Tất tần tật về tiền tệ - Khái niệm, chức năng, cách đầu tư

Đầu tư tiền tệ sẽ giúp bạn có thêm nguồn thu nhập thụ động, chẳng hạn như đầu tư P2P, giao dịch ký quỹ ngoại tệ,...

1. Tiền tệ là gì?

Hầu hết mọi người đều biết rằng tiền tệ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, nhưng lại không hiểu chính xác nó là gì? 

tiền tệ là gì

Tiền tệ là một phạm trù kinh tế

Tiền tệ được coi như một vật ngang giá chung, phương tiện trao đổi hàng hóa, dịch vụ được chấp nhận thanh toán trong một nhóm người, một khu vực, một đất nước nào đó. Sự ra đời và phát triển của tiền tệ gắn liền với sự phát triển của toàn nền kinh tế - xã hội. Bạn có thể hiểu đơn giản tiền tệ là đồng tiền hợp pháp được quốc gia phát hành phục vụ cho việc lưu thông hàng hóa.

Hiện nay, mỗi quốc gia đều quy định tiền tệ chung và được phát hành và quản lí bởi cơ quan nhà nước, thường là Ngân hàng Trung Ương.

Tên loại tiền tệ

Viết tắt

Quốc Gia

Đô la Mỹ

USD

Hoa Kỳ

Việt Nam Đồng

VND

Việt Nam

Euro

EUR

Châu Âu

Bảng Anh

GBP

Anh Quốc

Yên

JPY

Nhật Bản

Nhân dân tệ

RMB

Trung Quốc

Rúp

RUB

Nga

Frank

CHF

Thụy Sĩ

 

Vậy bản chất của tiền tệ là gì?

  • Là một loại hàng hóa đặc biệt: Như đã nói ở trên thì tiền tệ được coi như một vật ngang giá chung, vì vậy, nó cũng là một loại hàng hóa có người mua, người bán, có lợi nhuận thu về. Trong đó, tỷ giá cũng sẽ phụ thuộc vào lượng cung cầu trên thị trường

  • Có hai thuộc tính:

    • Giá trị: tiền tệ có thể đổi được bao nhiêu hàng hóa khác trong lưu thông.

    • Giá trị sử dụng: Tiền tệ có thể thỏa mãn nhu cầu trao đổi, sử dụng của xã hội hay không?

    • Tiền tệ ra đời góp phần tăng tốc độ trao đổi hàng hóa, tiết kiệm chi phí trao đổi, đẩy mạnh quá trình chuyên môn hóa và hiệu quả sản xuất.

​>>> Đầu tư ngay nhận lãi suất cao: 

VUI LÒNG NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN TƯ VẤN
Nếu bạn không có nhu cầu đầu tư mà muốn vay tiền tại Tima vui lòng đăng ký tại đây.

2. Chức năng và vai trò của tiền tệ

chức năng & vai trò của tiền tệ

2.1. Chức năng

  • Phương tiện trao đổi: Thực hiện giá trị hàng hóa, khắc phục được những hạn chế của quá trình trao đổi trực tiếp, giúp tiết kiệm chi phí.

  • Đơn vị tính toán giá trị: Hàng hóa có thể so sánh với nhau về mặt lượng, tiết kiệm chi phí giao dịch và tăng hiệu quả sản xuất xã hội.

  • Phương tiện tích lũy: tích lũy sức mua trong thời gian nhận thu nhập đến khi sử dụng.

2.2. Vai trò 

Tiền tệ là tiền tệ phát triển kinh tế quốc dân, đồng thời là một công cụ để xây dựng một hệ thống kiểm soát hoạt động, căn cứ của thanh tra giám sát và xử lí vi phạm nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của một quốc giá. Hơn nữa, tiền tệ còn là cơ sở để hình thành nên hoạt động tài chính tín dụng nhằm phân phối vốn lưu động trên thị trường một cách có hiệu quả.

3. Một số loại tiền tệ

3.1. Các loại hình tiền tệ

Các loại hình thái

Ưu điểm

Hạn chế

Tiền hàng hóa

Điều kiện để hàng hóa được chọn làm tiền tệ: hàng háo thông thường có tần số trao đổi nhiều.

- Khó khăn trong việc chia nhỏ để trả lại tiền lẻ.

- Không đồng nhất, khó bảo quản.

- Khó di chuyển với khối lượng lớn

- Chỉ được chấp nhận thanh toán trong một vùng nhất định.

Tiền kim loại

- Dễ bảo quản

- Dễ chia nhỏ để trả lại, dễ hợp nhất.

- Thanh toán đồng nhất.

- Khó khăn trong di chuyển.

- Dễ khan hiếm tài nguyên vàng

Tiền giấy

- Tuy không có giá trị nhưng do có sự tín nhiệm của mọi người mà nó được coi là có giá trị và được lưu thông.

- Dễ vận chuyển với khối lượng lớn

- Chi phí in án, chạm khắc thấp.

- Có nhiều mệnh giá khác nhau

- Dễ rách, dễ bị làm giả

- Cồng kềnh, mất an toàn khi giao dịch với khối lượng lớn.

- Có thể rơi vào tình trạng bất ổn định do sự phức tạp với việc giữu tiền giấy khan hiếm trong lưu thông.

- Khó điều chỉnh để phù hợp với sự trao đổi hàng hóa.

Tiền qua ngân hàng

- Tiết kiệm chi phí giao dịch

- Tốc độ thanh toán cao, an toàn, đơn giản => tăng hiệu quả kinh tế

- Thuận tiện cho việc thanh toán các giao dịch có giá trị lơn.

- Chi phí về thời gian, xử lý chứng từ.

- Chi phí hiện đại hóa ngân hàng.

3.2. Một số tiền tệ đang lưu hành hiện nay

một số tiền tệ  đang lưu hành

Có 4 loại tiền tệ chính được lưu hành

  • Vàng: Đây là loại tiền tệ được tất cả các nước trên thế giới dự trữ và thanh toán các khoản thâm hụt cán cân ngân sách. Có một số nước áp dụng các đồng tiền vàng hay bạc để thanh toán. Điển hình như Hoa Kỳ hay các nước châu Âu.

  • Tiền giấy: hay còn được gọi là giấy bạc ngân hàng, xuất hiện khá lâu đời thay thế cho tiền vàng bởi các ưu điểm nêu trên. Một số nước áp dụng trong thanh toán như Trung Quốc, Hoa Kỳ,...

  • Tiền polymer: là loại tiền tệ được in ấn trên vật liệu pholymer, được Australia nghiên cứu và phát hành. Tuy nhiên, loại tiền này chỉ hợp pháp và lưu hành thanh toán trên khoảng 23 quốc gia như Australia, Việt Nam, Thái Lan,...

  • Tiền điện tử: Đây là loại tiền tệ xuất hiện từ cuối thế kỉ trước, tuy nhiên, trong những năm trở lại đây mới trở lên bùng nổ, đặc biệt là sau Covid -19. Tiền điện tử hay còn gọi là tiền mã hóa, đưuọc tạo ra từ dữ liệu mạng và chỉ sử dụng được trên môi trường internet. Tuy được các nhà đầu tư đánh giá cao, nhưng tiền điện tử không được công nhận tại hầu hết các nước, trong đó có Việt Nam. Một số đồng tiền có thể nhắc đến như Bitcoin, Ethereum, Binance Coin,....

4. Thị trường tiền tệ 

4.1. Thị trường tiền tệ

Thị trường tiền tệ (hay còn được gọi là thị trường vốn ngắn hạn) là nơi diễn ra hoạt động giao dịch, luân chuyển vốn trong nền kinh tế giữa các bên thừa vốn và các bên thiếu vốn. 

phân loại  thị trường tiền tệ

Có 2 cách phân loại thị trường tiền tệ

 

4.1.1. Phân loại thị trường theo hình thức tổ chức

  • Thị trường chứng khoán sơ cấp

Thị trường sơ cấp là nơi phát hành các công cụ tài chính lần đầu tiên với giá được ấn định sẵn hoặc theo hình thức đấu giá và hoạt động trên thị trường này diễn ra không liên tục và tùy từng đợt. Thị trường này cung cấp vốn cho các chủ thể phát hành. 

Ví dụ, đầu năm 2013, Vingroup phát hành gần 228 triệu cổ phiếu với mệnh giá 10.000VNĐ/cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu lên 9.281,1 tỷ đồng. Vậy Vingroup đã phát hành khoảng 228 triệu cổ phần trên thị trường sơ cấp.

  • Thị trường chứng khoán thứ cấp.

Thị trường sơ cấp là nơi mua đi bán lại các công cụ tài chính đã được phát hành trên thị trường sơ cấp với giá phụ thuộc vào cung cầu của thị trường và hoạt động trên thị trường này được giao dịch nhiều lần và liên tục. Khác với thị trường sơ cấp, thị trường này luân chuyển vốn, tăng tính lỏng và xác định lại giá của các công cụ chứng khoán.

 Ví dụ, Vingroup phát triển mạnh mẽ, lợi nhuận tăng cao, các cổ đông có thể bán cổ phần của mình đi với các mức giá khác nhau. Hoạt động này sẽ diễn ra tại thị trường thứ cấp.

4.1.2. Phân loại thị trường theo công cụ nợ

Thị trường

Khái niệm

Đặc điểm

Thị trường ngoại hối

Thị trường mà ở đó tiền tệ của các nước khác nhau được đem ra trao đổi với nhau.

- Được tổ chức tập trung tại các trung tâm tài chính lớn như New York, Tokyo, London,...

- Mức độ bán lẻ sẽ được các ngân hàng, các tổ chức tài chính tại từng quốc gia thực hiện.

Thị trường tiền gửi 

Thị trường mà dòng vốn được luân chuyển liên tục giữa các chủ thể qua các hợp đồng và chứng chỉ tiền gửi

- Đối tượng tham gia chính là các tổ chức tài chính tiền gửi như ngân hàng, hiệp hội,... với chức năng chính là huy động nguồn vốn từ gửi tiết kiệm để cho vay hoặc đầu tư vào các mục tiêu khác nhau

Thị trường tín dụng

Thị trường mà các bên tham gia có thể mua các chứng khoản nợ như trái phiếu

- Bao gồm các thị trường nhỏ như thị trường tín dụng ngân hàng, thị trương tín dụng thương mại, thị trường tín dụng Nhà nước.

- Giá trái phiếu trong thị trường tín phiếu biến động chủ yếu là do lãi suất trong nền kinh tế thay đổi

Thị trường vay nợ

Thị trường trao đổi, mua bán các công cụ như hối phiếu, công phiếu,....

- Được phân chia thành công cụ nợ như ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.

- Có sự thỏa thuận giữa người vay và người nắm công cụ nợ.

- Có lợi nhuận cố định

 

5. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá tiền tệ

các yếu tố ảnh hưởng đến  tỷ giá tiền tệ

  • Lam phát: Đây là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến giá tiền. Bất kỳ nước nào cũng muốn nâng cao giá trị đồng tiền của mình. Vậy bước đầu tiền là cần giữ mức tỷ lệ lạm phát ở mức ổn định, bởi tỷ lệ lạm phát càng cao thì đồng nội tệ sẽ càng mất giá.

  • Cán cân thương mại và tài khoản vãng lai: Hai nhân tố này có tác động ảnh hưởng lẫn nhau, đồng thời ảnh hưởng đến tỷ giá đồng nội tệ. Nếu xuất khẩu ít hơn nhập khẩu, chứng tỏ, nước đó đang bị thâm hụt tài khoản vãng lai và cán cân ngân sách.

  • Tình hình chính trị: hầu hết các doanh nghiệp lớn hay các nhà đầu tư cá nhân khi muốn đầu tư vào một đất nước nào đó thì việc đầu tiên họ tìm hiểu sẽ là tình hình chính trị. Nếu chính trị không ổn định, sẽ lan rộng ra tất cả các lĩnh vực khác. Đặc biệt nếu quốc gia đó có chiến tranh thì đồng nội tệ chắc chắn sẽ sụt giảm nghiêm trọng. Ngoài ra, các quốc gia có nền chính trị ổn định thường có xu hướng phát triển kinh tế, có các chính sách thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

  • Tình hình kinh tế - xã hội: GDP bình quân đầu người cũng là nhân tố quyết định đến việc đầu tư nước ngoài. GDP càng cao thì lượng tiêu dùng cùng nhu cầu càng tăng cao. Đây chính là điểm thu hút nhà đầu tư nước ngoài trong chính sách phát triển kinh tế nói trên.

6. Cách đầu tư tiền tệ

một số cách  đầu tư sinh lời

6.1. Gửi tiết kiệm bằng ngoài tệ

Không chỉ gửi tiết kiệm bằng đồng nội tệ mà hiện nay các ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ gửi tiết kiệm bằng đồng ngoại tệ, hơn nữa, lãi suất cũng vô cùng tốt. Tương tự như đồng nội tệ, các bước, lãi suất hay kỳ hạn đều khá giống nhau.

Tuy nhiên, hình thức này có một vài nhược điểm như lãi suất thấp hơn đồng nội tệ, rủi ro mất giá do lạm phát hoặc đổi sang đồng nội địa.

6.2. Mua bán ngoại tệ

Đây cũng là cách đầu tư sinh lời. Bạn có thể thu mua và bán đi hưởng phần chênh lệch giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ.

Với hình thức này, bạn có thể trở thành nhà trung gian với các thao tác đơn giản. Hình thức này cũng có những hạn chế như: ngoại tệ dễ mất giá, không thu lời quá cao,...

6.3. Giao dịch ký quỹ ngoại tệ

Giao dịch ký quỹ là hình thức mua bán hợp đồng phái sinh, kiếm lời dựa vào các biến động giá ngắn hạn. Hình thức này có khá nhiều ưu điểm như có thể giao dịch, thanh toán online, thời gian không hạn chế, vốn đầu tư thấp,...

6.4. Đầu tư vào chứng khoán

Chứng khoán là kênh đầu tư khá lâu đời và quen thuộc với nhiều người. Ưu điểm của đầu tư chứng khoán là sinh lời nhanh, tuy nhiên, đi kèm với đó là mức độ rủi ro cao, đòi hỏi nhà đầu tư cần phải có những chiến lược lâu dài cùng với đó là sự hiểu biết, tầm nhìn rộng, tâm lý vững vàng.

6.5. Đầu tư cho vay ngang hàng

Cho vay ngang hàng (tên tiếng Anh: P2P Lending), đây là một xu hướng cho vay xuất hiện tại Việt Nam. Một số ưu điểm khi đầu tư vào đây như đa dạng hóa danh mục đầu tư, lợi tức hấp dẫn do lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm, ít rủi ro hơn chứng khoán,...

Và trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến tiền tệ. Mong rằng bài viết này đã giúp cho bạn hiểu hơn về khái niệm cũng như chứng năng cùng cách đầu tư tiền tệ. Hãy theo dõi Tima để cập nhật thêm những kiến thức cùng các bài viết mới nhất nhé!

 

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

Tin liên quan