Thế nào là quỹ dự phòng tài chính? Cần bao nhiêu tiền để lập quỹ?

Quỹ dự phòng tài chính là một khoản tích kiệm cần thiết nhằm mục đích sử dụng khi tài chính xấu nhất. Vậy quỹ dự phòng có bao nhiêu thì phù hợp?

1. Qũy dự phòng tài chính là gì? Bản chất của quỹ

Quỹ dự phòng tài chính là gì

Khái niệm về quỹ dự phòng tài chính.

Qũy dự phòng tài chính là số tiền được tích lũy của một cá nhân để phòng ngừa những trường hợp xấu có thể xảy ra trong tương lai như: rủi ro không lường trước, bệnh tật, sự cố tài chính,... Hay nói một cách dễ hiêu, quỹ dự phòng tài chính là một khoản tích kiệm cần thiết trích ra từ một phần thu nhập nhằm mục đích sử dụng trong những trường hợp tài chính xấu nhất xảy ra trong tương lai. 

Qũy dự phòng hoàn toàn khác so với quỹ tiêu dùng hay quỹ đầu tư, mua nhà, mua xe. Theo đó, bản chất của quỹ dự phòng là để “dự phòng” những khó khăn có thể xảy ra trong tương lai. Mặc dù mỗi cá nhân không thể lường trước những tổn thất có thể xảy ra sau này. Tuy nhiên, để chủ động trong cuộc sống bạn cần chuẩn bị nguồn tài chính một cách hợp lý.

>>> Đầu tư nhận lãi suất lên tới 18%/năm, ngay tại đây: 

VUI LÒNG NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN TƯ VẤN
Nếu bạn không có nhu cầu đầu tư mà muốn vay tiền tại Tima vui lòng đăng ký tại đây.

2. Tầm quan trọng và vai trò của quỹ dự phòng tài chính cá nhân 

tầm quan trọng và vai trò của quỹ dự phòng tài chính cá nhân

Vào đầu năm 2021, nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Những doanh nghiệp, nhà máy, công ty buộc phải đóng cửa để thực hiện chống dịch. Do đó, tình trạng thất nghiệp của công nhân đã tăng lên mức báo động. 

Mỗi ngày, báo đài đưa tin về hàng ngàn người lao động phải rời thành phố trở về quê làm việc vì không có thu nhập và không có tiền tiết kiệm để có thể trụ lại được tại thành phố.

Chúng ta có thể thấy rằng không ai có thể đoán trước được sự thay đổi của cuộc sống trong tương lai. Bên cạnh các vấn đề rủi ro chung, còn có nhiều biến cố cá nhân khác như: Tai nạn, bệnh tật,... Tất cả, đều có thể trở thành gánh nặng khó mà vượt qua được nếu không có dự phòng tài chính. Dự trữ tài chính cá nhân được coi như là một vị cứu tinh, khi mà bạn dành ra tiết kiệm một khoản tiền cho tương lai. Nếu bạn không cần sử dụng quỹ này trong tương lai thì có thể để dành, tích lũy thêm cho lương hưu.

Những lý do mà bạn cần có quỹ dự phòng tài chính cá nhân, bao gồm:

  • Đảm bảo rằng bạn có một cuộc sống an toàn trong mọi trường hợp có thể xảy ra trong tương lai như: Biến cố, rủi ro,… Số tiền trong quỹ này sẽ giúp bạn trang trải những chi phí phát sinh đó. 

  • Giúp bạn tránh rơi vào cảnh nợ nần, vay mượn tiền bạc. Khi không có đủ tiền, bạn sẽ có xu hướng vay nợ để trả những khoản chi tiêu ngoài tầm kiểm soát.

  • Các quỹ phòng hộ giúp bạn tự tin hơn trong công việc và đưa ra các quyết định đầu tư tốt hơn.

  • Giúp mọi người xây dựng lên các bước để lập kế hoạch tài chính cá nhân và biết tiết kiệm một cách hiệu quả và khoa học hơn. Từ đó, bạn sẽ không còn thói quen bội chi dẫn đến khủng hoảng tài chính hay nợ nần.

3. 5 Lợi ích khi chuẩn bị quỹ dự phòng tài chính

5 lợi ích của quỹ dự phòng tài chính

Có 5 lợi ích khi lập quỹ dự phòng tài chính

Quỹ dự phòng tài chính cá nhân sẽ mang lại cho bạn những lợi ích sau:

  • Giúp giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng và kịp thời, tránh các trường hợp tồi tệ hơn có thể tiếp tục phát sinh.

  • Giúp bạn độc lập về tài chính, không cần vay mượn, dựa dẫm vào bất kỳ ai.

  • Học được thói quen tiết kiệm.

  • Giảm tình trạng thất nghiệp.

  • Giúp bạn vượt qua được khó khăn khi gặp vấn đề về: Tài chính, kinh doanh, bệnh tật,...

Tất cả các vấn đề trên đều sẽ được giải quyết bằng nguồn dự trữ của bạn. Khi đối mặt với một tình huống xấu, bạn sẽ không cần phải lo lắng đến việc giải quyết các vấn đề về tài chính. Nếu bạn đã và đang trải qua những khó khăn như trên, hãy nhanh tay xây dựng cho mình một quỹ dự phòng cá nhân bền vững trong tương lai.

4. Cần bao nhiêu tiền dành cho quỹ dự phòng tài chính?

Có lẽ, đến thời điểm này đã có rất nhiều bạn đọc nhận ra được tầm quan trọng của việc dự trữ tài chính cá nhân. Vậy khoản dự trữ này nên giữ ở mức nào?

Giá trị của dự phòng tài chính sẽ khác nhau đối với mỗi người, tùy thuộc vào môi trường sống, thói quen tiêu dùng và nhu cầu đặc biệt của từng người. Để xác định số tiền bạn cần cho khoản dự trữ của mình, bạn hãy tham khảo ví dụ dưới đây.

Ví dụ: Một tháng bạn tiêu 7 triệu, 6 tháng dự phòng sẽ cần: 7 × 6 = 42 triệu.

Như vậy, dựa vào số tiền bạn có cùng với thói quen tiêu dùng và nhu cầu của mình bạn đã có thể đưa ra cho bản thân quỹ dự phòng tài chính phù hợp nhất.

5. Cách xây dựng quỹ dự phòng tài chính cá nhân

Việc xây dựng quỹ dự phòng tài chính cá nhân cần có một kế hoạch cân đối và cụ thể, được thực hiện càng nhanh càng tốt. Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu thì những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hình dung ra cách đầu tư tài chính cá nhân hiệu quả.

5.1. Xác định số tiền cần cho quỹ dự phòng tài chính

Trước tiên, bạn cần xác định số tiền cần thiết cho quỹ dự phòng, thời gian xây dựng và cách sử dụng kinh phí. Tùy thuộc vào thu nhập hàng tháng của bạn, bạn có thể khấu trừ bất kỳ đâu từ 5% đến 15% tổng thu nhập vào khoản dự phòng của mình. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo rằng số tiền bị trừ không ảnh hưởng đáng kể đến chi tiêu hàng tháng và khoản tiết kiệm dài hạn của bạn.

5.2. Tiết kiệm và cắt giảm chi phí

Tiết kiệm và cắt giảm chi phí

Để kế hoạch dự phòng phát huy tác dụng tốt nhất, bạn cần bắt đầu chi tiêu và cắt giảm những khoản chi không cần thiết. Khi nhận lương, hãy có kế hoạch chi tiêu cụ thể để tránh việc chi tiêu ngoài ý muốn. 

Thay đổi thói quen chi tiêu và có lối sống thông minh sẽ giúp bạn nhanh chóng xây dựng quỹ dự phòng thành công.

5.3. Xây dựng quỹ khẩn cấp

Trong kế hoạch quỹ dự trữ của bạn, bạn cần xây dựng một quỹ khẩn cấp tồn tại ít nhất từ ​​3 đến 6 tháng. Đây là khoản dự phòng quan trọng mà bạn nên thiết lập để đề phòng bệnh tật hoặc khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp. 

Con số này sẽ tăng dần trong quá trình sao lưu. Vì vậy, bạn cần kiên trì xây dựng quỹ để đạt được mục tiêu càng nhanh càng tốt và nhanh chóng có một cuộc sống thoải mái hơn.

5.4. Mua bảo hiểm nhân thọ

Mua bảo hiểm nhân thọ là một trong những cách xây dựng khoản dự phòng rủi ro được nhiều người áp dụng nhất. Bằng cách này, người dùng sẽ mua các gói bảo hiểm tùy theo nhu cầu của mình. Khi xảy ra rủi ro, các vấn đề không đáng có, bạn sẽ được bên bảo hiểm chi trả theo hợp đồng đã đưa ra.

Có nhiều loại hình bảo hiểm nhân thọ như: Bảo hiểm sinh sản, bảo hiểm tương lai, bảo hiểm tử kỳ,... Tuy nhiên, phương thức này cũng có những hạn chế nhất định so với hình thức tự kinh doanh. Nếu người dùng rút tiền vì lý do cá nhân thì các chính sách bảo vệ và số tiền đã thanh toán có thể sẽ bị mất hoặc chỉ được trả lại một nửa số tiền.

5.5. Gửi ngân hàng

Bạn có thể đem số tiền dự trữ gửi vào tài khoản tiết kiệm ngân hàng để tích trữ và sinh lời. Đây là giải pháp bảo vệ tài chính phổ biến, có tính an toàn cao nên bạn có thể yên tâm gửi kiệm tiền vào ngân hàng và rút tiền mỗi khi cần.

5.6 Hình thức đầu tư P2P 

Đây là hình thức cho vay ngang hàng, được thực hiện thông qua nền tảng trực tuyến và thông qua trang web, không cần thế chấp tài sản. Hình thức đầu tư này thường có quy mô nhỏ và ngắn hạn, chủ yếu dành cho mục đích tiêu dùng và đầu tư nhỏ.

Được ra đời tại Anh, tổ chức ngày càng phát triển nhanh chóng sang Mỹ (LendingClub, Prosper,...), và phổ biến nhất là tại Trung Quốc (Tiền trực tiếp).

Tại Việt Nam, tổ chức P2P mới chỉ xuất hiện từ năm 2016 nên còn khá mới mẻ, nhưng hứa hẹn là “Cơ hội sinh lời nhiều hơn cho nhà đầu tư và là giải pháp cho vay dễ dàng, có nhiều lợi ích hơn cho người cần vốn”.

Đây được xem là một hình thức tiềm năng đứng đầu xu hướng, tạo cơ hội cho nhà đầu tư tối ưu hóa lợi nhuận và giúp người vay dễ dàng tiếp cận nguồn vốn.

đầu tư p2p lending

Đầu tư P2P Lending đang là xu hướng đầu tư hiện nay

Nói đến cho vay P2P tại Việt Nam, không thể không kể đến Tima - Nền tảng kết nối tài chính số một tại Việt Nam. Được biết tới là địa chỉ phát triển và đi đầu trong lĩnh vực này, cho đến nay hệ thống đã và đang được hoàn thiện hơn về kết nối, đánh giá và phân loại khách hàng.

Tính tới thời điểm hiện tại, Tima đã đạt được những con số rất ấn tượng:

  • 4,5 triệu người đăng ký vay.

  • 6 triệu đơn vay đã được xử lý.

  • Tổng mức tiền đã chi vượt 93 nghìn tỷ đồng.

Vì vậy, nếu bạn muốn thử đầu tư vào hình thức giao dịch tài chính này thì hãy tới với Tima - một lựa chọn thông minh, đáng tin cậy.

6. Kế hoạch xây dựng quỹ tài chính cá nhân hiệu quả

Để xây dựng quỹ dự phòng tài chính cá nhân hiệu quả và lâu dài, bạn cần có kế hoạch. Dưới đây là một số gợi ý bạn có thể tham khảo để tìm ra phương pháp tiết kiệm tiền phù hợp cho mình:

  • Trích khoảng 2-5% thu nhập hàng tháng để đầu tư hưu trí.

  • Xây dựng quỹ tài chính khẩn cấp: điều này sẽ giúp bạn trang trải chi phí sinh hoạt trong ít nhất 3 tháng.

  • Trích 5-10% thu nhập để đầu tư vào kiến ​​thức.

  • Tiết kiệm một số tiền cho những sở thích cá nhân như: Đi du lịch, đi chơi với bạn bè, mua sắm,…

  • Tuyệt đối không sử dụng nợ xấu: Sử dụng thẻ tín dụng, vay lãi suất trên 7%.

  • Trích 10% thu nhập, mở rộng kênh đầu tư để có nguồn thu nhập cao hơn.

7. 6 Bước đơn giản để lập quỹ dự phòng tài chính

6 bước xây dựng quỹ dự phòng tài chính

Làm sao để có được quỹ dự phòng tài chính cá nhân tốt nhất.

Tiết kiệm tiền không phải là điều dễ dàng. Không ngoa khi nói rằng việc tiết kiệm đủ tiền trong 3-6 tháng gần như là điều không thể đối với một số người. Nhưng nếu làm theo 6 bước lập quỹ tiết kiệm dự phòng sau đây, bạn sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu của mình.

  • Tính toán chi tiêu thiết yếu hàng tháng

  • Lên số tiền mục tiêu cho quỹ dự phòng

  • Bắt đầu với những khoản nhỏ, nếu đang trả nợ thì ưu tiên trả nợ truóc

  • Cân nhắc, liệt kê các tình huống xấu có thể xảy ra sau này và cần phải sử dụng đến quỹ.

  • Mở tài khoản dành riêng cho quỹ dự phòng

  • Ưu tiên tiết kiệm cho quỹ dự phòng trước hết, nếu đã giải quyết xong nợ

Những điều nên làm:

  • Trích một khoản cố định mỗi tháng

  • Thực hiện đều đặn

  • Tách bạch quỹ dự phòng so với các quỹ khác như quỹ đầu tư, quỹ cho đi,... 

  • Liệt kê rõ ràng những tình huống sẽ được dùng quỹ dự phòng

Không nên: 

  • Dùng quỹ dự phòng tài chính cho những khoản không nằm trong danh sách khẩn cấp đề ra

  • Cảm thấy áp lực

8. Một số lưu ý khi lập quỹ dự phòng tài chính

Để lập kế hoạch quỹ dự phòng tài chính thành công, bạn có thể tham khảo một số lời khuyên từ chuyên gia sau:

  • Theo dõi việc thực hiện kế hoạch và hiểu từng giai đoạn diễn ra giúp bạn chủ động vượt qua những trở ngại hợp lý và tiến nhanh tới mục tiêu cuối cùng của mình.

  • Sử dụng công cụ tài chính trên điện thoại, máy tính để trực quan hơn về các khoản chi tiêu và quỹ dự phòng. 

  • Bám sát kế hoạch, tránh trì hoãn và đừng bỏ cuộc.

  • Không ngừng nghe chia sẻ từ các chuyên gia tài chính để củng cố thêm niềm tin tích lũy cũng như có những định hướng tiết kiệm rõ ràng cho mình. 

Trên đây,  là toàn bộ thông tin về quỹ dự phòng tài chính cá nhân. Bạn chỉ cần trích một khoản nhỏ của mình vào hàng tháng, sau một vài năm bạn sẽ thấy rằng những khoản tiền nhỏ này được tích lũy lại được rất nhiều. Từ đó trở đi, đối với mọi dự án hoặc vấn đề bạn gặp phải, bạn sẽ không cần phải đau đầu suy nghĩ xem vay ở đâu, lãi vay như thế nào,… Đặc biệt, bạn sẽ không bị dính vào những khoản nợ nặng lãi khiến bản thân rơi vào vòng xoáy nợ nần.

>>> Xem thêm: Đầu tư - quỹ quan trọng nhất trong quản lý tài chính cá nhân

 

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

Tin liên quan