Tháp tài sản là gì? Cách xây dựng tháp tài sản quản trị tài chính cho genZ

Tháp tài sản, quản trị tài chính cho gen Z bao gồm 5 tầng: tài sản vô hình, tài sản bảo vệ, tài sản tạo thu nhập, ... Chi tiết hơn về các tầng mời bạn xem ngay bài viết sau!

Khi nào là thời điểm thích hợp để Gen Z bắt đầu xây dựng nền tảng tài chính cá nhân? Tốt nghiệp cấp 3, tốt nghiệp đại học, hay khi có một công việc ổn định? Không có mốc thời gian cụ thể, bạn luôn có thể bắt đầu bất cứ lúc nào bằng cách xây dựng tháp tài sản. Vậy tháp tài sản là gì? Làm thế nào để xây dựng một tháp tài sản? Hãy cùng tìm hiểu trong bài luận bên dưới để rõ hơn nhé.

1. Tháp tài sản là gì? Các tầng tháp tài sản 

Tháp tài sản hay tháp tài chính là mô hình phân bổ tài sản theo kim tự tháp bao gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau tạo thành một nền tảng tài chính vững mạnh. Theo chiều từ dưới lên, thời gian tích lũy giảm xuống và mức độ mạo hiểm sẽ tăng cao.

Tầng dưới cùng là tài sản an toàn nhất và tạo nền tảng vững chắc cho tháp tài sản, được sử dụng để đảm bảo tiêu chuẩn cho mức sống cơ bản. Những tầng cao hơn ở trên thường là các khoản đầu tư mạo hiểm, có thể giúp tăng khối lượng tài sản trong tương lai.

Thông thường, các tháp tài sản được chia 3 ba tầng bao gồm tài sản phòng vệ, tài sản tích sản và tài sản đầu cơ. Tuy nhiên, với tình hình hiện tại, chúng ta có thể chia nó thành 5 tầng gồm tài sản tăng trưởng, tài sản vô hình, tài sản bảo vệ, tài sản tạo thu nhập, tài sản mạo hiểm.

tháp tài sản là gì

Tháp tài sản hay tháp tài chính là mô hình phân bổ tài sản theo kim tự tháp 

1.1.Tài sản vô hình

Tài sản vô hình thuộc lớp dưới cùng của tháp tài sản, là tài sản không nhìn thấy được nhưng nó có thể chuyển đổi thành tài sản hữu hình. Tài sản vô hình là kiến ​​thức, kỹ năng, kinh nghiệm, thương hiệu cá nhân và các mối quan hệ. Tất cả những điều này cần một thời gian dài để tích lũy.

Có thể nói tài sản vô hình là loại tài sản quan trọng nhất của con người. Khi chúng ta càng có nhiều tài sản vô hình thì cơ hội tạo ra tài sản hữu hình sẽ càng nhiều.

>>> Đầu tư nhận lãi suất lên tới 18%/năm, ngay tại đây:

VUI LÒNG NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN TƯ VẤN
Nếu bạn không có nhu cầu đầu tư mà muốn vay tiền tại Tima vui lòng đăng ký tại đây.

1.2.Tài sản bảo vệ

Những tài sản này mang lại cho bạn sự an toàn, yên tâm và đề phòng trước những rủi ro trong tương lai. Trong suốt cuộc đời, bạn không thể chắc chắn rằng bạn sẽ mãi có đủ sức khỏe để làm việc và kiếm tiền và cũng không ai có thể chắc chắn rằng bạn sẽ sống một cuộc sống thanh thản và bình yên từ khi chào đời cho đến khi nhắm mắt xuôi tay.

Vì vậy bạn cần có cho mình một khoản dự phòng cho những trường hợp xấu có thể xảy ra sau này. Những tài sản này cần có tính thanh khoản cao và ổn định về giá trị. Chẳng hạn như vàng, bảo hiểm, bất động sản, tiền tiết kiệm dài hạn, quỹ dự trữ, quỹ hưu trí,...

1.3.Tài sản tạo thu nhập

Đúng như tên gọi, tài sản tạo ra thu nhập mang lại cho bạn thu nhập ổn định hàng tháng và hàng năm. Đó là tiền lương, tiền tiết kiệm ngắn hạn, chứng chỉ tiền gửi, chứng chỉ quỹ, trái phiếu,...

1.4.Tài sản tăng trưởng

Những tài sản này có thể mang lại cho bạn lợi nhuận lớn hơn số vốn của bạn, nhưng dễ có nguy cơ mất tiền. Tài sản tăng trưởng mà bạn quan tâm có thể là bất động sản, đất đai, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, ...

1.5.Tài sản mạo hiểm

Đây là đỉnh của tháp tài sản và thường là tài sản có rủi ro cao, có cơ hội tạo ra lợi nhuận gấp 5 lần so với khoản đầu tư và gấp 10 lần vốn bỏ ra. Nó có thể là cổ phiếu, chứng khoán phát sinh, bất động sản nghỉ dưỡng, tiền điện tử,…

Tuy nhiên, nó không phải là thứ bắt buộc phải có trong danh mục tài sản của mỗi cá nhân. Bạn chỉ nên xây dựng lớp tài sản mạo hiểm khi các lớp cơ bản được xây dựng và hoạt động ổn định.

2. Đặc điểm tháp tài sản

đặc điểm tháp tài sản

Tháp tài sản - một mô hình định hướng lý tưởng cho cá nhân 

Mô hình tháp tài sản có một vai trò định hướng quan trọng. Một tháp tài sản cá nhân được xây dựng rõ ràng sẽ giúp bạn có thể thấy lộ trình bạn cần thực hiện để đảm bảo sự giàu có của bạn tăng trưởng theo các mục tiêu đề ra.

Trong quá trình xây dựng tháp tài sản của mình, các cá nhân và nhà đầu tư sẽ biết rõ con đường đi đến thành công. Tránh nóng vội tích lũy tài sản mà lên kế hoạch phân bổ đầu tư và tích lũy một cách thông minh. Khi các lớp tài sản cơ bản vững chắc, nó sẽ trở thành đòn bẩy giúp nhà đầu tư trở nên mạnh mẽ hơn khi tiến lên các tầng cao hơn.

Tuy nhiên, dù được đánh giá cao nhưng đây cũng chỉ là một trong những cách quản lý tài chính cá nhân, nếu cảm thấy chưa phù hợp bạn có thể lựa chọn các hình thức khác.

3. Tháp tài sản dùng để làm gì?

Tháp tài sản được chia thành các tầng riêng biệt có chiều rộng khác nhau. Mức độ ưu tiên và tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản của bạn được thể hiện rõ ràng thông qua diện tích mỗi tầng. Xây dựng một tháp tài sản có thể giúp bạn quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả và tạo ra một kế hoạch tài chính ổn định cho hiện tại và tương lai.

Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân đóng vai trò rất quan trọng đối với mỗi chúng ta. Được trang bị kỹ năng này, bạn có thể cân đối chi tiêu và đầu tư cho cuộc sống của mình mà không phải lâm vào cảnh dày túi vào đầu tháng, cuối tháng gặp chuyện bất ngờ thì không có tiền để dùng.

Nếu bạn đã từng kiếm tiền nhưng không biết cách sắp xếp chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư hợp lý thì  sau khi xây dựng một tháp tài sản, bạn sẽ biết cách phân phối thu nhập của mình đến đúng nơi, đúng chỗ. Từ đó, giúp bạn xây dựng cho bản thân nền tảng tài chính vững chắc cho tương lai.

4. 4 lợi ích tuyệt vời khi áp dụng tháp tài sản đúng cách

4 lợi ích tháp tài sản

Những lợi ích khi áp dụng tháp tài sản

  • Đầu tiên, khi bạn nhìn vào tháp tài sản này sẽ thấy một con đường tương đối rõ ràng được vạch ra để đi đến sự ổn định tài chính. Công việc của bạn không phải là làm giàu nhanh chóng hay liên tục tìm kiếm những cơ hội đầu tư “may rủi” mà chỉ cần xây dựng từng phần, sắp đặt từng khu vực trên tháp tài sản của mình.
  • Thứ hai, tháp tài sản nhắc nhở bạn rằng, mọi người ai cũng đều phải đi từ thấp lên cao, bạn cần phải vững ở những lớp tài sản cơ bản nhất trước khi có thể lên cấp độ cao hơn.

  • Thứ ba, tháp tài sản này cũng nêu bật mức độ rủi ro trong từng loại tài sản. Từ dưới lên trên, mức độ rủi ro sẽ tăng dần. Cụ thể, ở tầng tài sản bảo vệ, để đảm bảo sự sống còn của mình, nên để tài sản lớp đó ở mức an toàn nhất.

  • Thứ tư, mỗi tài sản, mỗi “căn phòng” của tòa tháp tài sản này đều có một ý nghĩa cụ thể đối với cuộc sống của bạn. Khi bạn có tư duy này, bạn sẽ loại bỏ được sự mông lung trong việc tiết kiệm và đầu tư.

5. Ưu điểm và nhược điểm của tháp tài sản

Để áp dụng tháp tài sản vào việc quản lý tài chính, bạn cần hiểu rõ ưu và nhược điểm của loại tháp này.

ưu nhược điểm tháp tài sản

Xây dựng tháp tài sản tuần tự để tránh những hạn chế nhỏ có thể xảy ra 

5.1.Ưu điểm

  • Đầu tiên, tháp tài sản cho bạn biết những tài sản nào có thể được phân chia vào phần nào và cách xây dựng sự ổn định tài chính. Từ đó, giúp bạn biết cách phân bổ nguồn tài chính hợp lý trong từng tình huống, biết nên ưu tiên dự án nào trước, dự án nào sau.

  • Tháp tài sản nhắc bạn nên dành nhiều thời gian hơn cho tài sản ở tầng dưới trước. Khi chân tháp vững chắc và ổn định, hãy chuyển sang cấp độ tiếp theo vì càng lên cao, mức độ rủi ro càng lớn. 

  • Nếu các phần cơ bản chưa chắc chắn mà bạn đã đầu tư vào phần đỉnh, nếu có rủi ro xảy ra bạn có thể mất tất cả và gặp rắc rối về tài chính.

  • Với tháp tài sản, các khoản tiết kiệm và đầu tư của bạn sẽ rõ ràng hơn. Bạn sẽ không mất nhiều thời gian để quyết định tiết kiệm hoặc đầu tư với một số tiền cụ thể. Với lộ trình phát triển của tháp tài sản, tiềm năng và nguồn tài chính của bạn sẽ lớn lên từng ngày.

5.2.Nhược điểm

Mô hình này có hạn chế là không quy định rõ giới hạn mỗi tầng. Khi nào thì các lớp cơ sở như tài sản vô hình, tài sản bảo vệ và thu nhập mới đủ ổn định để phát triển lên cấp độ tiếp theo?

Do đó, những người sử dụng nó phải tự cân đối tài sản của họ. Quá trình này có thể xảy ra nhầm lẫn và làm cho tháp tài sản không được bền vững.

6. Cách xây dựng tháp tài sản bền vững dành cho Gen Z

Ngày nay, thế hệ Gen Z đời đầu đã trưởng thành và tự kiếm được thu nhập cho bản thân. Đã đến lúc các bạn nên suy nghĩ về việc quản lý tài chính cá nhân của mình. Mô hình tháp tài sản chính là lựa chọn cơ bản nhất mà bạn có thể sử dụng để quản lý tài chính của mình.

6.1.Nguyên tắc để xây dựng tháp tài sản

Khi xây dựng một tòa tháp tài sản, bạn cần tuân theo hai nguyên tắc:

  • Xây dựng từ dưới lên: Xây dựng tháp tài sản cũng giống như xây một ngôi nhà, nếu nền móng vững chắc thì ngôi nhà sẽ vững chắc. Vì vậy, tháp cũng cần được xây dựng theo lộ trình, từ dưới lên trên, lớp dưới kiên cố sau đó mới đến lớp trên.

  • Đáy tháp càng rộng càng tốt: Đáy tháp là lớp tài sản vô hình, nơi tích lũy tài sản sớm và lớn nhất trong tháp. Đây là lớp quan trọng nhất, quy mô của tài sản vô hình tỷ lệ thuận với quy mô phát triển tài sản sau này của bạn.

6.2.Các bước xây dựng tháp tài sản

các bước xây dựng tháp tài sản

Cách xây dựng một tháp tài sản bền vững dành cho Gen Z

Tương ứng với 5 tầng của tòa tháp này, các bước xây dựng tháp tài sản như sau:

Bước 1: Lớp tài sản vô hình

Tài sản vô hình là thứ bạn cần học hỏi, rèn luyện và tích lũy trong suốt cuộc đời, từ lúc nhận thức được cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Nó được tích lũy trong trường học và trong cuộc sống. Chính kiến ​​thức và kinh nghiệm này là nguồn phí vô hạn để bạn tạo ra các loại tài sản hữu hình khác. Bạn càng có nhiều tài sản vô hình thì quy mô tài sản hữu hình của bạn càng lớn.

Bước 2: Lớp tài sản bảo vệ

Với lớp tài sản bảo vệ, bạn phải có một khoản dự phòng, ít nhất khi ốm đau hoặc không đi làm được bạn vẫn có tiền trang trải sinh hoạt và tiền viện phí cho mình. Với số tiền dự trữ này, bạn có thể gửi tiền tiết kiệm, mua vàng, bất động sản hoặc mua bảo hiểm sức khỏe, nhân thọ.

Nhiều người cho rằng khi còn trẻ thì không cần nghĩ đến lương hưu mà cứ sống thoải mái là được. Tuy nhiên, tiền lương hưu cũng nên được chuẩn bị từ sớm để bạn yên tâm hơn sau này. Với mức lương hưu này, bạn có thể đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, một số bảo hiểm khác có phần tiết kiệm lương hưu hoặc tự lập một quỹ hưu trí riêng cho bản thân.

Bước 3: Lớp tài sản tạo thu nhập

Trong phân lớp này, bạn nên tìm kiếm các tài sản mang lại cho bạn dòng tiền thụ động mỗi tháng. Ưu tiên các tài sản tạo ra lợi nhuận thường xuyên, chẳng hạn như tiền gửi tiết kiệm, quỹ mở, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ, chứng chỉ tiền gửi.

Bước 4: Lớp tài sản tăng trưởng

Bắt đầu với lớp tài sản tăng trưởng này, bạn sẽ chuyển sang các tài sản mang lại lợi nhuận cao hơn và rủi ro cũng cao hơn khi đã qua 3 lớp an toàn của tháp tài sản. Ở Việt Nam, loại tài sản tăng trưởng phổ biến nhất là chứng khoán, đặc biệt là cổ phiếu. Bất kể bạn chọn cổ phiếu nào, bạn phải luôn nhớ rằng kỳ vọng thu được lợi nhuận cao luôn tỷ lệ thuận với rủi ro tương ứng.

Bước 5: Lớp tài sản mạo hiểm

Cuối cùng, ở trên chóp của tháp tài sản là lớp tài sản mạo hiểm. Đó là một phần nhỏ trong số vốn đầu tư mạo hiểm của bạn và nó gần giống như "được ăn cả, ngã về không". Thường sẽ là đầu tư chứng khoán, đầu tư tiền điện tử,...

Vì là hình thức đầu tư có rủi ro cao nên bạn cần cân nhắc kỹ về nguồn vốn đầu tư cho loại tài sản này. Bạn chỉ nên đầu tư khoảng 5% - 7% tài sản của mình vì nếu không may mắn để mất tất cả, con số này sẽ không khiến bạn quá rắc rối về tài chính. 

Trên đây là những thông tin từ A-Z về tháp tài sản, quản trị tài chính cho genZ. Hy vọng rằng với những lời khuyên trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách quản trị tài chính này cũng như có những bước làm chủ tài chính tốt nhất cho mình. 

 

ÐĂNG KÝ VAY NHANH
500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

Tin liên quan