Những hình thức lừa đảo khi vay tiền qua app vay online

Hiện nay có những hình thức lừa đảo nào khi vay tiền qua App vay online, hãy cùng tìm hiểu để tránh rơi vào các bẫy tín dụng nguy hiểm khi có nhu cầu vay vốn nhanh trong ngày!

1. Vay tiền qua app online có an toàn không?

1.1. Vay tiền qua app online là gì?

Vay tiền qua app vay tiền online là hình thức vay online thông qua ứng dụng vay vốn trên điện thoại do các tổ chức tín dụng cung cấp nhằm giúp khách hàng đăng ký vay tiền dễ dàng, thuận tiện hơn chỉ bằng vài thao tác đơn giản trên điện thoại.

1.2. Vay tiền qua app online có an toàn không?

Lướt đọc tin tức trên internet, ắt hẳn chúng ta sẽ không còn xa lạ với những tiêu đề bài báo: “Cảnh giác lừa đảo khi vay tiền qua app”, “Tín dụng đen núp bóng app vay tiền online”, “Vay 10 triệu qua app online, sau 2 năm nợ hơn 2 tỷ”, “Vay tiền triệu trả tiền tỷ khi vay qua app online” hay “Người đàn ông bán nhà để trả nợ vay tiền qua app”... 

Vậy vay tiền qua app online có an toàn không? Xuất phát từ mong muốn mang lại kênh vay tiền thuận tiện, nhanh chóng cho khách hàng, đặc biệt là những người trẻ tuổi, app vay online ra đời. Rất nhiều ngân hàng, ng ty tài chính, Sàn giao dịch tài chính uy tín đều đã sử dụng hình thức này để giúp người vay tiếp cận khoản vay dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, cùng với đó, app vay tiền online cũng trở thành phương tiện để các tổ chức tín dụng đen tiếp cận người vay và chiếm lợi. 

Do đó, để vay tiền qua app online an toàn, người vay cần tỉnh táo trước các bẫy tín dụng, biết cách phân biệt giữa app vay uy tín và các app lừa đảo hoặc app tín dụng đến để lựa chọn cho mình địa chỉ vay phù hợp.

Cảnh báo các hình thức lừa đảo khi vay tiền qua app

>>> Bạn cần vay tiền gấp trong 2 giờ? Đăng ký vay ngay tại đây:

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

2. Cảnh báo các hình thức lừa đảo khi vay tiền qua App

Hiện nay trên thị trường có các hình thức lừa đảo khi vay tiền qua app nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay!

2.1. Lừa đảo khi vay tiền qua App bằng cách thu phí trước vay

Hình thức lừa đảo quen thuộc nhưng vẫn có rất nhiều khách hàng gặp phải khi đi vay vốn. Lợi dụng tâm lý cần vay tiền gấp của khách hàng, các đối tượng lừa đảo này yêu cầu người vay nộp trước một khoản phí và được giải thích là phí duyệt vay/phí giải ngân (thông thường được tính bằng 5% - 10% của khoản vay được duyệt, ví dụ khách hàng được hứa duyệt khoản vay 30 triệu, khi đó bạn sẽ cần phải nộp trước 1,5 triệu - 3 triệu tiền phí)

Vay vốn là hình thức vay rồi trả có kèm theo lãi, phần lãi này chính là chi phí cho việc vay tiền của bạn. Do đó, với các hình thức yêu cầu nộp phí trước vay, có thể khẳng định hầu hết đều là lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

Các đối tượng lừa đảo này núp bóng app cho vay tiền online, cung cấp dịch vụ vay tiền online qua app với thủ tục cực kỳ đơn giản, gần như chỉ cần khai báo thông tin và không phải nộp bất cứ loại giấy tờ hồ sơ nào, cùng với đó là lãi suất thấp. Sau khi người vay khai báo thông tin, các app này sẽ thông báo khoản vay của khách hàng đã được duyệt và để nhận tiền giải ngân, người vay cần nộp trước một khoản phí gọi là phí cho vay. Do tâm lý đang cần tiền gấp lại cảm thấy khoản phí này không đáng là bao so với số tiền vay được nên khách hàng thường chấp nhận nộp phí.

Tuy nhiên, sau khi nộp phí, khoản vay của khách hàng sẽ không được giải ngân, cũng không thể liên hệ với bên cho vay, đến lúc này người vay mới phát hiện ra mình đã bị lừa, vừa không thể vay tiền lại vừa bị mất tiền. 

Một số đối tượng lừa đảo thậm chí còn tinh vi hơn, thực hiện giải ngân đầy đủ khoản vay đầu tiên khiến khách hàng tin tưởng vay nhiều tiền hơn sau đó mới thực hiện hành vi lừa đảo “sủi tăm”.

2.2. Lừa đảo khi vay tiền mức lãi suất cao

Cách thức lừa đảo phổ biến nhất trên app vay tiền online. Bên cho vay giới thiệu dịch vụ cho vay với mức lãi suất phải chăng, chỉ từ 10% - 15%/năm và thủ tục vay rất đơn giản, người vay chỉ cần cung cấp thông tin cơ bản, số điện thoại tham chiếu của người thân hoặc đồng nghiệp và ảnh chụp CMND/CCCD 2 mặt là đã có thể vay tiền. Khoản vay qua các app này không cao, thông thường dao động từ 1 triệu - 30 triệu. 

Tuy nhiên sau khi giải ngân và tiến hành trả nợ, khách hàng mới tá hỏa nhận ra, lãi suất thật sự không phải là 10 - 15%/năm mà là lên tới 100 - 200%/năm. Thậm chí, khi khách hàng trả nợ trễ hạn trong một vài ngày, số tiền lãi này sẽ lên tới 1000 - 2000%/năm, một con số rất khủng khiếp.

2.3. Lừa đảo bằng cách không giải ngân vẫn đòi nợ

Một cách thức lừa đảo trắng trợn khi các đối tượng này chào mời khách hàng bằng dịch vụ vay đơn giản, dễ dàng. Sau khi khách hàng đăng ký vay xong, chúng sẽ thông giải ngân khoản vay nhưng thực chất không có khoản vay nào được gửi đến khách hàng.

Tuy nhiên, hệ thống của các đối tượng lừa đảo này vẫn ghi nhận đơn vay thành công. Sau một thời gian, chúng bắt đầu đòi nợ khách hàng bằng những hành vi thiếu văn minh, làm phiền người thân, đồng nghiệp, ép buộc khách hàng phải trả nợ dù chưa vay được tiền.

2.4. Lừa đảo chiếm đoạt thông tin khách hàng

Một hình thức lừa đảo tuy không gây nguy hại đến tài chính của khách hàng tuy nhiên vẫn gây ra nhiều ảnh hưởng xấu và hệ quả về sau. Khách hàng bị lừa đăng ký vay tiền tuy nhiên đơn vay vì nhiều lý do không được duyệt. Tuy nhiên thông tin khách hàng đăng ký trên hệ thống vẫn tồn tại và được các app vay tiền này thu thập và đem bán cho các đơn vị khác có thể là các bên cho vay, bảo hiểm,... Khách hàng sau đó liên tục bị làm phiền bởi các bên mua tệp data của app lừa đảo kia.

3. Bị lừa đảo khi vay tiền qua App phải làm gì?

Phải làm gì khi vay tiền qua app bị lừa đảo?

Nếu không may trở thành đối tượng bị lừa đảo khi vay tiền qua app vay online, đặc biệt là với hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lừa đảo thu lãi phí cao, khách hàng không nên thuận theo bên lừa đảo mà phải ngay lập tức trình báo vụ việc lên cơ quan có thẩm quyền, cụ thể ở đây là: Cơ quan công an khu vực sinh sống, viện kiểm sát, cơ quan điều tra an, cơ quan tố tụng…

Quy trình các bước trình báo lừa đảo như sau:

Bước 1: Chuẩn bị thông tin trình báo

  • Đơn tố giác, biên bản tường trình ghi rõ nội dung vụ việc, hành vi lừa đảo

  • Hồ sơ cá nhân (giấy tờ chứng minh thư, thông tin cá nhân cơ bản)

  • Các giấy tờ, ảnh chụp chứng minh hành vi lừa đảo của app vay tiền online (ảnh chụp màn hình, tin nhắn đe dọa,...)

Bước 2: Trình báo lên cơ quan có thẩm quyền

Người bị hại cầm giấy tờ trình báo ra cơ quan công an tại địa phương để được hướng dẫn, hỗ trợ trình báo lên cơ quan có thẩm quyền. Khi xác định được cơ quan nhận đơn trình báo lừa đảo, khách hàng có thể gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

Bước 3: Xác minh xử lý vụ việc

Sau khi gửi đơn tố cáo hành vi lừa đảo, bạn hãy chờ đợi để cơ quan có thẩm quyền liên hệ xác minh và làm rõ vụ việc. Người bị hại hãy thành thật khai báo, hợp tác để điều tra và xử lý vụ việc. 

Đối với các vụ việc lừa đảo nghiêm trọng, phía bị hại có thể liên hệ với cơ quan báo chí, cung cấp thông tin lừa đảo để vụ việc được đưa lên báo, là lời cảnh tỉnh cho những người đi vay khác cảnh giác.

Đường dây nóng để khai báo hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản khi vay tiền qua app vay online khách hàng có thể tham khảo: Đường dây nóng của công an 113 hoặc 069.219.4053 của cục Phòng an ninh mạng và chống tội phạm công nghệ.

4. Lời khuyên giúp bạn tránh không bị lừa đảo khi đi vay tiền

Lời khuyên giúp bạn thoát bẫy lừa đảo khi vay tiền qua app

4.1. Mẹo tránh bẫy lừa đảo khi vay tiền

Để tránh bị lừa khi vay tiền qua app online, hãy tham khảo các lời khuyên sau:

  • Không nộp phí trước: Không nộp bất kỳ khoản phí nào, kể cả phí bảo hiểm, trước khi nhận tiền giải ngân. Khách hàng chỉ trả nợ sau khi nhận tiền và đến hạn thanh toán.

  • Xác minh giải ngân: Nếu bị yêu cầu trả nợ mà chưa nhận tiền, hãy liên hệ ngay với ngân hàng để xác minh.

  • Tìm kiếm thông tin: Trước khi vay qua app, tìm hiểu kỹ về app trên Google hoặc xin review từ người dùng trước qua Facebook. Tránh vay từ các app có ít thông tin.

  • Lãi suất và phí: Làm rõ lãi suất hàng tháng và phí phạt khi trả nợ trễ hoặc trước hạn. Ghi âm các cuộc gọi tư vấn để làm bằng chứng.

  • Đọc kỹ hợp đồng: Đọc kỹ điều khoản hợp đồng và giữ lại một bản.

4.2. Cách lựa chọn địa chỉ vay an toàn

Để vay tiền qua app online an toàn, hãy làm theo các hướng dẫn sau:

  • Chọn app uy tín: Lựa chọn các app có thương hiệu uy tín như Home Credit, Fe Credit, Tima, MCredit.

  • Tránh phí trước: Không vay từ địa chỉ yêu cầu nộp phí trước, có điều khoản mập mờ hoặc không rõ về lãi suất hàng tháng.

  • Website rõ ràng: Chọn app có website rõ ràng và thông tin trên mạng xã hội (Facebook).

  • Địa chỉ làm việc: Nên chọn app có địa chỉ làm việc trực tiếp như phòng giao dịch, điểm bán, văn phòng đại diện. Khi gặp vấn đề, bạn có thể đến trực tiếp để được hỗ trợ.

  • Yêu cầu giấy tờ: Tránh vay từ app không yêu cầu giấy tờ hồ sơ, chỉ cần khai báo thông tin hoặc cung cấp ảnh CMND/CCCD. Những app này tiềm ẩn rủi ro về tín dụng đen với lãi suất cao.

5. Giải đáp một số vấn đề về xử lý lừa đảo khi vay tiền qua app

Giải đáp thắc mắc về việc vay tiền qua app online

  • Vay tiền qua app có bị nợ xấu không?

Với các app vay tiền chính thống của các ng ty tài chính, sàn giao dịch tài chính… khách hàng vay tiền không trả sẽ bị ghi vào lịch sử tín dụng do trung tâm CIC quản lý và gặp nhiều khó khăn trong lần vay sau.

Đối với các app không chính thống, app tín dụng đen, việc vay trả của khách hàng sẽ không làm ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng của bạn. Tuy nhiên, người vay sẽ phải đối mặt với các biện pháp đòi nợ thiếu văn minh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ng việc, cuộc sống hàng ngày, không chỉ với bạn mà còn với người xung quanh.

  • Vay tiền qua app online không trả có sao không?

Khách hàng vay tiền qua app không trả sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự, yêu cầu về việc hoàn trả đầy đủ lãi và gốc như trong hợp đồng kèm các khoản phí phát sinh. 

Trong trường hợp người vay không thể trả nợ, bên cho vay có thể siết nợ bằng cách thu giữ tài sản để thanh lý bù cho khoản nợ. 

  • Làm gì khi bị các app vay tiền online khủng bố đòi nợ

Bạn có thể sẽ bị khủng bố điện thoại, tin nhắn khi không trả nợ kịp cho các app vay tiền thậm chí là bị khủng bố chỉ bởi vì người thân, bạn bè vay tiền nhưng không trả. Trong trường hợp này, bạn cần:

  • Không nghe điện thoại khủng bố sau 9 giờ tối (đây là khung giờ pháp luật quy định các tổ chức tín dụng không được gọi điện đòi nợ khách hàng)

  • Chủ động làm rõ sự việc, trình bày kế hoạch trả nợ và đưa ra cam kết trả nợ. Trong trường hợp người thân vay vốn, cần liên hệ với họ để xác minh làm rõ và có biện pháp xử lý.

  • Khi bị đòi nợ, không nên bỏ trốn khỏi nơi cư trú

  • Trường hợp đòi nợ thiếu văn minh, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, bạn hoàn toàn có thể tố cáo app cho vay

  • Tìm hiểu và nắm được luật về vay nặng lãi để đối phó với các app cho vay tín dụng đen khủng bố nợ.

Trên đây là thông tin quan trọng về lừa đảo thông qua vay tiền qua app vay online, hy vọng mang đến cho khách hàng những kiến thức quan trọng, hữu ích. Để được hỗ trợ vay tiền online nhanh, an toàn, quý khách vui lòng để lại thông tin theo mẫu đăng ký dưới đây!

>>>Xem Thêm: Kinh nghiệm và những lưu ý khi sử dụng app vay tiền online

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

Tin liên quan