúng quy định của ngân hàng, đánh giá một cách trực quan nhất và không để các mối quan hệ cá nhân làm ảnh hưởng đến quá trình làm việc, như vậy, những rủi ro sẽ khó xảy đến với bạn.

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

Tin liên quan